Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Trung Đại ( Thế kỷ V - XVI )
Napoléon Bonaparte
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Bút Nghiên" data-source="post: 6640" data-attributes="member: 699"><p><strong>4- Xâm lăng Ai Cập. </strong> </p><p></p><p>Sau khi đã chiến thắng được nước Áo và trở về Paris, Napoléon mang nhiều tham vọng lớn nhưng ông thấy chưa có đủ ảnh hưởng tác động tới chính quyền trung ương. Vào thời bấy giờ, tất cả các nước trên lục địa châu Âu đều phải quy phục nước Pháp, ngoại trừ nước Anh. </p><p></p><p>Vào cuối năm 1797, Hội Đồng Chấp Chính muốn thực hiện một cuộc đổ bộ qua nước Anh nên đã chỉ định Napoléon chỉ huy công cuộc viễn chinh qua eo biển Manche. Sau một cuộc thanh tra ngắn hạn vào tháng 2 năm 1798, Napoléon tuyên bố rằng cuộc xâm chiếm nước Anh chỉ thực hiện được sau khi nước Pháp làm chủ được mặt biển và ông đã đề nghị nên đánh phá các nguồn tài nguyên của nước Anh bằng cách chiếm đóng xứ Ai Cập và như vậy, đe dọa con đường dẫn tới Ấn Độ. Napoléon muốn bắt chước lối chinh phục của Đại Đế Alexander bằng cách chiếm đoạt đế quốc phía đông gồm Ai Cập, Ấn Độ, các miền đất Trung Đông và Viễn Đông. Đề nghị của Napoléon được vị Bộ Trưởng Ngoại Giao là ông Talleyrand ủng hộ và được các nhân vật lãnh đạo Hội Đồng Chấp Chính chấp thuận ngay, vì chính các vị này cũng đang muốn đẩy đi xa vị tướng trẻ nhiều tham vọng là Napoléon Bonaparte. </p><p></p><p>Vào tháng 5 năm 1798, Napoléon bắt đầu cuộc viễn chinh tại Ai Cập với 38,000 quân. Các chiến thắng bắt đầu: pháo đài Malta của các hiệp sĩ Hospitallers (the Knights Hospitallers of St. John of Jerusalem) bị thất thủ vào ngày 10-6-1798, rồi thành phố Alexandria của Ai Cập đầu hàng vào ngày 1 tháng 7. Napoléon đã đánh bại các kẻ cai trị xứ Ai Cập có tên là nhóm Mamelukes, trong trận đánh tại các Kim Tự Tháp gần thành phố Cairo. Rồi đồng bằng sông Nile bị chinh phục rất nhanh chóng. Nhưng, vào ngày 1-8-1798, hạm đội Pháp bỏ neo tại Vịnh Abu Qir đã bị hoàn toàn phá hủy bởi hạm đội Anh của Đô Đốc Horatio Nelson trong trận thủy chiến “Dòng Sông Nile” (the Battle of the Nile) khiến cho đoàn quân Pháp bị mắc kẹt trong miền đất mà họ đã chinh phục được và bị cắt đứt các nguồn tăng cường và tiếp tế. Cũng vào thời gian này, Napoléon đã cố gắng đưa vào xứ Ai Cập các định chế chính trị, cách quản trị và tài năng kỹ thuật của tây phương. Quốc gia bảo hộ Ai Cập là Thổ Nhĩ Kỳ bèn liên minh với các nước Anh, nước Nga và tuyên chiến với nước Pháp vào tháng 9 năm đó. Để ngăn chặn cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào xứ Ai Cập và có lẽ cũng vì muốn trở về đất Pháp bằng con đường Anatolia, Napoléon đã đưa quân qua Syria vào tháng 2 năm 1799, tiến tới pháo đài Acre (ngày nay là Akko, thuộc nước Do Thái) và đoàn quân Pháp đã bị chặn đánh thảm bại tại nơi này. Napoléon đành phải rút về Ai Cập và khi tới Abu Qir, gần Vịnh Abu Qir, ông đã đánh thắng 10,000 quân Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 7 năm 1799. </p><p></p><p>Trận đánh “Dòng Sông Nile” đã cho người châu Âu thấy rằng Napoléon Bonaparte không phải là vô địch và các nước Anh, Áo, Nga, Thổ đã họp thành một liên minh quân sự mới, chống lại nước Pháp. Từ mùa xuân năm 1799, quân đội Pháp bị thua nhiều trận tại nước Ý và đã phải rút lui khỏi phần lớn bán đảo Ý Đại Lợi. Những thất bại quân sự này đã gây nên các xáo trộn trong nước Pháp. Ngày 30 tháng Prairial (18-6-1799), một cuộc đảo chính đã loại ra ngoài Hội Đồng Chấp Chính các nhân vật ôn hòa và đưa vô Hội Đồng này các đảng viên Jacobin, là các người cực đoan. Nhưng hoàn cảnh chính trị vẫn không ổn định. Một trong các nhân vật lãnh đạo Hội Đồng Chấp Chính là ông Emmanuel Sieyès đã tin chắc rằng chỉ có chế độ độc tài quân sự mới ngăn ngừa được việc phục hưng chế độ quân chủ. Ông Sieyès tuyên bố: “Tôi đang tìm kiếm một cây gươm”. Hội Đồng Chấp Chính đã ra lệnh cho Napoléon trở về đất Pháp. </p><p></p><p>Tình hình chính trị tại nước Pháp vào lúc này rất thuận tiện cho Napoléon. Việc phục hồi nhóm đảng viên Jacobin khiến cho các kẻ ôn hòa lo ngại sẽ xẩy ra một thời kỳ khủng bố mới, họ trông đợi một chính quyền