Nêu sự thành lập ,các giai đoạn và mục tiêu từng giai đoạn của Asean?

log-lit

New member
Xu
0
Nêu sự thành lập ,các giai đoạn và mục tiêu từng giai đoạn của Asean
cảm ơn nhiều nhé
tớ đang cần gấp:beat_brick:
 
- Sự thành lập: ngày 8-8-1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á dc thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

-Mục tiêu: phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước, tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên tinh thần duy trì và ổn định khu vực, xây dựng mối quan hệ hòa bình hữu nghị, đặt hai chữ "hòa bình" là trên hết.


- Các giai đoạn:

+Trong thời gian đầu, năm 1967-1975, ASEAN là 1 tổ chức non yếu, sự hợp tác trong khu vực còn trong trạng thái khởi đầu, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

+ Từ giữa những năm 70, ASEAN có những bước phát triển mới, đánh dấu bằng việc kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á.

+ Đến năm 1979, do vấn đề Campuchia nên ASEAN có quan hệ đối đầu với 3 nước Đông Dương.

+ Từ cuối những năm 1980 của thế kỷ XX, ASEAN đã chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại, hợp tác, cùng tồn tại hòa bình với 3 nước Đông Dương.
 
. Sự thành lập ASEAN.
Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á có dự định thành lập một tổ chức khu vực nhằm tạo nên sự hợp tác cùng phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học,kĩ thuật và văn hóa, hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn đang tìm mọi cách biến Đông Nam Á thành “sân sau” của họ.

Tháng 8/1967, tại Băng Cốc (Thái Lan) Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập gồm 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philippin; tháng 1/1984 thêm Brunây.


Cơ quan lãnh đạo của ASEAN là Hội nghị ngoại trưởng được tổ chức lần lượt hàng năm ở thủ đô các nước thành viên. Ủy ban thường trực ASEAN đảm nhiệm các công việc giữa hai nhiệm kỳ họp của Hội nghị ngoại trưởng; ngoài ra còn có các ủy ban thường trực, phụ trách những ngành cụ thể với sự tham gia cuar các chuyên gia các nước thành viên.


Hoạt động của ASEAN trải qua hai giai đoạn chính:


+ Từ 1967 đến 1975: ASEAN còn là tổ chức khu vực non yếu, chương trình hợp tác giữa các nước thành viên còn rời rạc.


+ Từ 1976 đến nay: Được bắt đầu bằng Hội nghị cấp cao lần thứ nhất (họp ở Bali (Inđônêxia), tháng 2-1976) mở ra thời kì phát triển mới trong lịch sử các nước ASEAN.


Những năm 1976-1978, ASEAN nhấn mạnh hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên và hình thành cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn.


Từ 1979 do vấn đề Campuchia, quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương là “đối đầu”. Từ cuối thập niên 1980, khi “vấn đề Campuchia” được giải quyết, mối quan hệ đó chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại”, mở ra khả năng mới trong quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực ở khu vực Đông Nam Á. Giữa các nước ASEAN với Việt Nam, Lào, Campuchia đã diễn ra nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi và hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục…Đây cũng là thời kì kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh.


Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN.


Ngày 23/7/1997 ASEAN kết nạp thêm Lào và Mianma.


Từ 30/4/1999, Campuchia là thành viên thứ 10 của tổ chức này. ASEAN đã đạt được những thành tựu to lớn và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo nên những biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế - xã hội các nước thành viên. Mặc dầu có những bước thăng trầm, vai trò quốc tế ASEAN ngày càng tăng.


“Hiệp ước hữu nghị và hợp tác” được ký kết tại Hội nghị cấp cao ở Bali (Inđônêxia, tháng 2.1976) đã nêu mục tiêu của ASEAN là: “Xây dựng những mối quan hệ hòa bình hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực và thiết lập một khu vực hòa bình, tự do trung lập ở Đông Nam Á. Như thế, ASEAN là một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam Á.


Các mốc phát triển lớn của ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc với mục tiêu là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá-xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới.



- Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc với mục tiêu là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá-xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới.

Trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, ASEAN đã chứng tỏ là một tổ chức khu vực năng động, có khả năng thích ứng cao với những biến đổi trong tình hình thế giới và khu vực:

- Năm 1971: trước sự xoay chuyển nhanh chóng cục diện khu vực và thế giới, đặc biệt trong quan hệ giữa các nước lớn, ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN), nhấn mạnh quyết tâm giữ khu vực trung lập, không liên kết, qua đó giữ vững hòa bình, ổn định và an ninh khu vực, hạn chế can thiệp của lực lượng bên ngoài vào công việc nội bộ của khu vực.


- Năm 1976: sau khi Việt Nam thống nhất và các nước Đông Dương khác giành độc lập, Hiệp hội đã ra Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN (hay còn gọi là Tuyên bố Bali I) thể hiện quyết tâm hợp tác khu vực, đồng thời gửi đi tín hiệu thân thiện, hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực thông qua Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC), kêu gọi các quốc gia trong khu vực cùng hợp tác vì hòa bình, an ninh chung của khu vực, giải quyết xung đột, tranh chấp bằng đàm phán hòa bình.


- Năm 1992: Cùng với xu thế thế giới sau Chiến tranh lạnh tập trung vào phát triển kinh tế và thương mại, ASEAN đã ký Hiệp định khung về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA), bắt đầu tiến trình tự do hóa kinh tế khu vực. Cũng trong năm 1992, ASEAN ra Tuyên bố về Biển Đông xác lập nguyên tắc giải quyết các mâu thuẫn ở khu vực này bằng biện pháp hòa bình.


- Từ năm 1993-94: ASEAN bắt đầu mở rộng quan hệ đối ngoại, thúc đẩy đối thoại về an ninh ở khu vực thông qua việc lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tại Hội nghị Bộ truởng ASEAN lần thứ 26 (tháng 7 năm 1993). Diễn đàn ARF đầu tiên đã được tổ chức năm 1994.


- Trong năm 1995: ASEAN có hai bước tiến quan trọng: (1) kết nạp Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995), bắt đầu tiến trình mở rộng ASEAN; (2) ký kết Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), hưởng ứng phong trào giải trừ quân bị đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới sau Chiến tranh lạnh và hiện thực hóa Tuyên bố ZOPFAN.


- Tháng 12/1997 trước viễn cảnh ASEAN sẽ sớm hoàn tất việc mở rộng bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á, mở ra trang sử mới cho khu vực, ASEAN đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020, vạch ra mục tiêu hướng tới một cộng đồng khu vực hòa bình, ổn định, hài hòa và phát triển thịnh vượng.


- Năm 1998: Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội, ASEAN đã thông qua Chương trình hành động Hà Nội (HPA) nhằm triển khai thực hiện Tuyên bố về Tầm nhìn ASEAN 2020 trong 6 năm 1998-2004.


- Ngày 30/4/1999: Cambodia được kết nạp vào ASEAN tại Hà Nội, hoàn tất mục tiêu của ASEAN trở thành một tổ chức khu vực với đầy đủ 10 quốc gia thành viên Đông Nam Á.


- Năm 2002: Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp hoà bình cho vấn đề biển Đông, ASEAN và Trung Quốc ký bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 8 diễn ra ở Phnom Penh.


- Năm 2003: ASEAN tiến một bước nữa trong tăng cường liên kết khu vực khi cho ra đời Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II), xác định mục tiêu thành lập một Cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội.


- Năm 2005: Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lầnđầu tiên được tổ chức tại Kuala Lumpur với sự tham gia của ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand.


- Năm 2007: Hiến chương ASEAN được ký ngày 20 tháng 11 năm 2007 là một bước phát triển quan trọng nhất của ASEAN từ khi thành lập, thông qua việc trao tư cách pháp nhân cho tổ chức ASEAN, tạo nền tảng pháp lý và thể chế để ASEAN xây dựng Cộng đồng. Hiến chương có hiệu lực ngày 15/12/2008.


- Tháng 2/2009 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Hủa hỉn, Thái Lan, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN bao gồm các Kế hoạch tổng thể xây dựng các Cộng đồng trụ cột Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa Xã hội ASEAN.


Xem thêm:


ASEAN

Quan hệ Việt Nam và ASEAN

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top