rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Đôi khi tôi chủ động tránh mặt mọi người vì tôi biết rằng nếu họ nhờ tôi làm một việc gì đó thì tôi sẽ không thể nói không. Con mèo của tôi biết điều này. Các con tôi biết điều này. Tôi chắc hẳn phải là một người nhân đức có tiếng. Nhưng tôi chỉ là một anh chàng bình thường. Có lẽ không khác biệt nhiều so với bạn.
Thực sự thì tôi biết mình không phải là trường hợp đặc biệt vì có những cuốn sách dạy bạn học cách nói không. Tôi cam đoan là chúng nằm trong danh sách cần đọc của tôi. Tôi đoán là việc nói không không phải một điều dễ làm. Hầu hết chúng ta muốn được yêu thích.
Vì một số lí do, khi nói đến việc nhờ người khác làm gì đó, chúng ta giả định là họ khó tính hơn chúng ta. Chúng ta không nhận ra là thường thì tất cả những gì cần làm là yêu cầu thẳng thắn điều chúng ta muốn. Chúng ta nghĩ rằng mình cần phỉnh người khác để khiến họ làm việc gì đó. Nhưng hầu hết mọi người không muốn bị lừa phỉnh để làm. Họ chỉ muốn bạn nói ra yêu cầu.
Do đó, bài học đầu tiên mà tôi dạy trong những khóa học về thuyết phục là: Học cách thỉnh cầu điều bạn muốn.
Không có kỹ thuật nào trong tài liệu tâm lý học với nhiều sức mạnh để thuyết phục hơn là bằng cách thỉnh cầu.
Một trong những nghiên cứu tâm lý học ưa thích của tôi là dựa trên việc yêu cầu. Nó được tiến hành vào cuối những năm 70 bởi Clark và Hatfield (1989). Những người tham gia nam và nữ tiếp cận ngẫu nhiên với những người khác giới trong khu đại học, và sau khi nói là họ đã phát hiện thấy người quyến rũ, thì hỏi một trong 3 câu sau: ‘Bạn sẽ đi chơi với tôi vào tối nay chứ?’, ‘Bạn sẽ đến phòng của tôi tối nay chứ?’ hoặc ‘Bạn sẽ ngủ với tôi vào tối nay chứ?’
Kết quả, đàn ông sẵn sàng lên giường với một phụ nữ (75%) hơn là đi ăn tối với cô ấy (chỉ 50%), và đến phòng của cô ấy là 69%. Ngược lại, phụ nữ hoàn toàn chưa sẵn sàng lên giường với một người đàn ông lạ (0%) và chỉ 6% sẵn sàng đến phòng của đàn ông. Tuy nhiên, hơn một nửa số phụ nữ sẵn sàng đi ăn tối với một người đàn ông lạ (56%). Dù bạn là một người đàn ông hay phụ nữ thì bài học lớn ở đây không phải là phụ nữ không ngủ với đàn ông lạ, còn đàn ông sẽ ngủ với hầu hết bất kì ai. Chúng ta đã biết điều này. Bài học thực sự ở đây là yêu cầu một ai đó một cuộc hẹn, một người mà bạn thậm chí chưa bao giờ gặp trước đây, thì bạn vẫn có khả năng thành công. Nếu bạn chưa từng thử điều này, thì bạn nên yêu cầu họ trả tiền cho buổi hẹn!
Trong nghiên cứu của Santos (1974), một nữ sinh viên đứng ngoài đường, đăng yêu cầu xin tiền trên một tấm biển. Trong tình trạng “thử yêu cầu”, số người cho tiền là 22%, một lần cho trung bình khoảng 50 cents. Nếu một sinh viên ‘vô gia cư’ xin một khoản tiền như 17 cents (hoặc 37 cents trong tình trạng khác) thì tỷ lệ cho tiền tăng lên 36%, với một lần cho trung bình khoảng 37 cents. Các tác giả cho rằng lời yêu cầu thú vị tạo thuận tiện cho việc thuyết phục. Những người không yêu cầu thì không có tiền. Những người yêu cầu theo những cách thú vị thì nhận được nhiều tiền hơn một chút so với những người yêu cầu xin tiền.
Trong nghiên cứu khác của Langer et al. (1978), một người không xếp hàng đợi đến lượt dùng máy photo và hỏi liệu anh ấy có thể. Trong 1 tình huống, anh ấy chỉ hỏi ‘Xin lỗi, tôi chỉ có 5 trang, tôi có thể dùng máy photo được không?’ Khoảng 60% số người được yêu cầu vui vẻ chấp thuận. Sự chấp thuận được tạo thuận tiện hơn một chút khi họ bổ sung thêm chút thông tin như “Tôi có thể dùng máy được không vì tôi đang vội.’ Trong trường hợp đó, số người chấp thuận là trên 90%. Một lần nữa, thông điệp là nếu bạn muốn thứ gì đó, đầu tiên bạn nên thỉnh cầu nó.