mạnh, ngăn chặn được khuynh hướng cấp tiến này. Cũng vào thời gian này, Hội Đồng Chấp Chính đã thiết lập nên 4 nước cộng hòa vệ tinh là các xứ Batavian (Hòa Lan), Helvetian (Thụy Sĩ), Roman (La Mã) và Parthenopean (Naples). Các nhà lãnh đạo nước Áo, hay dòng họ Hapsburg, vì thế rất lo ngại ảnh hưởng của nước Pháp tại các miền đất Ý thuộc nước Áo trước kia, và Sa Hoàng Paul I (trị vì 1796-1801) lo sợ Napoléon sẽ làm hư hại các quyền lợi của nước Nga tại vùng Địa Trung Hải. Đế Quốc Pháp mới mẻ đã làm lệch đi sự thăng bằng chính trị của châu Âu nên các nước Anh, Áo và Nga đã lập nên liên minh quân sự thứ hai và trong năm 1799, quân đội Nga dưới quyền của Tướng Alexander Suvorov (1729-1800) đã nhiều lần đánh bại quân đội Pháp và Tướng Suvorov trở nên vị anh hùng của châu Âu. Vào tháng 8 năm 1799, quân Pháp bị đẩy ra khỏi lãnh thổ Ý và phần lớn các nước cộng hòa Pháp bị sụp đổ. Chính vào lúc này, lãnh thổ Pháp đang đứng trước nguy cơ bị xâm lăng. Có nhiều âm mưu phản cách mạng. Chế độ Cộng Hòa đang cần cấp cứu. Tháng 8 năm 1799, Napoléon Bonaparte lên tầu, lẻn về Pháp, giao quyền chỉ huy đoàn quân Ai Cập cho Tướng Jean Kleber.</p><p></p><p></p><p><strong>5- Tổng Tài Thứ Nhất của nước Pháp.</strong> </p><p></p><p>Cùng với một số người thân tín, Napoléon rời Ai Cập vào ngày 22-8-1799 bằng hai con tầu nhỏ và rất may, họ về tới đất Pháp an toàn, tránh được vòng phong tỏa của Hải Quân Anh. Napoléon tới Paris vào ngày 14 tháng 10 năm đó. Tin tức về chiến thắng tại Abu Qir đã khiến cho nhân dân Pháp hân hoan đón mừng sự trở về của người anh hùng trẻ tuổi Napoléon. Cũng vào lúc này, quân đội Pháp đã thắng lớn tại Hòa Lan và Thụy Sĩ, tránh được cảnh nước Pháp bị xâm lăng đồng thời các lực lượng phản cách mạng trong nước cũng bị thất bại. Nước Cộng Hòa Pháp đã được cứu vãn nhưng ông Sieyès vẫn muốn tiếp tục kế hoạch cũ: lưỡi gươm Napoléon đã tới với ông. </p><p></p><p>Vào cuối tháng 10 năm 1799, Sieyès và Napoléon đã thực hiện một cuộc đảo chính vào hai ngày 18 và 19 tháng Brumaire, năm thứ 8 của Lịch Cách Mạng, tức là ngày 9-10 tháng 11 năm 1799. Kết quả của cuộc đảo chính này là các hội đồng lập pháp bị giải tán, các đại biểu đối lập bị loại bỏ, một chính quyền mới được thành lập với ba tổng tài (consul) là Napoléon, Sieyès và Pierre Robert Ducos. Một hiến pháp mới đã được nhân dân Pháp chấp thuận, theo đó Napoléon được bầu làm “Tổng Tài Thứ Nhất” (first consul) còn hai vị tổng tài kia chỉ làm cố vấn cho Napoléon. Sau 10 năm cách mạng với các xáo trộn phức tạp, nhân dân Pháp mong muốn có một vị lãnh đạo mạnh, nhờ vậy vào lúc này, Napoléon có thể cai trị nước Pháp như một nhà độc tài. Napoléon Bonaparte đã là chủ nhân của cả nước Pháp. </p><p></p><p>Khi lên cầm quyền “Tổng Tài Thứ Nhất”, Napoléon mới 30 tuổi, là một con người lùn và gầy, với mái tóc cắt sát nên được gọi là “le petit tondu” (chàng thanh niên nhỏ người có mái tóc cắt sát). Người dân Pháp vào thời gian này không biết rõ về cá nhân của Napoléon, họ đặt tin tưởng vào một nhân vật luôn luôn chiến thắng vì Napoléon là một chính trị gia khôn khéo, đã che dấu hai lần thất bại tại Dòng Sông Nile và tại pháo đài Acre. Người dân Pháp vẫn còn ghi nhớ Hòa Ước Campo Formio, mang lại danh dự về cho nước Pháp. Người dân Pháp trông đợi Napoléon sẽ chấm dứt hệ thống chính quyền tham nhũng và không ổn định của Hội Đồng Chấp Chính, củng cố các thành quả chính trị và xã hội của Cách Mạng, cứu nguy và mang lại Hòa Bình cho xứ sở. </p><p></p><p>Napoléon Bonaparte quả thực là một nhân vật thông minh xuất chúng. Ông hiểu biết rất rõ về lịch sử và luật pháp cũng như khoa học quân sự. Ông làm việc không biết mệt, quyết định rất nhanh chóng và có nhiều tham vọng không giới hạn. Napoléon chính là con người của Cách Mạng Pháp bởi vì chính nhờ cuộc Cách Mạng này mà ông sớm bước chân lên địa vị cao sang và quyền lực bậc nhất của quốc gia. Napoléon Bonaparte lại là con người của thế kỷ 19, người con đích thực của Voltaire, là nhà chuyên chế được khai sáng nhất (the most enlightened despot) của các nhà độc tài chuyên chế: ông không tin tưởng vào chủ quyền của nhân dân, vào các tranh đấu đại