Nền văn hiến huyện Trực Ninh

hangquyet

New member
Xu
0
Trực Ninh là một trong những vùng đất văn hiến tiêu biểu của Sơn Nam hạ trấn . Ham học hỏi , tôn sư trọng đạo vốn là nét truyền thống tốt đẹp của nhân trong huyện. Việc học để thông hiểu "Chữ thánh hiền" đã là mơ ước và tiêu chí phấn đấu của mỗi gia đình ,dong họ . Mỗi lần chiều đình mở khoa thi đều có nho sinh của Trực Ninh ứng thi và nhiều người đã đỗ đạt cao ,trở thành những bậc hiền tài của đất nước , đó là cha con Ông Đào Toàn Phú ở xã Cổ Lễ đã đậu tiến sĩ, đặc biệt người con Đào Sư Tích đã đậu ?Đệ nhất giáp tiến sĩ cấp đệ, đệ nhất danh? tức trạng nguyên tại khoa thi năm 1374 dưới thời vua Trần Duệ Tông. Từ thời Lê trở đi thêm nhiều tiến sĩ về quê hương Trực Ninh vinh quy bái tổ như Bùi Chí (Xã An Lãng ),Dương Bạt Trác (Xã Cổ Lễ), Đinh Thao Ngọc (Xã Trừng Hải),Trịnh Tòng, Đoàn Văn Thiệp... Các nhà nho có học vị cử nhân, tú tài làng nào cũng có. Nhiều vị tiến sĩ, cử nhân đã làm quan trong triều,quan tỉnh, phủ, huyện như cụ cử nhân Phan Khắc Tân đã làm chi huyện Thanh Trì, Hà Nội. Những người đậu tú tài thì mở lớp dậy học ngay tại làng quê làng quê, nhờ đó mà việc học hành được mở mang coi trọng.

Khi chữ quộc ngữ xuất hiên được truyên bá thay thế chữ Hán, chữ Nôm và trở thành văn tự chinh thức ở nước ta,thì việc học chữ quốc ngữ trở thành cấp bách. Song, do chính sách ?ngu dân? của thực dân Pháp nên hầu hết người dân trong huyện đều mù chữ, chỉ có một số con cháu quan lại, con nhà giàu có mới được đi học. Lúc đầu ở huyện Trực Ninh chỉ có một trường dậy chữ quốc ngữ đạt ở xã Nam Lạng tổng Văn Lãng .

Cách mạng tháng 8 năm 1945 lật đổ chế độ thuộc địa nửa phong kiến, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời thực hiện chính sách diệt giặc dốt như giặc ngoại xâm,những lớp học chư quốc ngữ ở Trực Ninh mọc lên khắp các làng, xã, nhân dân không kể già, trẻ nô nức đi học. Kết quả là Đến đợt bầu cử quốc hội khoá I đầu năm 1946 nhiều người đã tự tay viết vào lá phiếu để bầu đại biểu quốc hội .

Sau năm 1954, sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh, các trường cấp I, cấp II ở cãc xã được thành lập và hoàn chỉnh. Tháng 9 năm 1965 trường cấp III Trực Ninh được thành lập với 300 học sinh theo học năm 1965-1966. Tháng 5 năm 1976, trường cấp III Trực Hưng lần lượt ra đời. Ngay sau khi tái lập huyện Trực Ninh, năm học 1997-1998 huyện mở thêm trường THCS Đào Sư Tích, năm học 1999-2000 trường PTTH Lê Quý Đôn được thành lập.

Những thế hệ học sinh Trực Ninh sau khi rời ghế nhà trường nhiều người vì vận mênh Tổ quốc đã lên đường đi chiến đấu không thể học hành. Những người được tiếp tục theo học bậc đại học đều phát huy được khả năng và nhiều người đạt được học vị tiến sĩ, phó tiến sĩ, hoặc làm giáo sư, phó giáo sư. Không ít những người con đã phát huy được truyền thông văn hiến quê hương trở thành những nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, các chuyên viên cán bộ cao cấp của Đảng, các tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang.

