Trước thực tế tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2010 lên tới 92,57%, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, nên xét đỗ tốt nghiệp, không nên tổ chức một kỳ thi quy mô, tốn kém chỉ để loại ra một số ít học sinh.
Nhiều ý kiến cũng nhấn mạnh, Bộ GD-ĐT không nên bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ nhưng để cho các trường tự chủ tuyển sinh, tùy theo nhu cầu đào tạo mà có phương pháp tuyển phù hợp.
GS Nguyễn Minh Thuyết (Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội): Bộ nên giao quyền cho các sở
Chỉ nhìn vào tỷ lệ đỗ mà kết luận chất lượng giáo dục năm nay tốt hơn năm trước là không chính xác vì tỷ lệ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đề dễ hay khó, biểu điểm chấm như thế nào, chưa nói tới các yếu tố chủ quan như coi thi có nghiêm túc không, chấm có “thoáng” không…
Tôi cho rằng, nên bình thường hóa kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bằng tốt nghiệp THPT chỉ xác định trình độ học vấn tối thiểu của công dân. Còn để có công ăn việc làm, các em phải học tiếp ĐH, CĐ hoặc học nghề. Bộ cũng không nên ôm đồm, năm nào cũng loay hoay tổ chức kỳ thi này mà nên giao cho các sở. Nếu một sở có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao nhưng số HS đỗ ĐH, CĐ thấp thì chính tỉnh đó sẽ phải xem lại chất lượng, nên Bộ không lo chất lượng không đồng đều.
Càng không nên gộp hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ vào làm một vì mỗi kỳ thi có một yêu cầu khác nhau. Bộ cũng nên “buông” để cho các trường tự chủ tuyển sinh, tùy thuộc vào nhu cầu đào tạo của mình mà có cách tuyển phù hợp.
GS Nguyễn Lân Dũng (Trường ĐH Quốc gia Hà Nội): Nên bỏ!
Thực sự, muốn cho kỳ thi có tỷ lệ đỗ cao không khó, chỉ cần đề ra dễ một chút. Tuy nhiên, tôi cho rằng thi tốt nghiệp chỉ là để loại những học sinh quá kém. Điều này cũng cho thấy Bộ không thể gộp hai kỳ thi làm một và cũng không thể bỏ kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ được.
Tôi nghĩ, kỳ thi tốt nghiệp sau này nên để cho các sở cấp bằng. Các sở sẽ dựa trên kết quả học tập của học sinh để xét tốt nghiệp thay vì phải tổ chức hai kỳ thi liền nhau, quá tốn kém, mệt mỏi, căng thẳng cho học sinh, phụ huynh và cho cả xã hội.
Riêng kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ không thể bỏ. Chúng ta không thể so sánh với các nước khác như Mỹ vì họ có đủ điều kiện cơ sở vật chất về giảng đường, phòng thí nghiệm… nên ở một số trường đại học, họ tuyển sinh theo kiểu đánh trống ghi tên. Ở Việt Nam không đủ các điều kiện đó nên nếu không sàng lọc đầu vào thì không thể đáp ứng nhu cầu của người học, chất lượng cũng không đảm bảo.
PGS Văn Như Cương (Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh): Tổ chức thi chỉ để loại một vài % học sinh là lãng phí
Bộ GD-ĐT cho rằng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao, số thí sinh và giám thị vi phạm quy chế thi giảm mạnh là do kết quả của phong trào “hai không”. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, “số lượng lâm tặc bị bắt năm nay ít hơn năm ngoái không đồng nghĩa với việc rừng bị chặt phá ít hơn mà có thể do kiểm lâm không bắt hoặc không bắt được lâm tặc”.
Một phòng thi mà gần như cả phòng sai, đúng giống nhau thì rõ ràng phải xem lại tính nghiêm túc của kỳ thi. Vì thế, nêu tỷ lệ trên 90% đỗ tốt nghiệp là không phản ánh đúng thực chất. Với kết quả “siêu đẹp” như thế, tôi cho rằng điều đáng lo ngại nhất là bệnh thành tích đang có nguy cơ trở lại.
Nhưng theo tôi, tổ chức một kỳ thi căng thẳng như thế là không nên. Để thi tốt nghiệp, học sinh phải đi học đủ số buổi quy định, làm hàng loạt bài kiểm tra, thi lên lớp, năm học nào cũng thế, từ lớp 1 đến lớp 12 thì kỳ thi này rõ ràng không có nhiều giá trị. Vì thế, Bộ nên giao lại cho các sở. Nếu tổ chức thi cử công phu, tốn kém chỉ để đánh trượt một vài phần trăm học sinh là lãng phí.
