rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
If You Pursue Happiness, You May Find Loneliness
Some sad facts about happiness
Published on November 29, 2012 by Douglas T. Kenrick, Ph.D. in Sex, Murder, and the Meaning of Life
Thật là tốt khi được hạnh phúc. Vì vậy bạn nên chủ động theo đuổi những cảm xúc tích cực nâng cao tinh thần, nuông chiều bản thân, có lẽ mặc 1 bộ đồ hàng hiệu mới, mua chiếc xe mới mà bạn từng mong muốn và lái nó đến Las Vegas tham gia tiệc tùng cùng với bạn bè phải không?
Có lẽ không.
1 số nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy việc theo đuổi hạnh phúc có thể đôi khi là 1 việc khó khăn. Trở nên hạnh phúc có thể làm bạn phớt lờ những hậu quả nguy hiểm tiềm ẩn của những lựa chọn của bạn, trở nên cả tin hơn và suy nghĩ theo những cách đơn giản và thành kiến hơn. Và 1 khao khát chủ động muốn làm bản thân hạnh phúc có thể làm bạn trở nên thất vọng với cuộc sống thực của bạn. Iris Mauss là nhà tâm lý học xã hội ở U.C. Berkeley đã nghiên cứu về những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra của việc cố tìm cho được hạnh phúc. Trong nghiên cứu trước đây, bà đã phát hiện thấy những người đặt 1 giá trị lớn vào việc trở nên hạnh phúc thực sự đã có nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn, bao gồm, trầm cảm. Trong 1 thực nghiệm tiếp theo, bà phát hiện thấy xem 1 bộ phim ca ngợi về hạnh phúc làm mọi người trở nên thất vọng, và làm họ thực sự cảm thấy tồi tệ.
Trong 1 loạt nghiên cứu gần đây, Mauss và các cộng sự phát hiện thấy 1 mối quan hệ giữa việc cố gắng theo đuổi hạnh phúc và trở nên cô đơn. Trong 1 nghiên cứu có tính tương quan đầu tiên, các nhà nghiên cứu hỏi những người tham gia về mức độ họ đồng ý với những câu kiểu như "cảm thấy hạnh phúc là cực kỳ quan trọng đối với tôi." Họ yêu cầu những người tham gia giữ 1 cuốn nhật ký hằng ngày về những sự kiện căng thẳng, và ghi lại những cảm xúc của sự cô đơn. Các kết quả cho thấy những người đánh giá cao hạnh phúc có nhiều khả năng cảm thấy cô đơn khi họ bị stress. Trong nghiên cứu thứ 2, các nhà nghiên cứu kiểm soát về mặt thực nghiệm đối với khao khát hạnh phúc của mọi người, bằng cách yêu cầu 1 số người tham gia đọc 1 bài báo ca ngợi giá trị của hạnh phúc. Sau đây là 1 trích đoạn:
Những người thông báo về những mức độ trải nghịệm hạnh phúc cao hơn trung bình được lợi trong những mối quan hệ xã hội, thành công trong công việc, sức khỏe và sự toàn mãn. Đó là, hạnh phúc không chỉ là cảm thấy tốt mà nó còn có những lợi ích quan trọng: những người có thể làm bản thân họ hạnh phúc hơn từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, thì họ càng có khả năng trở nên thành công, khỏe mạnh và nổi tiếng.
Những người khác đọc 1 bài báo tương tự, ngoại trừ việc nó tán duơng những lợi ích của "sự đánh giá chính xác." Tiếp theo, tất cả các đối tượng được xem 1 bộ phim về sự liên kết và tính thân mật xã hội.
Sau đó, các đối tượng đánh giá mức độ họ cảm thấy "cô đơn" và "xa cách với người khác." Và những thực nghiệm viên lấy một mẫu nước bọt của họ để kiểm tra sự hiện diện của progesterone, 1 hóc môn được biết đến là có liên quan đến cảm xúc của sự thân mật .
Những đối tượng đã đọc bài báo về giá trị của hạnh phúc phản hồi lại bộ phim bằng cách đánh giá bản thân họ là cô đơn nhiều hơn. Và mức độ progesterone của họ thấp hơn so với những người của nhóm kiểm soát.
Tại sao điều này xảy ra? Các tác giả cho rằng "đánh giá cao hạnh phúc có thể dẫn đến việc tập trung vào bản thân, gây hại tiềm ẩn cho những mối quan hệ xã hội."