Đời sống văn hoá tinh thần của người Trực Ninh cũng rất đa dạng, phong phú, vừa phản ánh những nét riêng theo phong tục, tập quán của mỗi làng quê, vừa ghi đậm dấu ấn bản sắc dân tộc. Hàng năm, sau khi vui tết nguyên đán, trong tiết xuân thanh tao, bà con tưng bừng mở hội, các đền,chùa cổ kính suốt tháng năm trầm mặc, uy linh nay sống động trong không khí linh thiêng của dân làng và khách muôn phương về đay hội tụ. Suốt những ngày lễ, dân làng kính cẩn dâng hương, tưởng nhớ công đức của những người có công lao dữ nước, dựng làng. Ban ngay, sân đình sôi động với những trò chơi dân gian như bắt vịt dưới ao, đánh vật, kéo co, chọi gà... Có những trò chơi mang tính trí tụê như cờ tướng, cờ người... Ban đêm đình làng rộn rã tiếng trống của các chiếu chèo diễn các tích:Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Thạch Sanh... Làm súc động lòng người. Trong khi đó tại các ?văn đàn? các bậc nho sĩ tập trung tế lễ các bậc tiền bối đạo nho. Cứ như thế đều đặn hàng năm trở thành nếp văn hoá làng truyền thống, với những sắc thái đặc sắc. Người dân Trực Ninh dù đi đau cũng không thể quên dược hội rước kiệu đêm ngợp trong ánh đuốc lung linh của hội làng Cụ Trữ, những cánh đu bay bổng cao vút trong không trung của hội làng Cổ Chất. Và mỗi độ thu về,khi hộ chùa Cổ Lễ bước vào chính hội thì bên sông dân các làng náo nhiệt thi bơi chải trong môn tiếng hò reo trống thúc.

Xây dựng, giữ gìn bảo vệ quê hương đất nước là truyền thống của người Trực Ninh tư khi mở đất dựng lang. Yêu quê hương đất nước được thể hiện trong đờ sống tâm linh qua việc tôn thờ những danh nhân, danh tướng co công đánh giặc cứu nước như dền thờ các vị Quế Miêng, Nam Hải ở Nam Lạng(Trực Tuấn) là tướng thời Hùng Vương, đền Giáp ở An Khê (Trực Ninh) thờ Lê My là tướng của An Dương Vương.

Đầu Công nguyên, Hai Bà Trưong phất cờ, chỉ huy dân, binh đánh quân Tô Định, hai anh em Dịch Chiết, Cung Cai, đã nhiệt tinh hưởng ứng,chiêu mộ nghĩa binh theo Hai Bài đánh giặc. Hai anh em được Hai Bà phong thưởng, tưởng nhớ công lao của hai anh em Đích Chiết, Cung Cai nhân dân Hương Cát (Trực Thành ) lập dền Đông để tôn thờ.

Từ năm 1258 dưới thời vua Trần Thái Tôn và các năm 1285, 1287 thời vua Trần Nhân Tông, quân dân Đại Việt cưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh triều Trần đã lập chiến công hiển hách: Ba lần chiến thắng quân Nguyên-Mông, đội quân đã từng ?bách chiến bách tháng? trên các chiến trường châu Âu, châu Á. Khi chiến sự diễn ra quyết liệt, trước sức mạnh ồ ạt của giặc; vua tôi nhà Trần đã rời kinh thành Thăng Long về Thiên Trường tìm kế chông giặc, vua Trần chú trọng xây dựng phong tuyến phía Nam, để phong giặc Nguyên-Mông từ phía biển đánh lên. Hưởng ứng việc xây dựng phòng tuyến dánh giặc, ở Trực Ninh co hai anh em sinh đôi là Bùi Khiết và Bùi Tuyết đã về Xối Đông chiêu nạp binh sĩ, đóng đồn Thượng, đồn Trung. Hang ngày quân sĩ luyện tập đao, kiếm, luyện tập cưỡi ngựa đánh gươm sẵn sàng giết giặc. Cùng thời gian đó có onng Trương Long, giỏi võ nghệ vễ chiêu binh, nạp sĩ, lập đồn Hạ, dựng lầu cao làm nơi quan sát tinh hinh địch. Ba đồn hình thành cụm căn cứ liên hoàn, án ngữ bờ nam sông Hồng, phong ngừa quân giặc.

Đầu xuân Ất Dậu (1285) chính quân tướng ở ba đồn binh này đã phục binh, rút ván cầu, làm ?cầu giả? lừa quân Nguyên tư phía Bắc xuống, xua chúng qua cầu rồi rút ván cho rơi xuống sông, bọn còn sống sót hoảng loan, tháo chạy thì sa vào trận địa phục kích sẵn bị đánh tơi tả thất bại hoàn toàn.

Từ trận chiến thắng Nguyên-Mông mùa xuân ấy, cầu được mang tên la cầu Vô Tình. Đới sau mùa xuân có người qua cầu Vô Tình. đã làm bài thơ ?Vô Tình hoài cổ? cảm khái vì trận chiến thắng đó:

Địa Quảng thiên cao,tứ vọng binh
Vô Tình đáo thử lãng do minh
Trần Quân ca xứ, Nguyên quân khấp
Kỷ đọ xuân phong đoản sáo hoàng

Nơi ?ba đòn binh nhà Trần?, nay thuộc các thôn Xối Đông Thượng, Xối Đông Trung, Xối Đông Hạ, cung thờ các tướng Bùi Khiết, Bùi Tuyết, Trương Long, ?còn con ngựa?, ?đường Bồ Đề?... thuộc xã Trực Đông (nay là xã Trung Đông) năm 1995 đã được Bộ văn háo xếp hạng, trao Bằng di tích "Lịch sử văn hoá".

Ở Mặt lăng Kênh, Mặt lăng Mưỡu còn ghi dấu tích chiến công và đền thờ các vị tướng triều như Trần Nhật Duật, Trần Công Châu, Vũ Quốc Đông ... đã lãnh đạo quân đánh giặc..

Đầu thế kỷ XV, quân Minh xâm lược nước ta, cùng với cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi, nhiều cuộc khởi nghĩa khác đã mở ra, trong đó có tướng quân Lê Điệt, từ căn cứ Diên Hà-Kiến Xương, chuyển sang địa bàn Trực Ninh luyện quân, chờ thời cơ đánh giặc.

Ông Vũ Thái đã đàu quân làm tướng của Lê Lợi, được phong ?Tổng thuỷ đội, lục quân?. Khi đất nước thanh bình, ông trở về àn nghỉ, khảo thưởng dân làng. Đền thờ ông hiện còn ở An Trung, Lộng Khê (Xã Trực Đinh).

Dưới triều Lê-Mạc, nhiều tướng lĩnh lập công, được phong thưởng hiện còn dấu tích và đền thờ ở Trực Ninh như Phạm Thế Trưng ở Quỹ Đe được phong: phụ quốc thượng tướng quân, Thái bảo trực quận công?, Triệu Hưng Uy ỏ Quỹ Đe được phong ? Cấm y vệ tả hữu hanh điểm An phương hầu?. Hà Đình Siêu ở Nam Mỹ được phong ?Thiểm đọc tư dực bảo trung hưng, kỵ thiết mã tín trung hầu?. Đănng Đinh Kỷ ỏ Nam Ngoại được phong ?Thú nhất bách bộ vy phấn lực tướng quân?, Ninh Khác Khoan (ở Văn Lãng) được phong: ?Phấn lực tướng quân?, Tư Lễ Giám ở Nam Phúc được phong ?hình bộ Thượng Thư?.

Đầu thế kỷ XIX dưới triều vua Minh Mạng, tình hình kinh tế - xã hội đất nước ta suy yếu, gây bất bình trong nhân dân. Năm1821 ? 1822 cả vùng sông Hồng bị nạn đói trầm trọng. Ông Phan Bá Vành cùng nông dân nghèo vùng duyên hải Bắc Bộ nổi dậy chống triều đình nhà Nguyễn. Cha con ông Ba Điều ở Dịch Diệp, các ông Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thuận, Vũ Đức ở Lương Hàn đã giúp theo nghĩa quân Phan Bá Vành. Ông Nguyễn Thiệng (tức Chỉ Thiệng) đã chiêu mộ hàng trăm dân binh, tự sắm vũ khí, nổi dậy chống vua quan nhà Nguyễn. Ông cùng quân lính đã tế cờ, làm lễ khao quân ở Sở Hạ Đồng trước giờ xuất phát.

Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị dập tắt. Nhưng nghĩa cử cao cả của các thủ lĩnh và nghĩa binh đã làm sáng danh truyền thống xây dựng quê hương, bảo vệ tổ quốc của nhân dân Trực Ninh.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (từ 1858), triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, lùi dần trước sức ép của thực dân và cuối cùng đặt toàn bộ đất nước ta dưới ách thồng trị của thực dân Pháp. Cả nước đã dấy lên cao trào chống Pháp và triều đình nhà Nguyễn bán nước.
Hoà trong lán sóng đấu tranh chung, các nhân sĩ, sĩ phu ở Trực Ninh đã biểu lộ tinh thần yêu nước với những hoạt động phong phú.

Hưởng ứng phong trào đông du do cụ Phan Bội Châu lãnh đạo, cụ Phan Đình Mẫn ở Dịch Diệp đã bí mật quyên tiền, gạo và vận động thanh niên hưởng ứng sôi nổi. Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 ? 1918), nhân cơ hội nước Pháp bị quân Đức chiếm đóng, tổ chức Quang Phục do cụ Phan Bội Châu sáng lập chủ trương tổ chức những cuộc bạo động vũ trang đánh Pháp ở nước ngoài để phối hợp với lực lượng vũ trang ở trong nước. Nhiều thanh niên, học sinh đang học tại Băng Cốc (Thái Lan) rất tích cực theo chủ trương của Quang Phục hội, trong đó có sinh viên Đinh Trọng Liên (tức giáo Trung), tức Hồng Việt, sinh năm 1882 người xã Trừng Hải.

Chính quyền Xiêm đã theo dõi bắt các anh đưa về Việt Nam. Thực dân Pháp mở phiên toà đại hình từ ngày 17 đến ngày 20-10-1916 do hội đồng quân sự thứ I Bắc Kỳ xét xử, chúng đã kết án tử hình Đinh Trọng Liên và một số người khác. Hồi 6 giờ ngày 6-11-1916 chúng thi hành án tại Nam Định. Viên chánh mật thám Bắc Kỳ thị sát vụ hành hình đã báo cáo lên cấp trên của hắn: ?Những người bị án, ra pháp trường một cách bướng bỉnh. Nhất là giáo Trung ngậm thuốc lá ở mồm đến phút cuối cùng?.

Từ sau năm 1930 dưới ngọn cờ lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lớp lớp thế hệ người Trực Ninh đã bền bỉ, kiên cường tiến hành cách mạng tháng tám thành công, đập tan bộ máy thực dân phong kiến ở địa phương, xây dựng chính quyền cách mạng, chính quyền mới của nhân dân.

Trong giai đoạn chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, hàng vạn lượt nam nữ thanh niên Trực Ninh đã gia nhập quân đội chiến đấu tại các chiến trường, làm nghĩa vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu, có hàng ngàn lượt người đã ngã xuống để bảo vệ độc lập tự do mà Lưu Chí Hiếu đã trở thành biểu tượng sáng ngời của những người công sản giữ vững khí tiết, quyết không ly khai Đảng đến hơi thở cuối cùng. Hàng chục ngàn người đã có công lao trong sự nghiệp cách mạng, trong đó có hai người được nhà nước phong tặng danh hiệu ?Anh hùng lực lượng vũ trang?: Đỗ Trọng Ngân sinh năm 1925 ở Trực Bình và Ngô Quang Điền sinh năm 1948 ở Trực Thuận. Nhiều bà mẹ đã dành người con duy nhât cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước. Nhiều bà mẹ đã đóng góp từ 3 người con trở lên cho công cuộc bảo vệ tổ quốc và tất cả đều đã hy sinh. Mẹ Phan Thị Đạo (xã Đạo Trực) đã động viên 7 người con lên đường đánh giặc cứu nước.

Đến 2-9-1998 đã có 117 bà mẹ được nhà nước phong tặng danh hiệu ?Bà mẹ Việt Nam anh hùng?.

Điểm xuyến những nét cơ bản về đất và con người Trực Ninh, chúng ta thấy có được vùng quê hiện hữu giàu đẹp no ấm như ngày nay là kết quả, là mồ hôi, máu xương của bao thế hệ người Trực Ninh đã bền bỉ đấu tranh quyêt liệt với thiên nhiên; với kẻ thù để trụ vững trên miền quê đất mới. Quá trình lao động, chiến đấu ấy đã hình thành cốt cách chung và trở thành truyền thống của người Trực Ninh là cần cù, thông minh, dũng cảm; một nền văn hoá địa phương với những nét đặc sắc của văn hoá đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Với truyền thống ấy, Trực Ninh góp phần tô đậm thêm trang sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc.

(Sưu tầm)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top