• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Ngắm những báu vật đắt giá của Tử Cấm Thành.

Kaila_Kaila

New member
Xu
0
Chúng đã được làm từ tay những người thợ giỏi nhất, được sửa đi sửa lại rất nhiều lần cho tới khi hoàng đế hài lòng mới được đưa vào sử dụng.

images640177_1.jpg
Cốc Càn Long được coi là một kiệt tác. Cốc cao 12,5 cm, đường kính 8 cm. Cốc được dùng trong dịp cúng đêm giao thừa cầu nguyện cho con thuyền đất nước mang lại hòa bình và thịnh trị cho người dân.
images640178_2.jpg
Cao 3.3cm, đường kính 19.2cm, một tác phẩm sơn mài được để lại từ nhà Nguyên.
images640179_3.jpg
Cốc ngọc do Càn Long để lại có chiều cao 7,9 cm, đường kính 12,8 cm có trang trí nổi hình rồng đang bay giữa các đám mây phía trên các dòng nước.
images640180_4.jpg
Cốc tráng men sáng màu xanh, vàng, trắng, đỏ và tím hoa cúc với tai được trang trí bằng hình vòi voi. Cốc cao 13,9 cm, đường kính miệng cốc 16 cm, đường kính chân cốc 13,5 cm.
images640181_5.jpg
Tranh vẽ tỉ mỉ một góc kinh thành (nay là Khai Phong) nhộn nhịp của triều đại Bắc Tống. Trong bức tranh có hình ảnh của 500 người dân mặc những bộ trang phục hoàn toàn khác nhau, dáng vẻ khác nhau và đang tham gia các hoạt động hoàn toàn khác nhau. Tranh được làm bằng lụa, có chiều dài 528,7 cm, rộng 24,8 cm.
images640182_6.jpg
Một bức thư cổ của nhà Thanh
images640183_7.jpg
Đồng hồ mạ vàng cao 185 cm, đáy rộng 102 cm, đỉnh rộng 70 cm, quà tặng sinh nhật của Hoàng đế Càn Long
images640184_8.jpg
Tranh thêu dài 104 cm, rộng 36 cm là một bức tranh thêu được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật và là một tác phẩm điển hình cho thấy kỹ thuật thêu cổ của Trung Quốc.
images640186_9.jpg
Bình cổ tráng men màu đỏ cao 20,8 cm, đường kính miệng 6,1 cm, đường kính chân 9,1 cm, là vật dụng của Hoàng đế Khang Hy. Hai bên đế lọ có hai chiếc lỗ dùng để xỏ dây treo trên tường.
images640187_10.jpg

Bình cổ cao 45.5cm, chiều rộng 38cm, đường kính 33,6 × 33.4cm, trọng lượng 21.5kg. Cổ, thân và đáy bình được ghép từ 8 mảnh và trang trí bằng các hình của động vật. Bình rượu được sử dụng phổ biến vào những năm đầu thời kỳ Xuân Thu và hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Cung điện ở tỉnh Đài Bắc.
__Sưu Tầm__
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top