nghị, vào các ý muốn của toàn dân. Napoléon đặt tin tưởng vào lý luận (reasoning) hơn là lý trí (reason), cho rằng các ý muốn dù được khai sáng (enlightened) hay cương quyết tới đâu cũng cần đến sự yểm trợ của lưỡi lê (the support of bayonets). Napoléon đã coi thường dư luận và tin rằng ông có thể hướng dẫn hay bóp méo dư luận theo ý mình. Napoléon Bonaparte được người dân Pháp gọi là vị tướng có tính “dân sự” nhất (the most “civilian” of generals) nhưng mãi mãi ông vẫn là một quân nhân. </p><p></p><p>Từ khi lên làm Tổng Tài Thứ Nhất, Napoléon đã áp đặt chế độ độc tài quân sự lên toàn thể nước Pháp và thực chất của đặc tính này nằm trong Hiến Pháp của năm thứ 8 (4 Nivose, 25-12-1799) do Sieyès thảo ra. Hiến Pháp này không đề cập gì tới các nguyên tắc “tự do, bình đẳng và huynh đệ” của cuộc Cách Mạng Pháp, không bảo đảm “dân quyền” (the rights of man) mà lại ban cho vị Tổng Tài Thứ Nhất các quyền lực vô hạn. Napoléon Bonaparte với danh nghĩa Tổng Tài này, có thể chỉ định các bộ trưởng, quan tòa, tướng tá, nhân viên Hội Đồng Quốc Gia, công chức, và cả các nhân viên của hội đồng lập pháp mà theo lý thuyết, những vị này phải được bầu lên do phổ thông đầu phiếu. Sau một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 2 năm 1800, Hiến Pháp năm thứ 8 đã được chấp thuận. </p><p></p><p>Các chương trình cải tổ của Napoléon bắt đầu. Đứng đầu chính quyền là Hội Đồng Quốc Gia (the Council of State), gồm các chuyên viên tạo nên một Nội Các trung ương, chủ tọa do Napoléon và chỉ chịu trách nhiệm trước Napoléon. Các xáo trộn về quản trị hành chánh trong thời kỳ Cách Mạng đã được sửa đổi. Một nhóm các bộ sở được thành lập để thi hành việc kiểm soát từ trung ương, chẳng hạn như Bộ Tài Chính lo về thuế vụ, Bộ Nội Vụ lo an ninh trong xứ. Lãnh thổ được chia thành nhiều tỉnh (departements), tổng (cantons), làng (communes), nhưng các nhân viên hành chánh đều do trung ương bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước chính quyền Paris. Việc tập trung về trung ương của nền tài chính cũng được thực hiện do việc thiết lập ra Ngân Hàng Pháp Quốc (the Bank of France) trong đó 200 cổ đông chính, tạo nên Hội Đồng Quản Trị, là các nhà trí thức tư sản của thành phố Paris. Hệ thống huân chương được quy định với Bắc Đẩu Bội Tinh (the Legion of Honor) là bậc cao cấp nhất. Ngành Tư Pháp cũng bị thay đổi đáng kể do việc phổ biến Đạo Luật Napoléon (the Code Napoléon), làm tiêu hủy các luật lệ khác nhau thuộc các tỉnh khác nhau của nước Pháp, tạo nên một hệ thống luật pháp thống nhất, không đặt căn cứ trên các điều lệ đã có từ trước mà trên lý trí (reason). Đạo luật này công nhận mọi người bình đẳng trước Pháp Luật bất kể cấp bậc hay tài sản, nhưng đã đặt quyền lợi của Quốc Gia lên trên quyền lợi của Cá Nhân. Bộ Luật Napoléon đã là một kiểu mẫu cho các nhà cải tổ Luật Pháp trên toàn thế giới. Các quan tòa từ nay không còn được bầu lên từ các địa phương như trong thời kỳ Cách Mạng, mà được bổ nhiệm từ trung ương. Tổ chức cảnh sát cũng được tăng cường. Nền Giáo Dục được cải tiến thành một dịch vụ công cộng chính yếu, giáo dục trung học mang tính cách bán quân sự, các Đại Học có ban giảng huấn được tổ chức lại. Napoléon cũng lập ra Đại Học Pháp Quốc (the University of France) nhưng ngành giáo dục tiểu học còn bị thiếu sót. </p><p></p><p>Napoléon cũng đồng ý với quan điểm của Voltaire theo đó người dân cần tới một tôn giáo, dù cho cá nhân của ông không quan tâm đến niềm tin tôn giáo. Giáo Hoàng Pius VII vào tháng 3 năm 1800, đã ký kết với Napoléon một bản điều ước (concordat) công nhận Nền Cộng Hòa Pháp, chấp nhận quốc gia có quyền bổ nhiệm giới tu sĩ (the clergy). Tổ chức quân đội được Tổng Tài Napoléon chú ý tới nhiều nhất: chế độ quân dịch cưỡng bách được thi hành nhưng trong đó cũng chấp nhận sự thay thế trong việc tòng quân, các lính quân dịch mới được pha trộn với các binh lính thiện chiến cũ và mọi người lính đều có cơ hội được thăng chức lên các cấp bậc cao nhất. Hàn Lâm Viện Quân Sự Saint Cyr được thành lập, mở cửa đón nhận các thanh niên thuộc các gia đình tư sản theo đuổi binh nghiệp. Ngoài ra, Trường Đại Học Bách Khoa lập nên do