Nêu những ưu đãi của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu khi nói đến du lịch

Vị trí địa lý: Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong VKT TĐPN, phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp TP. Hồ Chí Minh, phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía nam giáp biển Đông.Tổng chiều dài địa giới trên đất liền: 162km, trong đó có đường địa giới chung với TP. Hồ Chí Minh là 16,33km, với tỉnh Đồng Nai là 116,50km và với tỉnh Bình Thuận là 29,26kmTổng chiều dài bờ biển: 305,4kmVùng thềm lục địa: Trên 100.000 km2Diện tích: 1.975,15 km2Khí hậu: Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, từ tháng 5 đến tháng 10 có gió mùa tây nam, thời gian này là mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500mm, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có gió mùa đông bắc, thời gian này là mùa khô.Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 270 C, số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 2.400 giờ, độ ẩm không khí trung bình khoảng 80%.Tổ chức hành chính: Thành phố Vũng Tàu là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, có thị xã Bà Rịa và 6 huyện (Tân Thành, Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và Côn Đảo).Nguồn lực phát triểnDân số: 1.009.719 người (1/04/2010)Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,28Lao động: 429.686 người
 
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển, sân bay và mạng lưới đường sông thuận lợi. Tỉnh BR-VT có đường địa giới chung với TP.HCM ở phía Tây, với Đồng Nai ở phía Bắc, với Bình Thuận ở phía Đông: khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng. 27[SUP]o[/SUP]C, lượng mưa trung bình hàng năm thấp (khoảng 1.600mm) và phân bố không đồng đều, gần 90% lượng mưa cả năm tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và chỉ hơn 10% tổng lượng mưa tập trung vào mùa khô là các tháng còn lại trong năm.
Vị trí địa lý và khí hậu đã mang lại cho BR-VT nhiều thuận lợi về mặt du lịch đó là: Nằm trong vùng năng động nhất về kinh tế của Việt Nam nên có nhiều thuận lợi trong việc thu hút các nguồn khách du lịch của vùng Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, TP.HCM; Số giờ nắng cao trong năm, nhiệt độ không khí khá ổn định, không có mùa đông và ít bão là các yếu tố tạo cho tỉnh có lợi thế hơn hẳn so với các tỉnh ven biến miền Bắc và miền trung trong phát triến du lịch biển. Bờ biển dài 305,4 km với khoảng 156 km có bãi cát thoai thoải, nước xanh, có thể sừ dụng làm bãi tắm và hình thành các resort cao cấp kết hợp các loại hình du lịch thể thao biển; Côn Đảo là một huyện đảo thuộc Tỉnh với hệ thống 16 hòn đảo lớn nhỏ nằm sát đường hàng hải quốc tế từ châu âu sang châu Á tạo cho BR-VT tiềm năng du lịch biển phong phú. Hệ sinh thái biển và ven biển khá độc đáo, đa dạng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu và Vườn Quốc gia Côn Đảo nhiều loài hải sản đặc sắc thích hợp cho các loại hình du lịch khám phá đại dương như: lặn biển, câu cá, ngắm san hô, câu cá ngừ dại dương, Suối nước nóng Bình Châu với nhiệt độ cao nhất lên đến 80[SUP]0[/SUP]C thích hợp với nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh của du khách, có nhiều núi với địa hình và cảnh quan đẹp trên núi như: Minh Đạm, Núi Dinh, Núi Lớn, Núi Nhỏ có khả năng hình thành các khu du lịch phức hợp qui mô quốc tế. Di tích lịch sử, văn hóa của Bà Rịa-Vũng Tàu đa dạng và chịu ảnh hưởng những mức độ khác nhau của các nền văn hóa lâu đời gắn với biển: Đông Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai. Một phần trong số các di tích lịch sử, văn hóa đều có khả năng khai thác phục vụ du lịch. Nhóm di tích lịch sử, kiến trúc tôn giáo bao gồm các kiến trúc đình, miếu, chùa chiền, nhà thờ ... trong đó có khu Đình Thắng Tam, thích Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịnh Xá, Tượng Chúa Kytô, Bạch Dinh, Trận địa pháo cổ… là các địa điểm tốt để có thể phát triển thành các điểm du lịch lễ hội, tâm linh, nhóm di tích lịch sử, cách mạng và kháng chiến phản ánh quá trình đấu tranh bảo vệ tổ quốc của nhân dân vùng biển trong hai cuộc kháng chiến như: Địa đạo Long Phước, Căn cứ Minh Đạm, Khu căn cứ kháng chiến Bàu Sen, Bến Lộc An với đường Hồ Chí Minh trên biển, địa đạo Kim Long, nghĩa trang Hàng Dương, nhà tù Côn Đảo . . . là những địa danh nổi tiếng phục vụ cho loại hình du lịch tham quan, vê nguồn. Các lễ hội dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của người dân vùng biển cũng đã và đang được duy trì, phát triển thành các lễ hội văn hóa, du lịch, hàng năm thu hút rất đông du khách về hành hương, tế lễ như: Lễ hội Nghinh rước Cá ông (đình thần Thắng Tam), Lệ Cô (Dinh Cô Long Hải), Vía ông, Trùng Cửu (Đạo ông Trần). Các món ăn đặc sản biển của Bà Rịa-Vũng Tàu khá phong phú, đặc sắc, được chế biến tinh tế, đáp ứng nhu cầu thưởng thức cho mọi đối tượng khách du lịch.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top