Nêu và nhận xét vê nội dung Hiệp ước Giáp Tuất 1874.

Trang Dimple

New member
Xu
38
Nêu và nhận xét vê nội dung Hiệp ước Giáp Tuất 1874.

* Hiệp ước Giáp Tuất
bao gồm 22 khoản với các khoản chính sau:


Điều 2: “Tổng thống nước cộng hòa Pháp thừa nhận chủ quyền của vua An Nam và quyền hoàn toàn độc lập của nhà vua đối với tất cả các cướng quốc khác, hứa giúp đỡ nhà vua, và hễ khi nhà vua yêu cầuthì, không đòi tổn phí, Pháp sẵn sàng giúp nhà vua để giữ gìn trật tự và an ninh trong nước, để bảo vệ nhà vua khỏi một cuộc tiến công và để tiêu diệt kẻ cướp đường phá hoại một phần duyên hải của vương quốc”.

Nói một cách khác hơn, Pháp có thể lấy cớ đánh giặc bể và gìn giữ trị an giùm mà đem binh vào Trung Bắc nhất là Bắc, điều ấy chúng sẽ tự tiện làm về sau, lúc chúng quyết định chinh phục cả nước Việt Nam, chúng sẽ viện cớ là đem quân vào đánh quân Lưu Vĩnh Phúc. Theo điều 2 này, Tự Đức đã mất một phần quyền nội chính. Hơn nữa câu “Độc lập của nhà vua đối với tất cả các cường quốc” trong trí của Pháp, có ý nghĩa là Tự Đức được coi như là hoàn toàn không tùy thuộc gì đối với triều đình Bắc Kinh.

Điều 3: “Để trả ơn cho sự bảo hộ đó, nhà vua An Nam cam kết là chính sách ngoại giao của Pháp, nhà vua cũng cam kết không thay đổi trong quan hệ ngoại giao hiện tại”.

Nhà vua không được kí thương ước với nước nào trái với ý muốn của Pháp mà không cho Pháp biết trước.

Như hết là nếu thi hành hòa ước 1874 thì, về mặt ngoại, triều đình Tự đức đã làm chư hầu của Pháp rồi. Và thị trường Việt Nam bị bắt đầu thành ra nơi giành riêng cho tư bản Pháp.

-Điều 4: nói rằng “Pháp sẽ biếu cho Tự Đức 1.000 tay súng, nhưng mỗi khẩu chỉ có 500 viên đạn, 100 đại bác nhưng mỗi khẩu chỉ có 200 viên đạn và 5 tầu máy nhỏ, lẽ tất nhiên đó chỉ là miếng mồi để nhử Tự Đức phải nhận dùng võ quan Pháp để huấn luyện bộ đội, dùng thủy quân Pháp để trong nom tầu, và hơn nữa, dùng chuyên gia về tài chính để tổ chức thuế vụ, dùng giáo sư Pháp để lập trường trung học ở Huế.

Đó là cách hay nhất để nắm tài chính và quân đội”

-Điều 5: Triều đình Huế thừa nhận chủ quyền của Pháp trên tất cả Nam Kì lục tỉnh (Ta nhớ rằng tới nay triều đình chưa thừa nhận việc Pháp chính chiếm chiếm ban tỉnh miền Tây Nam Kì). Điều này thật là quá ý muốn của Đuy-pơ-rê, tên này nghĩa rằng có thể “trả” lại ba tỉnh miền Tây nếu Tự Đức nhận kí hiệp ước đặt quyền bảo hộ của Pháp.

-Điều 8: Nói rằng triều đình Huế phải ân xá tất cả những người Việt Nam đã cộng tác với Pháp

-Điều 9: Triều đình thừa nhận quyền tự do đi lại truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây, vào làng ra xóm khỏi phải trình, quyền tự do theo đạo và làm lễ của người Việt Nam, triều đình không được thống kê người theo đạo, người theo đạo được quyền đi thi cử, được quyền làm các chức vụ, triều đình không được dùng lời lẽ thóa mạ công giáo. Họ đạo có quyền lập nhà thờ trường học,…

Bằng 8 điều này, thực dân pháp tiếp tục chuẩn bị những điều kiện chính trị để hành động mạnh hơn khi có thời cơ thuận lợi hơn nay.

-Điều 11: Triều đình cam kết mở cảng Thị Nại (Quy Nhơn) ở Bình Định, Ninh Hải (tức Hải Phòng), ở Hải Dương mở thương cảng Hà Nội, mở sông Nhị Hà. Và tùy theo tình thế về sau, sẽ mở thêm nhiều sông rạch và thương cảng khác

Điều 12: Ở các tỉnh thành đã kể trên, người Pháp được tự do làm thương mại hay kỹ nghệ mà triều đinh phải cung cấp đất cát cho họ cất kho làm nhà. Họ được tự do buôn bán với Vân Nam, được tự do mướn người Việt Nam vào các công việc của họ

-Điều thứ 13: Ở mỗi nơi khai phóng cho thương mại thì người lãnh sự hay viên đại lý Pháp có quyền tối đa 100 quân lính riêng

Như thế Pháp có khả năng có nhiều quân ở Trung Bắc hơn là hồi Gác-nhê hoành hành.

-Điều thứ 15: Người Pháp hay người ngoại quốc nào muốn đi vào nội địa Việt Nam phải có giấy thông hành của Pháp cho, và họ không có quyền buôn bán, nếu buôn bán thì hàng hóa bị tịch thu.

Rõ ràng là Pháp muốn dành hẳn thị trường này cho Pháp, Pháp cố ngăn trở không cho triều đình Huế giao thiệp với nước khác trừ nước Pháp.

-Điều thứ 16 : Có sự kiện cáo của người Việt Nam và người Pháp tòa án Việt Nam không có quyền tự ý xử người Pháp, và ngay trên đất Trung và Bắc của Việt Nam, người Việt Nam và người Pháp có gì xung đột nhau thì chỉ có tòa án Pháp có quyền phân xử mà thôi. Đó là nhận quyền trị ngoại, đó là cầm cố chủ quyền của đất nước rồi.

NHẬN XÉT

- Theo Hiệp ước 1874, triều Huế nhượng hẳn 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp, Việt Nam “chiểu” theo đường lối ngoại giao của Pháp, Pháp được tự do buôn bán và được đóng quân tại những vị trí then chốt ở Bắc Kì.


- Qua Hiệp ước, Pháp đã đặt được cơ sở chính trị, quân sự, kinh tế ở Bắc Kì, qua đó, đặt cơ sở cho việc xâm chiếm Bắc Kì lần hai.

- Với Hiệp ước 1874, chủ quyền ngoại giao của Việt Nam bị xâm phạm nguyên trọng, là nguyên cớ cho Pháp lợi dụng đánh chiếm Bắc Kì lần hai.

- Về lãnh thổ, chủ quyền triều Nguyễn bị thu hẹp, quyền chiếm đóng của Pháp ở Nam Kì lục tỉnh đã được thừa nhận

- Hiệp ước gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân. Cuộc kháng chiến của nhân dân chuyển sang giai đoạn mới: vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top