Hội Nghị Quốc Ước trước kia, nay được quân sự hóa để đào tạo ra các sĩ quan Pháo Binh và Công Binh. </p><p></p><p>Như vậy, Napoléon Bonaparte đã kết hợp toàn thể nước Pháp vào cách kiểm soát của chính quyền trung ương và đây là một di sản lâu dài nhất. Napoléon đã tự cho mình là người thừa kế và bảo vệ công cuộc Cách Mạng Pháp. Đối với giai cấp trung lưu, ông đã làm ổn định nền tài chính, tổ chức lại nền hành chính và xã hội cho có trật tự, lập ra các chương trình xây dựng đường lộ và sông đào. Lợi tức quốc gia được phục hồi bằng các thứ thuế trực thu và gián thu và nhờ vậy, đồng “franc” có giá trị ổn định. Đối với nông dân, đất đai của họ được bảo đảm, các loại thuế phong kiến mà người dân phải đóng nạp đã bị Luật Pháp mới chấm dứt. Giới lao động cũng có công việc làm ăn do các nhu cầu của quân đội và của một xã hội đang cải tiến. Napoléon cũng bảo đảm cho mọi người dân quyền bình đẳng trước Pháp Luật, bình đẳng về các cơ hội thăng tiến, các hình phạt tàn ác bị tiêu hủy và nền giáo dục được mở ra cho những người thông minh, hiếu học. Và trước mọi người dân trong nước, Napoléon Bonaparte đã hứa hẹn không chỉ nền an ninh quốc gia mà còn có phương cách bành trướng lãnh thổ và sự vinh quang quân sự. </p><p></p><p>Tổng Tài Thứ Nhất Napoléon Bonaparte đã không vừa lòng với việc cai trị lãnh thổ nước Pháp mà còn muốn bành trướng ảnh hưởng Pháp ra khắp các xứ Tây Phương khác. Mùa đông năm 1799 và mùa xuân năm 1800, Napoléon lo luyện tập quân đội để chuẩn bị tấn công nước Áo vì vào thời gian này, nước Nga đã rút lui khỏi liên minh chống Pháp. Napoléon nhận thấy ngay địa điểm chiến lược là liên bang Thụy Sĩ vì từ nơi này, ông có thể đánh vào sườn các đoàn quân Áo đóng tại nước Đức hay nước Ý. Kinh nghiệm trước kia đã khiến ông chọn nước Ý. Napoléon đưa quân qua đường đèo St. Bernard trước khi tuyết tan, bao vây quân đội Áo tại Genoa. Trận đánh Marengo của Napoléon đã khiến quân Pháp kiểm soát được thung lũng sông Po, tới tận Adige rồi vào tháng 12-1800, một đoàn quân Pháp khác cũng đã đánh bại quân đội Áo tại nước Đức. Nước Áo bị bắt buộc phải ký Hòa Ước Luneville vào tháng 2 năm 1801, công nhận nước Pháp có quyền chiếm đóng các miền sông Rhine, dãy núi Alps và dãy núi Pyrenées. </p><p></p><p>Tới lúc này, chỉ còn nước Anh là quốc gia duy nhất chống lại Napoléon. Các thương thảo hòa bình giữa Anh và Pháp được bắt đầu tại London vào tháng 10-1801 rồi Hiệp Ước Hòa Bình được ký kết tại Amiens vào ngày 27-3-1802. Châu Âu từ nay có hòa bình được vãn hồi. Uy tín của Tổng Tài Thứ Nhất Napoléon Bonaparte tăng lên rất cao. </p><p></p><p>Vào năm 1802, Napoléon khuyên các nhà lập pháp rằng để có đủ yếu tố ổn định, giới hạn 10 năm của Tổng Tài Thứ Nhất nên được loại bỏ, và vào tháng 5-1802, đã có quyết định để dân chúng Pháp tham dự một cuộc trưng cầu dân ý theo đó “Napoléon Bonaparte có nên làm Tổng Tài suốt đời hay không?”. Vào tháng 8 năm đó, nhân dân Pháp đã chấp thuận Napoléon làm Tổng Tài “suốt đời”, với quyền chỉ định người kế nghiệp và tùy ý tu chính Hiến Pháp. </p><p></p><p>Vào đầu thế kỷ 19, nước Anh muốn lật đổ Napoléon nên đã trợ giúp cho các người Pháp bảo hoàng để họ tiếp tục thực hiện các rối loạn và âm mưu. Khi một cuộc âm mưu do người Anh trợ giúp bị khám phá vào năm 1804, Napoléon cho rằng cần phải phản ứng thật mạnh để làm cho các kẻ chống đối phải khiếp sợ. Trong cuộc âm mưu kể trên, cảnh sát Pháp đã tin rằng người đứng đầu là hầu tước trẻ tuổi d Enghien, một biểu tượng của dòng họ Bourbon và ông này đang sinh sống cách biên giới Đức vài dậm đường. Rồi do sự chấp thuận của Talleyrand và của Cảnh Sát Trưởng Joseph Fouché, vị hầu tước trẻ bị bắt cóc trên miền đất trung lập, bị đưa về Vincennes , bị xét xử và bị bắn chết. Hành động này đã làm tăng uy tín của ông Fouché nhưng cũng khiến cho giới quý tộc cũ thêm bất mãn và chống đối. </p><p></p><p>Cũng vì muốn củng cố địa vị, Cảnh Sát Trưởng Fouché đã khuyên Napoléon rằng để tránh các âm mưu lật đổ, nên đổi chế độ “Tổng Tài suốt đời” thành thể chế “đế quốc” (empire) có thừa kế và như thế, các kẻ chống đối không còn hy vọng thay đổi chế độ bằng phương cách ám sát. Vào ngày 