có ai biết giúo mình với nhé
Tớ lấy luôn tài liệu của mấy anh chị ngay trong diễn đàn này.
Đầu tiên phải hiểu định luật bảo toàn khối lượng:Vật chất chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác,không tăng lên mà cũng chẳng giảm đi về khối lượng.Khi bạn lao động thì bạn bỏ ra bao nhiêu công sức thì nó chuyển hóa vào sản phẩm bạn làm tương ứng bấy nhiêu,làm ẩu thì thành quả xấu làm giỏi thì thành quả tốt.Sau đó bạn lại tiêu dùng những sản phẩm bạn làm được như thế sức lao động lại chuyển hóa ,tái sản xuất lại sức lao động cho bạn.
Gửi ngân hàng 1 tỷ thì quay vòng xong lại phải thu về 1 tỷ mới là đúng.Như vậy thì chẳng có ai giàu,mà cũng chẳng ai nghèo,tất cả trao đổi ngang giá,không ai được ai mất cả.
Thế nhưng thực tế thì lại có tình trạng người thì giàu quá mà người thì chẳng đủ ăn.Trao đổi phải có lãi,có lợi nhuận.
Nếu người chủ trả đúng công sức cho công nhân thì người chủ chẳng thu được gì,chẳng thể giàu có mà đi xe hơi,xây nhà lầu được.Tiền chi phí mua nguyên liệu,hao khấu trang thiết bị không làm cho giới chủ dôi ra chút nào.Giá trị thặng dư được dôi ra từ quá trình bóc lột sức lao động,người công nhân không được trả đúng với công sức của mình đã bỏ ra.Giới lao động làm thuê không đủ khả năng mua những sản phẩm mà do chính tay họ làm,họ phải sống và chi tiêu tằn tiện.
Lương đảm bảo cho người lao động là phải trả cho công sức đã bỏ ra trước đó và lại phải giúp anh ta phục hồi tái tạo lại sức lao động.Suy rộng ra thì người công nhân phải có hưu trí lúc già,phải có tiền để nuôi cho cả con cái.Ngoài ra phải đảm bảo môi trường làm việc an toàn,có chế độ bảo hiểm,có ngày nghỉ,giờ giải lao...
Nhưng thực tế thì đã mấy nơi làm được điều này.Phân hóa giàu nghèo vẫn rất là chênh lệch.
Nhưng rồi tới lúc nào đó nhất định quá trình đấu tranh giai cấp sẽ thiết lập ra sự công bằng hơn.