Theo Đất việt.
Nhiều ý kiến cũng nhấn mạnh, Bộ GD-ĐT không nên bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ nhưng để cho các trường tự chủ tuyển sinh, tùy theo nhu cầu đào tạo mà có phương pháp tuyển phù hợp.
GS Nguyễn Minh Thuyết (Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội): Bộ nên giao quyền cho các sở
Chỉ nhìn vào tỷ lệ đỗ mà kết luận chất lượng giáo dục năm nay tốt hơn năm trước là không chính xác vì tỷ lệ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đề dễ hay khó, biểu điểm chấm như thế nào, chưa nói tới các yếu tố chủ quan như coi thi có nghiêm túc không, chấm có “thoáng” không…
Tôi cho rằng, nên bình thường hóa kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bằng tốt nghiệp THPT chỉ xác định trình độ học vấn tối thiểu của công dân. Còn để có công ăn việc làm, các em phải học tiếp ĐH, CĐ hoặc học nghề. Bộ cũng không nên ôm đồm, năm nào cũng loay hoay tổ chức kỳ thi này mà nên giao cho các sở. Nếu một sở có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao nhưng số HS đỗ ĐH, CĐ thấp thì chính tỉnh đó sẽ phải xem lại chất lượng, nên Bộ không lo chất lượng không đồng đều.
Càng không nên gộp hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ vào làm một vì mỗi kỳ thi có một yêu cầu khác nhau. Bộ cũng nên “buông” để cho các trường tự chủ tuyển sinh, tùy thuộc vào nhu cầu đào tạo của mình mà có cách tuyển phù hợp.
GS Nguyễn Lân Dũng (Trường ĐH Quốc gia Hà Nội): Nên bỏ!
Thực sự, muốn cho kỳ thi có tỷ lệ đỗ cao không khó, chỉ cần đề ra dễ một chút. Tuy nhiên, tôi cho rằng thi tốt nghiệp chỉ là để loại những học sinh quá kém. Điều này cũng cho thấy Bộ không thể gộp hai kỳ thi làm một và cũng không thể bỏ kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ được.
Tôi nghĩ, kỳ thi tốt nghiệp sau này nên để cho các sở cấp bằng. Các sở sẽ dựa trên kết quả học tập của học sinh để xét tốt nghiệp thay vì phải tổ chức hai kỳ thi liền nhau, quá tốn kém, mệt mỏi, căng thẳng cho học sinh, phụ huynh và cho cả xã hội.
Riêng kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ không thể bỏ. Chúng ta không thể so sánh với các nước khác như Mỹ vì họ có đủ điều kiện cơ sở vật chất về giảng đường, phòng thí nghiệm… nên ở một số trường đại học, họ tuyển sinh theo kiểu đánh trống ghi tên. Ở Việt Nam không đủ các điều kiện đó nên nếu không sàng lọc đầu vào thì không thể đáp ứng nhu cầu của người học, chất lượng cũng không đảm bảo.
PGS Văn Như Cương (Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh): Tổ chức thi chỉ để loại một vài % học sinh là lãng phí
Bộ GD-ĐT cho rằng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao, số thí sinh và giám thị vi phạm quy chế thi giảm mạnh là do kết quả của phong trào “hai không”. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, “số lượng lâm tặc bị bắt năm nay ít hơn năm ngoái không đồng nghĩa với việc rừng bị chặt phá ít hơn mà có thể do kiểm lâm không bắt hoặc không bắt được lâm tặc”.
Một phòng thi mà gần như cả phòng sai, đúng giống nhau thì rõ ràng phải xem lại tính nghiêm túc của kỳ thi. Vì thế, nêu tỷ lệ trên 90% đỗ tốt nghiệp là không phản ánh đúng thực chất. Với kết quả “siêu đẹp” như thế, tôi cho rằng điều đáng lo ngại nhất là bệnh thành tích đang có nguy cơ trở lại.
Nhưng theo tôi, tổ chức một kỳ thi căng thẳng như thế là không nên. Để thi tốt nghiệp, học sinh phải đi học đủ số buổi quy định, làm hàng loạt bài kiểm tra, thi lên lớp, năm học nào cũng thế, từ lớp 1 đến lớp 12 thì kỳ thi này rõ ràng không có nhiều giá trị. Vì thế, Bộ nên giao lại cho các sở. Nếu tổ chức thi cử công phu, tốn kém chỉ để đánh trượt một vài phần trăm học sinh là lãng phí.
Theo Đất việt.