28 tháng 5 năm 1804, Đế Chế được công bố thành hình mặc dù không có thay đổi nhiều trong cách tổ chức chính quyền của nước Pháp, ngoài một số cơ chế tương tự như đế chế cũ. Đầu tiên, Napoléon muốn được phong chức bởi Giáo Hoàng nhờ đó, việc đăng quang sẽ gây ra nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với dân chúng Pháp và các quốc gia khác, và đặc biệt mang tính cách chính thức hơn cả các nhà vua Pháp. Giáo Hoàng Pius VII cũng đồng ý tới Paris và trong buổi lễ đăng quang rực rỡ tổ chức vào ngày 2 tháng 12 năm 1804 tại Giáo Đường Notre Dame, Paris, Hoàng Đế Napoléon Bonaparte đã nhận vương niệm từ tay Giáo Hoàng và theo gương của Charlemagne, Napoléon đã tự đặt vương niệm đó lên đầu mình. Từ nay, là “Hoàng Đế của nước Pháp”, Napoléon Bonaparte có quyền truyền lại ngai vàng cho các con cháu. Các người trong gia đình Bonaparte đã mang các danh xưng quý tộc. Việc phục hồi chế độ quân chủ chuyên chế là một điều lăng nhục đối với các người bảo hoàng và đối với các cựu chiến sĩ của Cuộc Cách Mạng Pháp. Để dẹp tan các phản kháng, Napoléon đã tăng cường công việc tuyên truyền, báo chí bị kiểm duyệt gắt gao. Chế độ độc tài quân chủ này đã cho phép Napoléon thực hiện các cuộc chiến tranh trong nhiều năm mà không cần quan tâm tới dư luận quần chúng Pháp. Tại phần đất Ý Đại Lợi, Napoléon Bonaparte đã lãnh đạo nước Cộng Hòa Cisalpine từ khi nước này được thành lập, vì thế vào tháng 3 năm 1805, Napoléon Bonaparte được công bố trở thành Vua của nước Ý và đã lên ngai vàng vào tháng 5 năm đó tại Milan. </p><p></p><p>Napoléon Bonaparte là một nhà chính trị khôn khéo. Mỗi lần muốn thay đổi Hiến Pháp theo chiều hướng thiếu dân chủ, ông đều dùng tới phương pháp trưng cầu dân ý và kết quả thu được rất có lợi cho Napoléon: cuộc bỏ phiếu năm 1799-1800 chấp thuận Napoléon và Hiến Pháp của Năm Thứ 8 có 3,011,107 phiếu thuận đối với 1,562 phiếu chống; rồi vào năm 1803, 3,568,885 phiếu thuận, đồng ý để Napoléon làm Tổng Tài suốt đời so với 8,357 phiếu chống; còn cuộc bỏ phiếu đồng ý Đế Chế đã mang lại kết quả là 3,572,329 phiếu thuận, trong khi phiếu chống là 2,579. Chắc chắn là các cử tri Pháp vào thời kỳ đó đã bị các áp lực chính trị và các kết quả công bố có phần bị sửa đổi, nhưng không còn nghi ngờ gì khi đại đa số dân chúng Pháp đã ủng hộ Napoléon. Các vinh quang quân sự do Napoléon mang lại đã hấp dẫn những người có tinh thần quốc gia đang lên, và các chính sách ổn định kinh tế quốc nội đã khiến cho mọi người dân không còn muốn các biến động cách mạng hay các thay đổi chính quyền, bởi vì Napoléon đã làm thay đổi một số chính sách cách mạng cũ và thêm vào các cải tổ theo những nhận xét của các nhà tư tưởng mới. Nhờ các cải tiến chính sách, niềm tin của dân chúng Pháp đã tăng lên từ dưới, và quyền lực đã phát triển từ trên. </p><p></p><p>Từ nay tại nước Pháp, mọi người với quá trình chính trị khác nhau đều được đặt vào nền hành chính đế chế có tính trung ương tập quyền, giống như dưới triều đại của Vua Louis 14. Napoléon là một nhà chuyên chế khai sáng (enlightened despot). Napoléon chỉ quan tâm đến khả năng của những kẻ dưới quyền, dù cho trước kia họ là cựu đảng viên Jacobin hay là các người di cư. Đế chế này đã đặt căn bản trên một nền móng chính trị rộng rãi. Napoléon đã tưởng thưởng trọng hậu các kẻ có công, kể cả bằng các tước hiệu cao cấp. Do việc tái lập đế chế, đã có hàng chục hầu tước, hàng trăm bá tước và công tước. Napoléon đã phong cho các tướng lãnh và sĩ quan xuất sắc cấp bậc “Thống Chế” (marshal) và tưởng thưởng Bắc Đẩu Bội Tinh (Legion of Honor) và với huy chương này, họ được tiền trợ cấp hàng năm. Napoléon đã nhận xét rằng “chế độ quý tộc luôn luôn tồn tại” (aristocracy always exists), và khi bị phá bỏ thì chế độ đó đã chuyển về các gia đình trung lưu giàu sang và có thế lực. Như vậy, những người đứng đầu giai cấp trung lưu Pháp của thời đại đó đã dần dần trở nên các nhà quý tộc hoàng gia.