Chia Sẻ Nêu những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
“Việt Bắc” là bài thơ có giá trị, để viết nên một bài thơ hay như thế, Tố Hữu đã sử dụng những hình thức nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ dân tộc, thơ lục bát.
- Những hình ảnh so sánh ví von, gần với lời ăn tiếng nói của dân tộc.
-
Giọng văn tâm tình, ngọt ngào, tha thiết.
- Ngôn ngữ giàu nhạc điệu như những câu hát giao duyên. Câu hỏi lời đáp giữa hai nhân vật Ta và Mình trong bài thơ thực chất chỉ là một. Đó là sự phân thân, hoá thân của tác giả để cảm xúc được thể hiện một cách tự nhiên, tha thiết.


Nhớ Việt Bắc.jpg
Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Nêu những đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm đó (đoạn trích được học).

Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Tháng 10 năm 1954 cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời căn cứ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Trong không khí buổi tiễn đưa mang tầm vóc lịch sử ấy, Tố Hữu đã xúc động viết bài thơ “Việt Bắc”. “Việt Bắc” trở thành khúc hát ân tình thuỷ chung giữa người miền ngược với người miền xuôi, giữa nhân dân với Đảng, giữa cách mạng với Bác Hồ. “Việt Bắc” là bài thơ có giá trị, để viết nên một bài thơ hay như thế, Tố Hữu đã sử dụng những hình thức nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ dân tộc, thơ lục bát.
- Những hình ảnh so sánh ví von, gần với lời ăn tiếng nói của dân tộc.
- Giọng văn tâm tình, ngọt ngào, tha thiết.
- Ngôn ngữ giàu nhạc điệu như những câu hát giao duyên. Câu hỏi lời đáp giữa hai nhân vật Ta và Mình trong bài thơ thực chất chỉ là một. Đó là sự phân thân, hoá thân của tác giả để cảm xúc được thể hiện một cách tự nhiên, tha thiết.


Theo Tiền Phong
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
- Cấu tứ: mang đậm tính chất ca dao, dân ca với hai nhân vật trữ tình “ta với mình”
- Lối đối đáp của ca dao- dân ca: ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, mang đậm lời ăn tiếng nói của nhân dân
- Giọng thơ: trữ tình sâu lắng​
 
