uocmo_kchodoi
Moderator
- Xu
- 132
NÉT CỔ KÍNH, ĐỘC ĐÁO CỦA NHÀ THỜ CON GÀ TẠI ĐÀ LẠT
Nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ du khách, nhà thờ Con Gà với vẻ đẹp cổ kính trở thành điểm đến không thể thiếu trong các tour du lịch Đà Lạt. Nhà thờ còn có tên gọi khác là nhà thờ Chánh Tòa và là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất Đà Lạt. Nơi đây tạo cho du khách một ấn tượng đặc biệt về kiến trúc và sự hoành tráng hiếm thấy trên cao nguyên Langbiang.
Sự tích nhà thờ Con Gà
Nhà thờ chánh tòa Đà Lạt được gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt. Linh mục Robert cùng với bác sĩ Alexandre Yersin đã khám phá ra Đà Lạt vào năm 1893. Đến năm 1917, vị linh mục quản lý của MEP tại Viễn Đông là Nicola Couveur đã đến Đà Lạt với mục đích tìm nơi để nghỉ dưỡng cho các giáo sĩ và ông đã cho xây dựng một dưỡng viện giáo đồ nay là một phần của nhà xứ. Cuối tháng 4/1920, giám mục Quinton bán quyết định thành lập Giáo phận Đà Lạt.
Nhà thờ chánh tòa Đà Lạt được khởi công vào 9h sáng chủ nhật ngày 19/7/1931 do Giám mục Colomban Dreyer đặt viên đá đầu tiên. Nhà thờ này được xây dựng theo đồ án của Linh mục Céleste Nicolas. Trong suốt 11 năm xây dựng, ngày 25/1/1942, nhà thờ chính thức được khánh thành.
Tại sao gọi là nhà thờ con gà bởi trên nóc chuông của nhà thờ có hình một con gà. Tại sao lại là con gà? Nhiều quan niệm giải thích khác nhau, có người cho rằng con gà là biểu trưng của nước Pháp, có người thông thạo kinh thánh thì cho rằng con gà là gợi nhớ đến câu nói nhìn thấu nhân tâm của đức Jesus khi nói với đồ đệ thân cận của mình là Pétros trước khi bị bắt rằng: “Ta bảo thật ngươi, trước khi gà gáy ba lần, người sẽ chối ta”. Bởi câu nói ấy nên đã lấy biểu tượng con gà đặt trên nóc nhà thờ.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng biểu tượng con gà không chỉ đơn giản là như vậy. Dẫn sách của thánh Job là một bản kinh Cựu ước rất quan trọng, để chỉ ra được nguồn gốc biểu tượng ủa trí minh tuệ đến từ chúa trời. Cả con hạc và con gà trống đều được ban khả năng tiên báo: con hạc trống báo không sai mùa nước dâng trên sông còn gà trống bao trời sắp sáng, báo ngày, báo đêm. Bởi thế nên hình ảnh gà trống được đặt trên nhà thờ gợi sự ưu thế của tinh thần trong đời sống con người, cứu rỗi, cảnh tỉnh tâm linh.
Bởi thế, nhà thờ chánh tòa được gọi là nhà thờ con gà ngoài hàm nghĩa tâm linh, khi nói nhà thờ con gà là ta đang nói đến một tinh thần khai minh từng rất phát triển trong lịch sử văn hóa của thành phố. Và từ 1942 đến nay, cho dù trải qua biết bao đổi thay, dâu bể, biểu tượng con gà trống trên đỉnh tháp nhà thờ con gà ngày nay.
Giờ lễ của nhà thờ con gà
Giờ lễ nhà thờ con gà Đà Lạt cũng được linh động tương tự như những nhà thờ khác với ngày thường và ngày chủ nhật. Ngày thường có 2 giờ lễ là 5h15 và 17h15, ngày chủ nhật có đến 5 giờ lễ là 5h30, 7h, 8h30, 18h. Bởi thế nên những người theo đạo đang sinh sống ở Đà Lạt có thể lựa chọn được giờ đi lễ của mình cho thích hợp nhất để không phải bỏ buổi đi lễ nào cả.
