TAND huyện H. (Phú Yên) vừa xử sơ thẩm một vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện này. Vụ án có tình tiết khá hy hữu là ngân hàng chỉ yêu cầu bị cáo đền tổng cộng bảy triệu đồng, tòa lại phán quyết gấp gần 14 lần! Nghịch lý ở chỗ tòa bắt bị cáo trả cho ngân hàng nhiều tiền như thế nhưng ngân hàng lại… không chịu và đang kháng cáo yêu cầu cấp phúc thẩm xem lại!
Vay tiền rồi bỏ trốn
Theo hồ sơ, ngày 16-12-1994, Lê Văn Định vay của ngân hàng năm triệu đồng bằng hình thức vay tín chấp. Nửa năm sau, Định thế chấp cho ngân hàng một máy cày, một căn nhà mái ngói tường ván, nền đất có diện tích 6 x 8 m để vay tiếp 25 triệu đồng.
Để tạo điều kiện cho hộ vay có phương tiện sản xuất, ngân hàng đã cho Định mượn lại tài sản thế chấp là chiếc máy cày và chỉ giữ giấy tờ xác định quyền sở hữu máy. Hơn một năm sau, Định đem máy cày bán cho người khác được 35 triệu đồng rồi cùng vợ con bỏ trốn khỏi địa phương, để lại món nợ 30 triệu đồng.
Tháng 7-1997, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện H. đã khởi tố Định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa theo Điều 135 BLHS năm 1985, đồng thời ra quyết định truy nã. Sau hơn 11 năm trốn tránh pháp luật, tháng 8-2008, Định đã quay về, ra Công an huyện H. đầu thú.
Ngân hàng chỉ đòi bảy triệu đồng
Tại phiên xử sơ thẩm vừa qua của TAND huyện H., về phần dân sự, đại diện ngân hàng đã đề nghị tòa buộc bị cáo Định có trách nhiệm trả cho ngân hàng bảy triệu đồng tiền gốc và tiền lãi.
Theo đại diện ngân hàng, sở dĩ ngân hàng chỉ yêu cầu như vậy vì năm 2004, gia đình Định đã đem 10 triệu đồng trả khoản vay đầu tiên của Định (năm triệu đồng tiền gốc cộng lãi phát sinh năm triệu đồng). Còn đối với khoản vay thứ hai của Định (25 triệu đồng), năm 2003 (hơn sáu năm sau khi Định bỏ trốn), ngân hàng đã phối hợp cùng UBND xã nơi Định thường trú thanh lý tài sản mà Định để lại là nhà ở và 1.200 m2 đất thổ cư, thu được 18 triệu đồng. Ngân hàng đã dùng số tiền này khấu trừ số nợ gốc trong số 25 triệu đồng mà Định đã vay. Vì vậy, theo ngân hàng, Định chỉ còn nợ bảy triệu đồng mà thôi.
Tòa bảo phải trả 97 triệu đồng
Tuy nhiên, TAND huyện H. không đồng ý với ngân hàng trong việc tính nợ như trên. Cụ thể, tòa không chấp nhận trừ 18 triệu đồng mà ngân hàng thu được qua việc phát mại nhà ở và đất thổ cư của Định vào khoản vay 25 triệu đồng. Theo tòa, Định chỉ thế chấp máy cày, nhà ở nhưng ngân hàng lại thanh lý cả đất thổ cư là không đúng với tài sản thế chấp; quy trình thanh lý chưa đúng trình tự, thủ tục quy định. Do đó, tòa không xem xét, giải quyết ngay trong vụ án này mà sẽ xem xét, giải quyết bằng một vụ án khác.
Cuối cùng, về phần hình phạt, xét thấy Định có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tòa chỉ tuyên phạt bị cáo chín tháng án treo về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 140 BLHS 1999. Riêng phần dân sự, tòa tuyên buộc Định phải hoàn trả cho ngân hàng 25 triệu đồng tiền gốc và hơn 72 triệu đồng tiền lãi, tổng cộng hơn 97 triệu đồng.
“Không muốn” được trả nhiều (!)
Theo lẽ thông thường, khi được tòa bắt bị cáo phải trả nợ gấp nhiều lần đề nghị của mình như trên thì phía ngân hàng phải hài lòng mới đúng. Nhưng không, hiện ngân hàng đã kháng cáo đề nghị tòa phúc thẩm xem xét lại phần trách nhiệm dân sự trong bản án sơ thẩm.