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Bút Nghiên, post: 6640, member: 699"] [B]4- Xâm lăng Ai Cập. [/B] Sau khi đã chiến thắng được nước Áo và trở về Paris, Napoléon mang nhiều tham vọng lớn nhưng ông thấy chưa có đủ ảnh hưởng tác động tới chính quyền trung ương. Vào thời bấy giờ, tất cả các nước trên lục địa châu Âu đều phải quy phục nước Pháp, ngoại trừ nước Anh. Vào cuối năm 1797, Hội Đồng Chấp Chính muốn thực hiện một cuộc đổ bộ qua nước Anh nên đã chỉ định Napoléon chỉ huy công cuộc viễn chinh qua eo biển Manche. Sau một cuộc thanh tra ngắn hạn vào tháng 2 năm 1798, Napoléon tuyên bố rằng cuộc xâm chiếm nước Anh chỉ thực hiện được sau khi nước Pháp làm chủ được mặt biển và ông đã đề nghị nên đánh phá các nguồn tài nguyên của nước Anh bằng cách chiếm đóng xứ Ai Cập và như vậy, đe dọa con đường dẫn tới Ấn Độ. Napoléon muốn bắt chước lối chinh phục của Đại Đế Alexander bằng cách chiếm đoạt đế quốc phía đông gồm Ai Cập, Ấn Độ, các miền đất Trung Đông và Viễn Đông. Đề nghị của Napoléon được vị Bộ Trưởng Ngoại Giao là ông Talleyrand ủng hộ và được các nhân vật lãnh đạo Hội Đồng Chấp Chính chấp thuận ngay, vì chính các vị này cũng đang muốn đẩy đi xa vị tướng trẻ nhiều tham vọng là Napoléon Bonaparte. Vào tháng 5 năm 1798, Napoléon bắt đầu cuộc viễn chinh tại Ai Cập với 38,000 quân. Các chiến thắng bắt đầu: pháo đài Malta của các hiệp sĩ Hospitallers (the Knights Hospitallers of St. John of Jerusalem) bị thất thủ vào ngày 10-6-1798, rồi thành phố Alexandria của Ai Cập đầu hàng vào ngày 1 tháng 7. Napoléon đã đánh bại các kẻ cai trị xứ Ai Cập có tên là nhóm Mamelukes, trong trận đánh tại các Kim Tự Tháp gần thành phố Cairo. Rồi đồng bằng sông Nile bị chinh phục rất nhanh chóng. Nhưng, vào ngày 1-8-1798, hạm đội Pháp bỏ neo tại Vịnh Abu Qir đã bị hoàn toàn phá hủy bởi hạm đội Anh của Đô Đốc Horatio Nelson trong trận thủy chiến “Dòng Sông Nile” (the Battle of the Nile) khiến cho đoàn quân Pháp bị mắc kẹt trong miền đất mà họ đã chinh phục được và bị cắt đứt các nguồn tăng cường và tiếp tế. Cũng vào thời gian này, Napoléon đã cố gắng đưa vào xứ Ai Cập các định chế chính trị, cách quản trị và tài năng kỹ thuật của tây phương. Quốc gia bảo hộ Ai Cập là Thổ Nhĩ Kỳ bèn liên minh với các nước Anh, nước Nga và tuyên chiến với nước Pháp vào tháng 9 năm đó. Để ngăn chặn cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào xứ Ai Cập và có lẽ cũng vì muốn trở về đất Pháp bằng con đường Anatolia, Napoléon đã đưa quân qua Syria vào tháng 2 năm 1799, tiến tới pháo đài Acre (ngày nay là Akko, thuộc nước Do Thái) và đoàn quân Pháp đã bị chặn đánh thảm bại tại nơi này. Napoléon đành phải rút về Ai Cập và khi tới Abu Qir, gần Vịnh Abu Qir, ông đã đánh thắng 10,000 quân Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 7 năm 1799. Trận đánh “Dòng Sông Nile” đã cho người châu Âu thấy rằng Napoléon Bonaparte không phải là vô địch và các nước Anh, Áo, Nga, Thổ đã họp thành một liên minh quân sự mới, chống lại nước Pháp. Từ mùa xuân năm 1799, quân đội Pháp bị thua nhiều trận tại nước Ý và đã phải rút lui khỏi phần lớn bán đảo Ý Đại Lợi. Những thất bại quân sự này đã gây nên các xáo trộn trong nước Pháp. Ngày 30 tháng Prairial (18-6-1799), một cuộc đảo chính đã loại ra ngoài Hội Đồng Chấp Chính các nhân vật ôn hòa và đưa vô Hội Đồng này các đảng viên Jacobin, là các người cực đoan. Nhưng hoàn cảnh chính trị vẫn không ổn định. Một trong các nhân vật lãnh đạo Hội Đồng Chấp Chính là ông Emmanuel Sieyès đã tin chắc rằng chỉ có chế độ độc tài quân sự mới ngăn ngừa được việc phục hưng chế độ quân chủ. Ông Sieyès tuyên bố: “Tôi đang tìm kiếm một cây gươm”. Hội Đồng Chấp Chính đã ra lệnh cho Napoléon trở về đất Pháp. Tình hình chính trị tại nước Pháp vào lúc này rất thuận tiện cho Napoléon. Việc phục hồi nhóm đảng viên Jacobin khiến cho các kẻ ôn hòa lo ngại sẽ xẩy ra một thời kỳ khủng bố mới, họ trông đợi một chính quyền mạnh, ngăn chặn được khuynh hướng cấp tiến này. Cũng vào thời gian này, Hội Đồng Chấp Chính đã thiết lập nên 4 nước cộng hòa vệ tinh là các xứ Batavian (Hòa Lan), Helvetian (Thụy Sĩ), Roman (La Mã) và Parthenopean (Naples). Các nhà lãnh đạo nước Áo, hay dòng họ Hapsburg, vì thế rất lo ngại ảnh hưởng của nước Pháp tại các miền đất Ý thuộc nước Áo trước kia, và Sa Hoàng Paul I (trị vì 1796-1801) lo sợ Napoléon sẽ làm hư hại các