Nghiên cứu này cho thấy có thể có 1 số mặt hạn chế của việc theo đuổi niềm vui sướng, nhưng nó không có nghĩa là bản thân hạnh phúc là 1 điều xấu. Trong thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy hạnh phúc xuất hiện 1 cách tự nhiên gắn liền với những mối quan hệ tích cực và sức khỏe tinh thần tích cực (Lyubomirsky, King, & Diener, 2005; Myers, 2000). Điều nghịch lý là bạn không muốn tìm kiếm trực tiếp hạnh phúc như là 1 mục đích tự thân. Thay vào đó, hạnh phúc, sự hài lòng và sự thoả mãn là tất cả những kết quả tự nhiên của những hoạt động khác, ví dụ như làm việc có hiệu quả.
Có nghiên cứu cho thấy bạn tốt hơn là học cách chấp nhận những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống. Nếu bạn có kỳ vọng rằng cuộc sống của bạn sẽ giống như những tập phim hài hạnh phúc những năm 1950, 1 ngôi nhà hiện đại to lớn, 1 chiếc xe hơi mới mỗi năm, tất cả những thiết bị công nghệ mới nhất, và những chuyến du lịch thú vị, bạn chắc chắn sẽ thất vọng. Nếu bạn mong đợi cuộc sống của bạn giống như cuộc sống thực, và bạn làm những gì bạn có thể làm để cuộc sống thực đó dễ dàng hơn đối với những người xung quanh bạn, thì bạn có thể tìm thấy bản thân mình tốt hơn.
Tham khảo
Gruber, J., Mauss, I. B., & Tamir, M. (2011). A dark side of happiness? How, when, and why happiness is not always good. Perspectives on Psychological Science, 6, 222–233.
Lyubomirsky, S., King, L., & Diener, E. (2005). The benefits of frequent positive affect: Does happiness lead to success? Psychological Bulletin, 131, 803–855.
Mauss, I.B., Savino, N.S., Anderson, C.L., Weisbuch, M. Tamir, M., & Laudenslager, M.L. The Pursuit of Happiness Can Be Lonely, Emotion, 12, 908-912.
Mauss, I. B., Tamir, M., Anderson. C. L., & Savino, N. S. (2011). Can seeking happiness make people unhappy? Paradoxical effects of valuing happiness. Emotion, 11, 807–815.
Myers, D. G. (2000). The funds, friends, and faith of happy people. American Psychologist, 55, 56–67.
Nguồn: PsychologyToday
If You Pursue Happiness, You May Find Loneliness
Some sad facts about happiness
Published on November 29, 2012 by Douglas T. Kenrick, Ph.D. in Sex, Murder, and the Meaning of Life
Thật là tốt khi được hạnh phúc. Vì vậy bạn nên chủ động theo đuổi những cảm xúc tích cực nâng cao tinh thần, nuông chiều bản thân, có lẽ mặc 1 bộ đồ hàng hiệu mới, mua chiếc xe mới mà bạn từng mong muốn và lái nó đến Las Vegas tham gia tiệc tùng cùng với bạn bè phải không?
Có lẽ không.
1 số nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy việc theo đuổi hạnh phúc có thể đôi khi là 1 việc khó khăn. Trở nên hạnh phúc có thể làm bạn phớt lờ những hậu quả nguy hiểm tiềm ẩn của những lựa chọn của bạn, trở nên cả tin hơn và suy nghĩ theo những cách đơn giản và thành kiến hơn. Và 1 khao khát chủ động muốn làm bản thân hạnh phúc có thể làm bạn trở nên thất vọng với cuộc sống thực của bạn. Iris Mauss là nhà tâm lý học xã hội ở U.C. Berkeley đã nghiên cứu về những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra của việc cố tìm cho được hạnh phúc. Trong nghiên cứu trước đây, bà đã phát hiện thấy những người đặt 1 giá trị lớn vào việc trở nên hạnh phúc thực sự đã có nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn, bao gồm, trầm cảm. Trong 1 thực nghiệm tiếp theo, bà phát hiện thấy xem 1 bộ phim ca ngợi về hạnh phúc làm mọi người trở nên thất vọng, và làm họ thực sự cảm thấy tồi tệ.