Hầu hết chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của việc yêu cầu. Một nghiên cứu của Flynn và Lake (2008) yêu cầu những người tham gia nhờ 5 người khác trả lời một bản câu hỏi ngắn trong 5 -10 phút. Họ cũng yêu cầu người tham gia dự đoán họ sẽ phải yêu cầu bao nhiêu người để có được 5 người đồng ý làm theo lời đề nghị của họ. Hầu hết người tham gia trong nghiên cứu đánh giá quá cao số người mà họ sẽ phải thỉnh cầu. Họ dự đoán sẽ phải thỉnh cầu khoảng 20 người. Nhưng thực tế thì để có được 5 người trả lời bảng hỏi, người tham gia phải thỉnh cầu 10 người.
Yêu cầu là một việc làm có sức mạnh. Bạn có thể thỉnh cầu những thứ cụ thể, như một cái ôm, hoặc bạn có thể yêu cầu những thứ chung chung hơn, như thông tin. Theo một nghiên cứu của Annette Lareau, một sự giáo dục thuộc tầng lớp trung lưu thường khiến trẻ em cảm thấy như thể chúng xứng đáng với thứ gì đó và do đó chúng yêu cầu có thứ đó. Kết quả là, cuộc sống của chúng có xu hướng tốt hơn so với những trẻ không thể mở miệng đòi hỏi.
References:
Clark, Russell D., and Elaine Hatfield. "Gender differences in receptivity to sexual offers." Journal of Psychology & Human Sexuality 2.1 (1989): 39-55.
Flynn, Francis J., and Vanessa KB Lake. "If you need help, just ask: underestimating compliance with direct requests for help."
Journal of personality and social psychology 95.1 (2008): 128.
Langer, Ellen J., Arthur Blank, and Benzion Chanowitz. "The mindlessness of ostensibly thoughtful action: The role of" placebic" information in interpersonal interaction." Journal of personality and social psychology 36.6 (1978): 635.
Lareau, Annette. Unequal childhoods: Class, race, and family life. University of California Pr, 2011.
Santos, Michael D., Craig Leve, and Anthony R. Pratkanis. "Hey Buddy, Can You Spare Seventeen Cents? Mindful Persuasion and the Pique Technique1." Journal of Applied Social Psychology 24.9 (1994): 755-764.
Nguồn
If You Want More Out of Life, Just Ask
By Thomas Hills, Ph.D. on February 10, 2014 - 9:17am
PsychologyToday
Thực sự thì tôi biết mình không phải là trường hợp đặc biệt vì có những cuốn sách dạy bạn học cách nói không. Tôi cam đoan là chúng nằm trong danh sách cần đọc của tôi. Tôi đoán là việc nói không không phải một điều dễ làm. Hầu hết chúng ta muốn được yêu thích.
Vì một số lí do, khi nói đến việc nhờ người khác làm gì đó, chúng ta giả định là họ khó tính hơn chúng ta. Chúng ta không nhận ra là thường thì tất cả những gì cần làm là yêu cầu thẳng thắn điều chúng ta muốn. Chúng ta nghĩ rằng mình cần phỉnh người khác để khiến họ làm việc gì đó. Nhưng hầu hết mọi người không muốn bị lừa phỉnh để làm. Họ chỉ muốn bạn nói ra yêu cầu.
Do đó, bài học đầu tiên mà tôi dạy trong những khóa học về thuyết phục là: Học cách thỉnh cầu điều bạn muốn.
Không có kỹ thuật nào trong tài liệu tâm lý học với nhiều sức mạnh để thuyết phục hơn là bằng cách thỉnh cầu.
Một trong những nghiên cứu tâm lý học ưa thích của tôi là dựa trên việc yêu cầu. Nó được tiến hành vào cuối những năm 70 bởi Clark và Hatfield (1989). Những người tham gia nam và nữ tiếp cận ngẫu nhiên với những người khác giới trong khu đại học, và sau khi nói là họ đã phát hiện thấy người quyến rũ, thì hỏi một trong 3 câu sau: ‘Bạn sẽ đi chơi với tôi vào tối nay chứ?’, ‘Bạn sẽ đến phòng của tôi tối nay chứ?’ hoặc ‘Bạn sẽ ngủ với tôi vào tối nay chứ?’