Vẻ đẹp của nhà thờ con gà Đà Lạt
Nhà thờ con gà Đà Lạt là điểm đến không thể thiếu trong các tour du lịch Đà Lạt. Đây là một công trình kiến trúc cổ xưa nhất tại Đà Lạt. Với vẻ đẹp cổ kính của nó, nơi đây đã tạo cho du khách một sự ấn tượng đặc biệt về kiến trúc và sự hoành tráng hiếm thấy trên cao nguyên Langbiang.
Đỉnh của tòa tháp có gắn một con gà trống lớn, một biểu tượng của sự sam hối theo kinh Tân ước. Đây chính là điểm nhấn khó quên của nhà thờ mà có thể nhìn thấy từ nhiều nơi trong thành phố. Tượng con gà được làm bằng hợp kim nhẹ, bên trong được tráng một lớp hóa chất đặc biệt, đặt trên một trục quay và có thể quay theo hướng của gió. Ngoài ra, tượng con gà còn có tác dụng như một cột thu lôi để bảo vệ cho nhà thờ bền vững theo năm tháng.
Nhà thờ con gà Đà Lạt hàng năm thường tổ chức nhiều lễ lớn, phục vụ đời sống tôn giáo của người dân địa phương. Đồng thời, kiến trúc Roman với những cột hình vòm bên trong thành đường chính là những thứ thu hút du khách yêu thích kiến trúc đến tham quan.
Kể từ khi nhà thờ được hoàn thành vào năm 1942, nhà thờ con Gà thực sự là một công trình mang phong cách Châu Âu, với tổng thể hình chữ thập dài 65m, rộng 14m với điểm cao nhất là tháp chuông cao 47m.
Điểm nhấn của kiến trúc nhà thờ này chính là 70 tấm kính màu, dấu ấn của kiến trúc nhà thờ Châu Âu thời Trung cổ. Những tấm kính này vừa có tác dụng chiếu sáng nội thất thánh đường, vừa có tính trang trí thẩm mỹ độc đáo, lạ mắt. Đồng thời, các cửa sổ đều có vòm cung tròn, phần mái được lợp bằng ngói thạch bản.
Nhà thờ con gà Đà Lạt được chia làm 3 gian bao gồm 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên có hình vòm cung độc đáo theo phong cách thiết kế cổ điển của phương Tây. Mặt cắt của công trình thể hieenjd dược rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Mặt bằng và mặt đứng của nhà thờ được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo phong cách cổ điển. Lối thiết kế này giúp cho không gian bên trong nhà thờ trở nên cổ kính hơn và pha chút sang trọng hơn.
Phần chuông vươn lên cao của nhà thời được tạo ra bằng những đường nét, chi tiết trên mặt đứng hoàn toán theo nguyên gốc của Châu Âu, tỉ lệ giữa các mảng khối rất hài hòa và chặt chẽ với nhau. Cửa chính của nhà thờ được thiết kế hướng về đỉnh núi Langbiang.
Bầu trời Đà Lạt trở nên lãng mạn khi từ nhiều góc nhìn khác nhau đều in dấu tháp chuông nhà thờ với hình ảnh Con Gà độc đáo, ấn tượng, tạo cảm giác bình yên với một hình ảnh đậm dấu ấn văn hóa, nghệ thuật trên thành phố cao nguyên Đà Lạt. Với vẻ đẹp hoàng tráng, cổ kính của mình, nhà thờ là nguồn cảm hứng cho rất nhiều kiến trúc sư đến nghiên cứu, tìm hiểu và là gợi ý tuyệt vời cho những du khách muốn tìm một nơi để tĩnh tâm, cầu nguyện.
Nguồn: zejtunparish.com