Vài nét về tiểu sử:
– Tố Hữu ( 1920- 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
– Quê quán: xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
– Thời thơ ấu: Tố Hữu sinh ra trong một gia đình Nho học ở Huế – mảnh đất thơ mộng, trữ tình còn lưu giữ nhiều nét văn hoá dân gian.
– Thời thanh niên: Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân
– Thời kỳ sau CM tháng Tám: Tố Hữu đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hoá văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
Những nhân tố tác động đến con đường thơ của Tố Hữu:
– Quê hương: sinh ra và lớn lên ở xứ Huế, một vùng đất nổi tiếng đẹp, thơ mộng, trầm mặc với sông Hương, núi Ngự, đền đài lăng tẩm cổ kính,… và giàu truyền thống văn hóa, văn học bao gồm cả văn hóa cung đình và văn hóa dân gian mà nổi tiếng nhất là những điệu ca, điệu hò như nam ai nam bình . mái nhì, mái đẩy…
– Gia đình: Ông thân sinh ra nhà thơ là một nhà nho không đỗ đạt nhưng rất thích thơ phú và ham sưu tầm văn học dân gian. Mẹ nhà thơ cũng là người biết và thuộc nhiều ca dao, tục ngữ. Từ nhỏ Tố Hữu đã sống trong thế giới dân gian cùng cha mẹ. Phong cách nghệ và giọng điệu thơ sau này chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian xứ Huế.
– Bản thân Tố Hữu: là người sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, tham gia cách mạng từ năm 18 tuổi, bị bắt và bị tù đày từ năm 1939- 1942, sau đó vượt ngục trốn thoát và tiếp tục hoạt động cho đến Cách mạng tháng Tám, làm chủ tịch ủy ban khởi nghĩa ở Huế. Sau cách mạng ông giữ nhiều trọng trách ở nhiều cương vị khác nhau, nhưng vẫn tiếp tục làm thơ.
Tóm tắt các chặng đường thơ Tố Hữu
Chặng đường thơ của Tố Hữu cũng là những chặng đường của cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Tố Hữu có 7 tập thơ sau đây:
– Tập thơ Từ ấy ( 1937 -1946 ) là tập thơ đầu tay sáng tác từ năm 1937 đến 1946. Đây là tiếng reo vui của một thanh niên giác ngộ lí tưởng, quyết hy sinh phấn đấu cho lí tưởng cách mạng. Tâm hồn ấy đã vượt qua máu lửa, xiềng xích để đi đến ngày giải phóng cùng với đất nước.
– Tập thơ Việt Bắc ( 1946 – 1954 ) được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tập trung thể hiện hình ảnh nhân dân, bộ đội, và căn cứ kháng chiến Việt Bắc. Tố Hữu ca ngợi những con người bình thường, người phụ nữ, anh vệ quốc đã làm những việc phi thường bảo vệ Tổ quốc.
– Tập thơ Gió lộng ( 1955 – 1961) viết khi miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là thời kỳ tràn đầy sức sống và niềm vui: tập làm chủ, tập làm người xây dựng, dám vươn mình cai quản cả thiên nhiên. Đồng thời nhân dân cả nước tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nước. Tập thơ phơi phới tinh thần lãng mạn cách mạng.
– Tập thơ Ra trận ( 1962 – 1971 ) Máu và hoa ( 1972 – 1977 ) Tố Hữu sáng tác trong thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ. Hai tập thơ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ca ngợi chiến thắng của nhân dân ta, bất chấp những hy sinh tổn thất mà chiến tranh gây ra.
– Tập thơ Một tiếng đờn ( 1992 ) và Tập thơ Ta với ta ( 1999 ) viết khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nhà thơ thể hiện những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời. Giọng thơ thấm đượm chất suy tư.
=> Những tập thơ của Tố Hữu thường gắn chặt theo sát những mốc quan trọng của cách mạng Việt Nam.
Đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?
– Về nội dung, thơ Tố Hữu là thơ trữ tình- chính trị. (thơ phục vụ sự nghiệp cách mạng, nhiệm vụ chính trị của đất nước. Chính trị là nguồn cảm hứng, cảm xúc chân thật sâu lắng trong thơ ông).
Thơ Tố Hữu luôn gắn liền và tìm đến với những biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng nên mang đậm chất sử thidạt dào cảm hứng lãng mạn. ( thơ ông hướng tới tương lai với niềm tin vô bờ, cuộc đời cũ sẽ tan đi, tin vào tương lai cách mạng, tin con người sống thật tốt đẹp, Người yêu người sống để yêu nhau. )
Thơ Tố Hữu có chất giọng tâm tình, ngọt ngào, truyền cảm và đầy sức hấp dẫn. ( thể hiện qua cách hô gọi, sự xót xa thương cảm, trìu mến say mê, qua thể thơ lục bát đi vào tâm hồn dân tộc…).
– Về nghệ thuật, thơ Tố Hữu mang đậm tính dân tộc:
Hiện thực cách mạng được nhà thơ nhìn và phản ánh theo truyền thống đạo lí và tình cảm của cha ông.
Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ dân tộc như lục bát, song thất lục bát, thơ bảy chữ nên dễ đi vào lòng người.
Các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, sử dụng chất liệu ca dao, tục ngữ, thành ngữ…hình thành tính dân tộc đậm nét trong thơ ông.
Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc trong ngôn ngữ tiếng việt. Nhạc điệu du dương, lời thơ tâm tình, ngọt ngào, nên thơ Tố Hữu dễ ngâm,, dễ hát đó cũng là nét truyền thống dân tộc.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top