Kết quả, đàn ông sẵn sàng lên giường với một phụ nữ (75%) hơn là đi ăn tối với cô ấy (chỉ 50%), và đến phòng của cô ấy là 69%. Ngược lại, phụ nữ hoàn toàn chưa sẵn sàng lên giường với một người đàn ông lạ (0%) và chỉ 6% sẵn sàng đến phòng của đàn ông. Tuy nhiên, hơn một nửa số phụ nữ sẵn sàng đi ăn tối với một người đàn ông lạ (56%). Dù bạn là một người đàn ông hay phụ nữ thì bài học lớn ở đây không phải là phụ nữ không ngủ với đàn ông lạ, còn đàn ông sẽ ngủ với hầu hết bất kì ai. Chúng ta đã biết điều này. Bài học thực sự ở đây là yêu cầu một ai đó một cuộc hẹn, một người mà bạn thậm chí chưa bao giờ gặp trước đây, thì bạn vẫn có khả năng thành công. Nếu bạn chưa từng thử điều này, thì bạn nên yêu cầu họ trả tiền cho buổi hẹn!
Trong nghiên cứu của Santos (1974), một nữ sinh viên đứng ngoài đường, đăng yêu cầu xin tiền trên một tấm biển. Trong tình trạng “thử yêu cầu”, số người cho tiền là 22%, một lần cho trung bình khoảng 50 cents. Nếu một sinh viên ‘vô gia cư’ xin một khoản tiền như 17 cents (hoặc 37 cents trong tình trạng khác) thì tỷ lệ cho tiền tăng lên 36%, với một lần cho trung bình khoảng 37 cents. Các tác giả cho rằng lời yêu cầu thú vị tạo thuận tiện cho việc thuyết phục. Những người không yêu cầu thì không có tiền. Những người yêu cầu theo những cách thú vị thì nhận được nhiều tiền hơn một chút so với những người yêu cầu xin tiền.
Trong nghiên cứu khác của Langer et al. (1978), một người không xếp hàng đợi đến lượt dùng máy photo và hỏi liệu anh ấy có thể. Trong 1 tình huống, anh ấy chỉ hỏi ‘Xin lỗi, tôi chỉ có 5 trang, tôi có thể dùng máy photo được không?’ Khoảng 60% số người được yêu cầu vui vẻ chấp thuận. Sự chấp thuận được tạo thuận tiện hơn một chút khi họ bổ sung thêm chút thông tin như “Tôi có thể dùng máy được không vì tôi đang vội.’ Trong trường hợp đó, số người chấp thuận là trên 90%. Một lần nữa, thông điệp là nếu bạn muốn thứ gì đó, đầu tiên bạn nên thỉnh cầu nó.
Hầu hết chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của việc yêu cầu. Một nghiên cứu của Flynn và Lake (2008) yêu cầu những người tham gia nhờ 5 người khác trả lời một bản câu hỏi ngắn trong 5 -10 phút. Họ cũng yêu cầu người tham gia dự đoán họ sẽ phải yêu cầu bao nhiêu người để có được 5 người đồng ý làm theo lời đề nghị của họ. Hầu hết người tham gia trong nghiên cứu đánh giá quá cao số người mà họ sẽ phải thỉnh cầu. Họ dự đoán sẽ phải thỉnh cầu khoảng 20 người. Nhưng thực tế thì để có được 5 người trả lời bảng hỏi, người tham gia phải thỉnh cầu 10 người.
Yêu cầu là một việc làm có sức mạnh. Bạn có thể thỉnh cầu những thứ cụ thể, như một cái ôm, hoặc bạn có thể yêu cầu những thứ chung chung hơn, như thông tin. Theo một nghiên cứu của Annette Lareau, một sự giáo dục thuộc tầng lớp trung lưu thường khiến trẻ em cảm thấy như thể chúng xứng đáng với thứ gì đó và do đó chúng yêu cầu có thứ đó. Kết quả là, cuộc sống của chúng có xu hướng tốt hơn so với những trẻ không thể mở miệng đòi hỏi.
References:
Clark, Russell D., and Elaine Hatfield. "Gender differences in receptivity to sexual offers." Journal of Psychology & Human Sexuality 2.1 (1989): 39-55.
Flynn, Francis J., and Vanessa KB Lake. "If you need help, just ask: underestimating compliance with direct requests for help."
Journal of personality and social psychology 95.1 (2008): 128.
Langer, Ellen J., Arthur Blank, and Benzion Chanowitz. "The mindlessness of ostensibly thoughtful action: The role of" placebic" information in interpersonal interaction." Journal of personality and social psychology 36.6 (1978): 635.
Lareau, Annette. Unequal childhoods: Class, race, and family life. University of California Pr, 2011.
Santos, Michael D., Craig Leve, and Anthony R. Pratkanis. "Hey Buddy, Can You Spare Seventeen Cents? Mindful Persuasion and the Pique Technique1." Journal of Applied Social Psychology 24.9 (1994): 755-764.
Nguồn
If You Want More Out of Life, Just Ask
By Thomas Hills, Ph.D. on February 10, 2014 - 9:17am
PsychologyToday