- Xu
- 458
Có một số thủ thuật giúp bạn ghi nhớ tốt hơn.
Khi bạn nắm chặt bàn tay phải, bộ não sẽ ghi nhớ thông tin nhanh hơn và bạn sẽ hồi tưởng dễ dàng hơn nếu nắm bàn tay trái.
Một số động tác cơ bản của cơ thể, như nắm bàn tay, có thể làm thay đổi cách thức hoạt động của bộ não và làm tăng khả năng ghi nhớ. Ảnh: Fotolia.
Ruth Propper và các đồng nghiệp đến từ Đại học Montclair tại Mỹ thực hiện một thử nghiệm để xác định mối liên hệ của hành động nắm tay đối với khả năng ghi nhớ, Science Daily đưa tin.
Nhóm nghiên cứu chia tình nguyện viên thành 4 nhóm. Mọi tình nguyện viên phải ghi nhớ một danh sách gồm 72 từ và sau đó liệt kê từng từ.
Một nhóm nắm chặt bàn tay phải khi họ cố gắng nhớ từ và khi hồi tưởng các từ trong danh sách. Nhóm thứ hai nắm chặt tay trái khi ghi nhớ lẫn khi hồi tưởng từ. Những người trong nhóm thứ ba nắm chặt một bàn tay trong lúc ghi nhớ (tay trái hoặc tay phải) rồi nắm tay còn lại khi hồi tưởng. Nhóm thứ tư không nắm tay trong cả hai giai đoạn.
Kết quả cho thấy, nhóm nắm tay phải khi ghi nhớ và sau đó nắm tay trái khi hồi tưởng nhớ nhiều từ nhất so với ba nhóm còn lại.
“Phát hiện này cho thấy một số chuyển động cơ bản của cơ thể sẽ tạm thời làm thay đổi cách thức hoạt động của bộ não và làm tăng khả năng ghi nhớ. Các nghiên cứu trong tương lai sẽ giúp chúng ta khám phá các khả năng khác của hành vi nắm tay – chẳng hạn như nắm tay có thể làm khả năng nhận thức ngôn ngữ hoặc không gian hay không”, Propper phát biểu.
Các nhà nghiên cứu cũng nói thêm rằng họ cần thực hiện những nghiên cứu tiếp theo để kiểm tra xem kết quả này có thể liên quan tới khả năng gia tăng ghi nhớ thị giác hay không (ví dụ: nhớ lại một khuôn mặt, một không gian, hay vị trí mà họ đặt chìa khóa).
Trần Hằng - VnExpress*
Khi bạn nắm chặt bàn tay phải, bộ não sẽ ghi nhớ thông tin nhanh hơn và bạn sẽ hồi tưởng dễ dàng hơn nếu nắm bàn tay trái.
Ruth Propper và các đồng nghiệp đến từ Đại học Montclair tại Mỹ thực hiện một thử nghiệm để xác định mối liên hệ của hành động nắm tay đối với khả năng ghi nhớ, Science Daily đưa tin.
Nhóm nghiên cứu chia tình nguyện viên thành 4 nhóm. Mọi tình nguyện viên phải ghi nhớ một danh sách gồm 72 từ và sau đó liệt kê từng từ.
Một nhóm nắm chặt bàn tay phải khi họ cố gắng nhớ từ và khi hồi tưởng các từ trong danh sách. Nhóm thứ hai nắm chặt tay trái khi ghi nhớ lẫn khi hồi tưởng từ. Những người trong nhóm thứ ba nắm chặt một bàn tay trong lúc ghi nhớ (tay trái hoặc tay phải) rồi nắm tay còn lại khi hồi tưởng. Nhóm thứ tư không nắm tay trong cả hai giai đoạn.
Kết quả cho thấy, nhóm nắm tay phải khi ghi nhớ và sau đó nắm tay trái khi hồi tưởng nhớ nhiều từ nhất so với ba nhóm còn lại.
“Phát hiện này cho thấy một số chuyển động cơ bản của cơ thể sẽ tạm thời làm thay đổi cách thức hoạt động của bộ não và làm tăng khả năng ghi nhớ. Các nghiên cứu trong tương lai sẽ giúp chúng ta khám phá các khả năng khác của hành vi nắm tay – chẳng hạn như nắm tay có thể làm khả năng nhận thức ngôn ngữ hoặc không gian hay không”, Propper phát biểu.
Các nhà nghiên cứu cũng nói thêm rằng họ cần thực hiện những nghiên cứu tiếp theo để kiểm tra xem kết quả này có thể liên quan tới khả năng gia tăng ghi nhớ thị giác hay không (ví dụ: nhớ lại một khuôn mặt, một không gian, hay vị trí mà họ đặt chìa khóa).
Trần Hằng - VnExpress*