Có chuyện này bởi nếu dựa vào bản án sơ thẩm thì việc ngân hàng phát mại 1.200 m2 đất thổ cư của bị cáo là hoàn toàn sai. Như vậy, một khi bị cáo kiện đòi bồi thường thì ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm. Việc trả lại đất cũ cho bị cáo là rất rắc rối vì đã thanh lý cho người khác từ sáu năm trước. Còn nếu tính ra tiền, với 1.200 m2 đất thổ cư theo giá thị trường hiện nay ở huyện H., chưa biết sau khi khấu trừ qua lại, bị cáo và ngân hàng ai nợ ai…
SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM
Vay tiền rồi bỏ trốn
Theo hồ sơ, ngày 16-12-1994, Lê Văn Định vay của ngân hàng năm triệu đồng bằng hình thức vay tín chấp. Nửa năm sau, Định thế chấp cho ngân hàng một máy cày, một căn nhà mái ngói tường ván, nền đất có diện tích 6 x 8 m để vay tiếp 25 triệu đồng.
Để tạo điều kiện cho hộ vay có phương tiện sản xuất, ngân hàng đã cho Định mượn lại tài sản thế chấp là chiếc máy cày và chỉ giữ giấy tờ xác định quyền sở hữu máy. Hơn một năm sau, Định đem máy cày bán cho người khác được 35 triệu đồng rồi cùng vợ con bỏ trốn khỏi địa phương, để lại món nợ 30 triệu đồng.
Tháng 7-1997, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện H. đã khởi tố Định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa theo Điều 135 BLHS năm 1985, đồng thời ra quyết định truy nã. Sau hơn 11 năm trốn tránh pháp luật, tháng 8-2008, Định đã quay về, ra Công an huyện H. đầu thú.
Ngân hàng chỉ đòi bảy triệu đồng
Tại phiên xử sơ thẩm vừa qua của TAND huyện H., về phần dân sự, đại diện ngân hàng đã đề nghị tòa buộc bị cáo Định có trách nhiệm trả cho ngân hàng bảy triệu đồng tiền gốc và tiền lãi.
Theo đại diện ngân hàng, sở dĩ ngân hàng chỉ yêu cầu như vậy vì năm 2004, gia đình Định đã đem 10 triệu đồng trả khoản vay đầu tiên của Định (năm triệu đồng tiền gốc cộng lãi phát sinh năm triệu đồng). Còn đối với khoản vay thứ hai của Định (25 triệu đồng), năm 2003 (hơn sáu năm sau khi Định bỏ trốn), ngân hàng đã phối hợp cùng UBND xã nơi Định thường trú thanh lý tài sản mà Định để lại là nhà ở và 1.200 m2 đất thổ cư, thu được 18 triệu đồng. Ngân hàng đã dùng số tiền này khấu trừ số nợ gốc trong số 25 triệu đồng mà Định đã vay. Vì vậy, theo ngân hàng, Định chỉ còn nợ bảy triệu đồng mà thôi.
Tòa bảo phải trả 97 triệu đồng
Tuy nhiên, TAND huyện H. không đồng ý với ngân hàng trong việc tính nợ như trên. Cụ thể, tòa không chấp nhận trừ 18 triệu đồng mà ngân hàng thu được qua việc phát mại nhà ở và đất thổ cư của Định vào khoản vay 25 triệu đồng. Theo tòa, Định chỉ thế chấp máy cày, nhà ở nhưng ngân hàng lại thanh lý cả đất thổ cư là không đúng với tài sản thế chấp; quy trình thanh lý chưa đúng trình tự, thủ tục quy định. Do đó, tòa không xem xét, giải quyết ngay trong vụ án này mà sẽ xem xét, giải quyết bằng một vụ án khác.
Cuối cùng, về phần hình phạt, xét thấy Định có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tòa chỉ tuyên phạt bị cáo chín tháng án treo về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 140 BLHS 1999. Riêng phần dân sự, tòa tuyên buộc Định phải hoàn trả cho ngân hàng 25 triệu đồng tiền gốc và hơn 72 triệu đồng tiền lãi, tổng cộng hơn 97 triệu đồng.
“Không muốn” được trả nhiều (!)
Theo lẽ thông thường, khi được tòa bắt bị cáo phải trả nợ gấp nhiều lần đề nghị của mình như trên thì phía ngân hàng phải hài lòng mới đúng. Nhưng không, hiện ngân hàng đã kháng cáo đề nghị tòa phúc thẩm xem xét lại phần trách nhiệm dân sự trong bản án sơ thẩm.
Có chuyện này bởi nếu dựa vào bản án sơ thẩm thì việc ngân hàng phát mại 1.200 m2 đất thổ cư của bị cáo là hoàn toàn sai. Như vậy, một khi bị cáo kiện đòi bồi thường thì ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm. Việc trả lại đất cũ cho bị cáo là rất rắc rối vì đã thanh lý cho người khác từ sáu năm trước. Còn nếu tính ra tiền, với 1.200 m2 đất thổ cư theo giá thị trường hiện nay ở huyện H., chưa biết sau khi khấu trừ qua lại, bị cáo và ngân hàng ai nợ ai…
SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM