rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
If You're Too Busy to Meditate, Read This
Meditation makes you more productive.
Published on October 13, 2012 by Peter Bregman in How We Work
Sáng nay, cũng như mọi buổi sáng, tôi ngồi bắt chéo chân trên 1 tấm nệm trên sàn nhà, thả lỏng tay trên đầu gối, nhắm mắt, không làm gì cả và chỉ thở trong 20 phút.
Mọi người thường nói phần khó nhất của thiền là tìm được thời gian để ngồi thiền. Điều này có lý: thời buổi này, có mấy ai dành thời gian để không làm gì cả?
Thiền mang lại nhiều lợi ích: Nó làm mới chúng ta, giúp chúng ta xử lý những gì đang xảy ra bây giờ, làm bạn khôn ngoan hơn, hoà nhã hơn, giúp bạn đương đầu với thế giới đang làm bạn quá tải bởi thông tin và truyền thông, và nhiều hơn nữa. Nhưng nếu bạn vẫn tìm một trường hợp kinh doanh để biện minh không dành thời gian ngồi thiền, hãy thử điều này: thiền giúp bạn làm việc có năng suất hơn.
Bằng cách nào? Bằng cách nâng cao khả năng kháng cự những sự thôi thúc gây mất tập trung.
Nghiên cứu cho thấy, 1 khả năng kháng cự được những thôi thúc sẽ cải thiện những mối quan hệ của bạn, nâng cao tính đáng tin và hiệu suất làm việc. Nếu bạn có thể kháng cự được những thôi thúc, bạn có thể đưa ra những quyết định tốt hơn và chín chắn hơn. Bạn có thể định trước được những gì mình nói và nói như thế nào. Bạn có thể suy nghĩ về hậu quả của những hành động của mình trước khi làm theo nó.
Khả năng kháng cự được 1 thôi thúc, 1 cơn bốc đồng quyết định sự thành công trong việc học 1 hành vi mới hoặc thay đổi 1 thói quen cũ. Đó có thể là kỹ năng quan trọng nhất cho sự phát triển của chúng ta.
Đó là 1 trong những điều thiền định dạy chúng ta. Nó cũng là 1 trong những điều khó học nhất.
Khi tôi ngồi thiền sáng nay, thả lỏng cơ thể nhiều hơn một chút với mỗi hơi thở ra. Tôi đã thành công trong việc để tất cả những mối bận tâm của mình trôi đi. Tâm trí tôi thật sự trống rỗng, ngoại trừ hơi thở của tôi. Tôi cảm thấy bình an.
Trong khoảng 4 giây:
Tôi cảm thấy ngứa trên mặt và muốn gãi. Một tiêu đề đặc biệt cho cuốn sách tiếp theo của tôi chợt xuất hiện trong đầu và tôi muốn viết nó ra trước khi tôi quên mất. Tôi nghĩ đến ít nhất 4 cuộc điện thoại tôi muốn gọi và một cuộc nói chuyện khó khăn tôi phải làm sau ngày hôm đó. Tôi trở nên lo lắng. Tại sao tôi chỉ ngồi ở đây? Tôi muốn mở mắt và nhìn xem còn lại bao nhiêu thời gian trên đồng hồ đếm ngược của tôi. Tôi nghe thấy tiếng trẻ con đánh nhau ở phòng khác và tôi muốn can thiệp.
Đây là chìa khoá: Tôi muốn làm tất cả những việc đó, nhưng tôi đã không làm chúng. Thay vào đó, mỗi lần tôi có 1 trong những ý nghĩ đó, tôi mang sự chú ý của mình quay lại với hơi thở của tôi.
Đôi lúc, không tuân theo những điều bạn muốn làm là 1 vấn đề, như không viết bản đề xuất mà bạn đang trì hoãn hoặc không có buổi nói chuyện khó khăn mà bạn đang tránh né.
Nhưng những lần khác, vấn đề là bạn tuân theo những điều mà bạn không muốn làm. Như nói thay vì lắng nghe.
Thiền định dạy chúng ta chống lại sự thôi thúc phản tác dụng đó.
Tôi đã từng lưu ý rằng, thật dễ dàng, đáng tin cậy hơn khi bạn tạo ra 1 môi trường hỗ trợ những mục tiêu của bạn hơn là phụ thuộc vào sức mạnh ý chí thì đôi lúc chúng ta cũng cần dựa vào sự tự kiểm soát bản thân.
Ví dụ, khi 1 nhân viên mắc 1 sai lầm và bạn muốn hét vào mặt anh ta dù bạn biết rằng tốt hơn - cho anh ta và cho tinh thần của nhóm - là hỏi một số câu hỏi và thảo luận nhẹ nhàng, hợp lý. Hoặc khi bạn muốn lướt qua một số điều trong buổi họp dù bạn biết rằng tốt hơn là lắng nghe. Hoặc khi bạn muốn mua hoặc bán 1 cổ phiếu dựa trên những cảm xúc của bạn khi các nguyên tắc cơ bản và nghiên cứu cho thấy hướng khác. Hoặc khi bạn muốn kiểm tra email cứ mỗi 3 phút 1 lần thay vì tập trung vào nhiệm vụ.
Ngồi thiền hằng ngày sẽ tăng cường sức mạnh ý chí của bạn. Những sự thôi thúc của bạn sẽ không biến mất nhưng bạn sẽ được trang bị tốt hơn để kiểm soát chúng. Và bạn sẽ có kinh nghiệm chứng minh cho bạn thấy rằng sự thôi thúc chỉ là 1 sự gợi ý. Bạn đang nắm quyền kiểm soát.
Điều đó có nghĩa là bạn không bao giờ tuân theo 1 sự thôi thúc? Tất nhiên không. Những thôi thúc chứa đựng thông tin hữu ích. Nếu bạn đang đói, nó có thể là 1 dấu chỉ tốt rằng bạn cần ăn. Nhưng nó cũng có thể là 1 dấu chỉ rằng bạn đang cảm thấy buồn chán hoặc vật lộn với 1 công việc khó khăn. Thiền định cho phép bạn thực hành nắm quyền đối với những thôi thúc của bạn, để bạn có thể đưa ra những sự lựa chọn có chủ ý về những lựa chọn nào tuân theo và bỏ qua lựa chọn nào.
Làm thế nào để ngồi thiền? Nếu bạn chỉ mới bắt đầu, hãy làm đơn giản thôi.
Ngồi thẳng lưng đủ để hô hấp thoải mái - trên 1 cái ghế hoặc 1 tấm nệm trên sàn nhà - và thiết lập đồng hồ đếm thời gian bao nhiêu phút bạn muốn ngồi thiền. Khi bạn bắt đầu hẹn giờ, nhắm mắt lại, thả lỏng và không di chuyển ngoại trừ hơi thở cho đến khi hết giờ. Tập trung vào hơi thở đi vào và đi ra. Mỗi lần bạn có 1 suy nghĩ hoặc 1 thôi thúc, để ý nó và mang bạn quay về với hơi thở của bạn.
Đơn giản nhưng thách thức. Hãy thử làm - ngày hôm nay - trong 5 phút. Và sau đó thử lại vào ngày mai.
Nguồn: psychologytoday.com
If You're Too Busy to Meditate, Read This
Meditation makes you more productive.
Published on October 13, 2012 by Peter Bregman in How We Work
Sáng nay, cũng như mọi buổi sáng, tôi ngồi bắt chéo chân trên 1 tấm nệm trên sàn nhà, thả lỏng tay trên đầu gối, nhắm mắt, không làm gì cả và chỉ thở trong 20 phút.
Mọi người thường nói phần khó nhất của thiền là tìm được thời gian để ngồi thiền. Điều này có lý: thời buổi này, có mấy ai dành thời gian để không làm gì cả?
Thiền mang lại nhiều lợi ích: Nó làm mới chúng ta, giúp chúng ta xử lý những gì đang xảy ra bây giờ, làm bạn khôn ngoan hơn, hoà nhã hơn, giúp bạn đương đầu với thế giới đang làm bạn quá tải bởi thông tin và truyền thông, và nhiều hơn nữa. Nhưng nếu bạn vẫn tìm một trường hợp kinh doanh để biện minh không dành thời gian ngồi thiền, hãy thử điều này: thiền giúp bạn làm việc có năng suất hơn.
Bằng cách nào? Bằng cách nâng cao khả năng kháng cự những sự thôi thúc gây mất tập trung.
Nghiên cứu cho thấy, 1 khả năng kháng cự được những thôi thúc sẽ cải thiện những mối quan hệ của bạn, nâng cao tính đáng tin và hiệu suất làm việc. Nếu bạn có thể kháng cự được những thôi thúc, bạn có thể đưa ra những quyết định tốt hơn và chín chắn hơn. Bạn có thể định trước được những gì mình nói và nói như thế nào. Bạn có thể suy nghĩ về hậu quả của những hành động của mình trước khi làm theo nó.
Khả năng kháng cự được 1 thôi thúc, 1 cơn bốc đồng quyết định sự thành công trong việc học 1 hành vi mới hoặc thay đổi 1 thói quen cũ. Đó có thể là kỹ năng quan trọng nhất cho sự phát triển của chúng ta.
Đó là 1 trong những điều thiền định dạy chúng ta. Nó cũng là 1 trong những điều khó học nhất.
Khi tôi ngồi thiền sáng nay, thả lỏng cơ thể nhiều hơn một chút với mỗi hơi thở ra. Tôi đã thành công trong việc để tất cả những mối bận tâm của mình trôi đi. Tâm trí tôi thật sự trống rỗng, ngoại trừ hơi thở của tôi. Tôi cảm thấy bình an.
Trong khoảng 4 giây:
Tôi cảm thấy ngứa trên mặt và muốn gãi. Một tiêu đề đặc biệt cho cuốn sách tiếp theo của tôi chợt xuất hiện trong đầu và tôi muốn viết nó ra trước khi tôi quên mất. Tôi nghĩ đến ít nhất 4 cuộc điện thoại tôi muốn gọi và một cuộc nói chuyện khó khăn tôi phải làm sau ngày hôm đó. Tôi trở nên lo lắng. Tại sao tôi chỉ ngồi ở đây? Tôi muốn mở mắt và nhìn xem còn lại bao nhiêu thời gian trên đồng hồ đếm ngược của tôi. Tôi nghe thấy tiếng trẻ con đánh nhau ở phòng khác và tôi muốn can thiệp.
Đây là chìa khoá: Tôi muốn làm tất cả những việc đó, nhưng tôi đã không làm chúng. Thay vào đó, mỗi lần tôi có 1 trong những ý nghĩ đó, tôi mang sự chú ý của mình quay lại với hơi thở của tôi.
Đôi lúc, không tuân theo những điều bạn muốn làm là 1 vấn đề, như không viết bản đề xuất mà bạn đang trì hoãn hoặc không có buổi nói chuyện khó khăn mà bạn đang tránh né.
Nhưng những lần khác, vấn đề là bạn tuân theo những điều mà bạn không muốn làm. Như nói thay vì lắng nghe.
Thiền định dạy chúng ta chống lại sự thôi thúc phản tác dụng đó.
Tôi đã từng lưu ý rằng, thật dễ dàng, đáng tin cậy hơn khi bạn tạo ra 1 môi trường hỗ trợ những mục tiêu của bạn hơn là phụ thuộc vào sức mạnh ý chí thì đôi lúc chúng ta cũng cần dựa vào sự tự kiểm soát bản thân.
Ví dụ, khi 1 nhân viên mắc 1 sai lầm và bạn muốn hét vào mặt anh ta dù bạn biết rằng tốt hơn - cho anh ta và cho tinh thần của nhóm - là hỏi một số câu hỏi và thảo luận nhẹ nhàng, hợp lý. Hoặc khi bạn muốn lướt qua một số điều trong buổi họp dù bạn biết rằng tốt hơn là lắng nghe. Hoặc khi bạn muốn mua hoặc bán 1 cổ phiếu dựa trên những cảm xúc của bạn khi các nguyên tắc cơ bản và nghiên cứu cho thấy hướng khác. Hoặc khi bạn muốn kiểm tra email cứ mỗi 3 phút 1 lần thay vì tập trung vào nhiệm vụ.
Ngồi thiền hằng ngày sẽ tăng cường sức mạnh ý chí của bạn. Những sự thôi thúc của bạn sẽ không biến mất nhưng bạn sẽ được trang bị tốt hơn để kiểm soát chúng. Và bạn sẽ có kinh nghiệm chứng minh cho bạn thấy rằng sự thôi thúc chỉ là 1 sự gợi ý. Bạn đang nắm quyền kiểm soát.
Điều đó có nghĩa là bạn không bao giờ tuân theo 1 sự thôi thúc? Tất nhiên không. Những thôi thúc chứa đựng thông tin hữu ích. Nếu bạn đang đói, nó có thể là 1 dấu chỉ tốt rằng bạn cần ăn. Nhưng nó cũng có thể là 1 dấu chỉ rằng bạn đang cảm thấy buồn chán hoặc vật lộn với 1 công việc khó khăn. Thiền định cho phép bạn thực hành nắm quyền đối với những thôi thúc của bạn, để bạn có thể đưa ra những sự lựa chọn có chủ ý về những lựa chọn nào tuân theo và bỏ qua lựa chọn nào.
Làm thế nào để ngồi thiền? Nếu bạn chỉ mới bắt đầu, hãy làm đơn giản thôi.
Ngồi thẳng lưng đủ để hô hấp thoải mái - trên 1 cái ghế hoặc 1 tấm nệm trên sàn nhà - và thiết lập đồng hồ đếm thời gian bao nhiêu phút bạn muốn ngồi thiền. Khi bạn bắt đầu hẹn giờ, nhắm mắt lại, thả lỏng và không di chuyển ngoại trừ hơi thở cho đến khi hết giờ. Tập trung vào hơi thở đi vào và đi ra. Mỗi lần bạn có 1 suy nghĩ hoặc 1 thôi thúc, để ý nó và mang bạn quay về với hơi thở của bạn.
Đơn giản nhưng thách thức. Hãy thử làm - ngày hôm nay - trong 5 phút. Và sau đó thử lại vào ngày mai.
Nguồn: psychologytoday.com