Trong 1 loạt nghiên cứu gần đây, Mauss và các cộng sự phát hiện thấy 1 mối quan hệ giữa việc cố gắng theo đuổi hạnh phúc và trở nên cô đơn. Trong 1 nghiên cứu có tính tương quan đầu tiên, các nhà nghiên cứu hỏi những người tham gia về mức độ họ đồng ý với những câu kiểu như "cảm thấy hạnh phúc là cực kỳ quan trọng đối với tôi." Họ yêu cầu những người tham gia giữ 1 cuốn nhật ký hằng ngày về những sự kiện căng thẳng, và ghi lại những cảm xúc của sự cô đơn. Các kết quả cho thấy những người đánh giá cao hạnh phúc có nhiều khả năng cảm thấy cô đơn khi họ bị stress. Trong nghiên cứu thứ 2, các nhà nghiên cứu kiểm soát về mặt thực nghiệm đối với khao khát hạnh phúc của mọi người, bằng cách yêu cầu 1 số người tham gia đọc 1 bài báo ca ngợi giá trị của hạnh phúc. Sau đây là 1 trích đoạn:
Những người thông báo về những mức độ trải nghịệm hạnh phúc cao hơn trung bình được lợi trong những mối quan hệ xã hội, thành công trong công việc, sức khỏe và sự toàn mãn. Đó là, hạnh phúc không chỉ là cảm thấy tốt mà nó còn có những lợi ích quan trọng: những người có thể làm bản thân họ hạnh phúc hơn từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, thì họ càng có khả năng trở nên thành công, khỏe mạnh và nổi tiếng.
Những người khác đọc 1 bài báo tương tự, ngoại trừ việc nó tán duơng những lợi ích của "sự đánh giá chính xác." Tiếp theo, tất cả các đối tượng được xem 1 bộ phim về sự liên kết và tính thân mật xã hội.
Sau đó, các đối tượng đánh giá mức độ họ cảm thấy "cô đơn" và "xa cách với người khác." Và những thực nghiệm viên lấy một mẫu nước bọt của họ để kiểm tra sự hiện diện của progesterone, 1 hóc môn được biết đến là có liên quan đến cảm xúc của sự thân mật .
Những đối tượng đã đọc bài báo về giá trị của hạnh phúc phản hồi lại bộ phim bằng cách đánh giá bản thân họ là cô đơn nhiều hơn. Và mức độ progesterone của họ thấp hơn so với những người của nhóm kiểm soát.
Tại sao điều này xảy ra? Các tác giả cho rằng "đánh giá cao hạnh phúc có thể dẫn đến việc tập trung vào bản thân, gây hại tiềm ẩn cho những mối quan hệ xã hội."
Nghiên cứu này cho thấy có thể có 1 số mặt hạn chế của việc theo đuổi niềm vui sướng, nhưng nó không có nghĩa là bản thân hạnh phúc là 1 điều xấu. Trong thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy hạnh phúc xuất hiện 1 cách tự nhiên gắn liền với những mối quan hệ tích cực và sức khỏe tinh thần tích cực (Lyubomirsky, King, & Diener, 2005; Myers, 2000). Điều nghịch lý là bạn không muốn tìm kiếm trực tiếp hạnh phúc như là 1 mục đích tự thân. Thay vào đó, hạnh phúc, sự hài lòng và sự thoả mãn là tất cả những kết quả tự nhiên của những hoạt động khác, ví dụ như làm việc có hiệu quả.
Có nghiên cứu cho thấy bạn tốt hơn là học cách chấp nhận những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống. Nếu bạn có kỳ vọng rằng cuộc sống của bạn sẽ giống như những tập phim hài hạnh phúc những năm 1950, 1 ngôi nhà hiện đại to lớn, 1 chiếc xe hơi mới mỗi năm, tất cả những thiết bị công nghệ mới nhất, và những chuyến du lịch thú vị, bạn chắc chắn sẽ thất vọng. Nếu bạn mong đợi cuộc sống của bạn giống như cuộc sống thực, và bạn làm những gì bạn có thể làm để cuộc sống thực đó dễ dàng hơn đối với những người xung quanh bạn, thì bạn có thể tìm thấy bản thân mình tốt hơn.
Tham khảo
Gruber, J., Mauss, I. B., & Tamir, M. (2011). A dark side of happiness? How, when, and why happiness is not always good. Perspectives on Psychological Science, 6, 222–233.
Lyubomirsky, S., King, L., & Diener, E. (2005). The benefits of frequent positive affect: Does happiness lead to success? Psychological Bulletin, 131, 803–855.
Mauss, I.B., Savino, N.S., Anderson, C.L., Weisbuch, M. Tamir, M., & Laudenslager, M.L. The Pursuit of Happiness Can Be Lonely, Emotion, 12, 908-912.
Mauss, I. B., Tamir, M., Anderson. C. L., & Savino, N. S. (2011). Can seeking happiness make people unhappy? Paradoxical effects of valuing happiness. Emotion, 11, 807–815.
Myers, D. G. (2000). The funds, friends, and faith of happy people. American Psychologist, 55, 56–67.
Nguồn: PsychologyToday