quyền lợi của nước Nga tại vùng Địa Trung Hải. Đế Quốc Pháp mới mẻ đã làm lệch đi sự thăng bằng chính trị của châu Âu nên các nước Anh, Áo và Nga đã lập nên liên minh quân sự thứ hai và trong năm 1799, quân đội Nga dưới quyền của Tướng Alexander Suvorov (1729-1800) đã nhiều lần đánh bại quân đội Pháp và Tướng Suvorov trở nên vị anh hùng của châu Âu. Vào tháng 8 năm 1799, quân Pháp bị đẩy ra khỏi lãnh thổ Ý và phần lớn các nước cộng hòa Pháp bị sụp đổ. Chính vào lúc này, lãnh thổ Pháp đang đứng trước nguy cơ bị xâm lăng. Có nhiều âm mưu phản cách mạng. Chế độ Cộng Hòa đang cần cấp cứu. Tháng 8 năm 1799, Napoléon Bonaparte lên tầu, lẻn về Pháp, giao quyền chỉ huy đoàn quân Ai Cập cho Tướng Jean Kleber. [B]5- Tổng Tài Thứ Nhất của nước Pháp.[/B] Cùng với một số người thân tín, Napoléon rời Ai Cập vào ngày 22-8-1799 bằng hai con tầu nhỏ và rất may, họ về tới đất Pháp an toàn, tránh được vòng phong tỏa của Hải Quân Anh. Napoléon tới Paris vào ngày 14 tháng 10 năm đó. Tin tức về chiến thắng tại Abu Qir đã khiến cho nhân dân Pháp hân hoan đón mừng sự trở về của người anh hùng trẻ tuổi Napoléon. Cũng vào lúc này, quân đội Pháp đã thắng lớn tại Hòa Lan và Thụy Sĩ, tránh được cảnh nước Pháp bị xâm lăng đồng thời các lực lượng phản cách mạng trong nước cũng bị thất bại. Nước Cộng Hòa Pháp đã được cứu vãn nhưng ông Sieyès vẫn muốn tiếp tục kế hoạch cũ: lưỡi gươm Napoléon đã tới với ông. Vào cuối tháng 10 năm 1799, Sieyès và Napoléon đã thực hiện một cuộc đảo chính vào hai ngày 18 và 19 tháng Brumaire, năm thứ 8 của Lịch Cách Mạng, tức là ngày 9-10 tháng 11 năm 1799. Kết quả của cuộc đảo chính này là các hội đồng lập pháp bị giải tán, các đại biểu đối lập bị loại bỏ, một chính quyền mới được thành lập với ba tổng tài (consul) là Napoléon, Sieyès và Pierre Robert Ducos. Một hiến pháp mới đã được nhân dân Pháp chấp thuận, theo đó Napoléon được bầu làm “Tổng Tài Thứ Nhất” (first consul) còn hai vị tổng tài kia chỉ làm cố vấn cho Napoléon. Sau 10 năm cách mạng với các xáo trộn phức tạp, nhân dân Pháp mong muốn có một vị lãnh đạo mạnh, nhờ vậy vào lúc này, Napoléon có thể cai trị nước Pháp như một nhà độc tài. Napoléon Bonaparte đã là chủ nhân của cả nước Pháp. Khi lên cầm quyền “Tổng Tài Thứ Nhất”, Napoléon mới 30 tuổi, là một con người lùn và gầy, với mái tóc cắt sát nên được gọi là “le petit tondu” (chàng thanh niên nhỏ người có mái tóc cắt sát). Người dân Pháp vào thời gian này không biết rõ về cá nhân của Napoléon, họ đặt tin tưởng vào một nhân vật luôn luôn chiến thắng vì Napoléon là một chính trị gia khôn khéo, đã che dấu hai lần thất bại tại Dòng Sông Nile và tại pháo đài Acre. Người dân Pháp vẫn còn ghi nhớ Hòa Ước Campo Formio, mang lại danh dự về cho nước Pháp. Người dân Pháp trông đợi Napoléon sẽ chấm dứt hệ thống chính quyền tham nhũng và không ổn định của Hội Đồng Chấp Chính, củng cố các thành quả chính trị và xã hội của Cách Mạng, cứu nguy và mang lại Hòa Bình cho xứ sở. Napoléon Bonaparte quả thực là một nhân vật thông minh xuất chúng. Ông hiểu biết rất rõ về lịch sử và luật pháp cũng như khoa học quân sự. Ông làm việc không biết mệt, quyết định rất nhanh chóng và có nhiều tham vọng không giới hạn. Napoléon chính là con người của Cách Mạng Pháp bởi vì chính nhờ cuộc Cách Mạng này mà ông sớm bước chân lên địa vị cao sang và quyền lực bậc nhất của quốc gia. Napoléon Bonaparte lại là con người của thế kỷ 19, người con đích thực của Voltaire, là nhà chuyên chế được khai sáng nhất (the most enlightened despot) của các nhà độc tài chuyên chế: ông không tin tưởng vào chủ quyền của nhân dân, vào các tranh đấu đại nghị, vào các ý muốn của toàn dân. Napoléon đặt tin tưởng vào lý luận (reasoning) hơn là lý trí (reason), cho rằng các ý muốn dù được khai sáng (enlightened) hay cương quyết tới đâu cũng cần đến sự yểm trợ của lưỡi lê (the support of bayonets). Napoléon đã coi thường dư luận và tin rằng ông có thể hướng dẫn hay bóp méo dư luận theo ý mình. Napoléon Bonaparte được người dân Pháp gọi là vị tướng có tính “dân sự” nhất (the most “civilian” of generals) nhưng mãi mãi ông vẫn là một quân nhân. Từ khi lên làm Tổng Tài Thứ Nhất, Napoléon đã áp đặt chế độ độc tài quân sự lên toàn thể nước Pháp và thực chất của đặc tính này nằm trong Hiến Pháp của năm thứ 8 (4 Nivose, 25-12-1799) do Sieyès thảo ra. Hiến Pháp này không đề cập gì tới các nguyên tắc “tự do, bình đẳng và huynh đệ” của cuộc Cách Mạng Pháp, không bảo đảm “dân quyền” (the rights of man) mà lại ban cho vị Tổng Tài Thứ Nhất các quyền lực vô hạn. Napoléon Bonaparte với danh nghĩa Tổng Tài này, có thể chỉ định các bộ trưởng, quan tòa, tướng tá, nhân viên Hội Đồng Quốc Gia, công chức, và cả các nhân viên của hội đồng lập pháp mà theo lý thuyết, những vị này phải được bầu lên do phổ thông đầu phiếu. Sau một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 2 năm 1800, Hiến Pháp năm thứ 8 đã được chấp thuận. Các chương trình cải tổ của Napoléon bắt đầu. Đứng đầu chính quyền là Hội Đồng Quốc Gia (the Council of State), gồm các chuyên viên tạo nên một Nội Các trung ương, chủ tọa do Napoléon và chỉ chịu trách nhiệm trước Napoléon. Các xáo trộn về quản trị hành chánh trong thời kỳ Cách Mạng đã được sửa đổi. Một nhóm các bộ sở được thành lập để thi hành việc kiểm soát từ trung ương, chẳng hạn như Bộ Tài Chính lo về thuế vụ, Bộ Nội Vụ lo an ninh trong xứ. Lãnh thổ được chia thành nhiều tỉnh (departements), tổng (cantons), làng (communes), nhưng các nhân viên hành chánh đều do trung ương bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước chính quyền Paris. Việc tập trung về trung ương của nền tài chính cũng được thực hiện do việc thiết lập ra Ngân Hàng Pháp Quốc (the Bank of France) trong đó 200 cổ đông chính, tạo nên Hội Đồng Quản Trị, là các nhà trí thức tư sản của thành phố Paris. Hệ thống huân chương được quy định với Bắc Đẩu Bội Tinh (the Legion of Honor) là bậc cao cấp nhất. Ngành Tư Pháp cũng bị thay đổi đáng kể do việc phổ biến Đạo Luật Napoléon (the Code Napoléon), làm tiêu hủy các luật lệ khác nhau thuộc các tỉnh khác nhau của nước Pháp, tạo nên một hệ thống luật pháp thống nhất, không đặt căn cứ trên các điều lệ đã có từ trước mà trên lý trí (reason). Đạo luật này công nhận mọi người bình đẳng trước Pháp Luật bất kể cấp bậc hay tài sản, nhưng đã đặt quyền lợi của Quốc Gia lên trên quyền lợi của Cá Nhân. Bộ Luật Napoléon đã là một kiểu mẫu cho các nhà cải tổ Luật Pháp trên toàn thế giới. Các quan tòa từ nay không còn được bầu lên từ các địa phương như trong thời kỳ Cách Mạng, mà được bổ nhiệm từ trung ương. Tổ chức cảnh sát cũng được tăng cường. Nền Giáo Dục được cải tiến thành một dịch vụ công cộng chính yếu, giáo dục trung học mang tính cách bán quân sự, các Đại Học có ban giảng huấn được tổ chức lại. Napoléon cũng lập ra Đại Học Pháp Quốc (the University of France) nhưng ngành giáo dục tiểu học còn bị thiếu sót. Napoléon cũng đồng ý với quan điểm của Voltaire theo đó người dân cần tới một tôn giáo, dù cho cá nhân của ông không quan tâm đến niềm tin tôn giáo. Giáo Hoàng Pius VII vào tháng 3 năm 1800, đã ký kết với Napoléon một bản điều ước (concordat) công nhận Nền Cộng Hòa Pháp, chấp nhận quốc gia có quyền bổ nhiệm giới tu sĩ (the clergy). Tổ chức quân đội được Tổng Tài Napoléon chú ý tới nhiều nhất: chế độ quân dịch cưỡng bách được thi hành nhưng trong đó cũng chấp nhận sự thay thế trong việc tòng quân, các lính quân dịch mới được pha trộn với các binh lính thiện chiến cũ và mọi người lính đều có cơ hội được thăng chức lên các cấp bậc cao nhất. Hàn Lâm Viện Quân Sự Saint Cyr được thành lập, mở cửa đón nhận các thanh niên thuộc các gia đình tư sản theo đuổi binh nghiệp. Ngoài ra, Trường Đại Học Bách Khoa lập nên do Hội Nghị Quốc Ước trước kia, nay được quân sự hóa để đào tạo ra các sĩ quan Pháo Binh và Công Binh. Như vậy, Napoléon Bonaparte đã kết hợp toàn thể nước Pháp vào cách kiểm soát của chính quyền trung ương và đây là một di sản lâu dài nhất. Napoléon đã tự cho mình là người thừa kế và bảo vệ công cuộc Cách Mạng Pháp. Đối với giai cấp trung lưu, ông đã làm ổn định nền tài chính, tổ chức lại nền hành chính và xã hội cho có trật tự, lập ra các chương trình xây dựng đường lộ và sông đào. Lợi tức quốc gia được phục hồi bằng các thứ thuế trực thu và gián thu và nhờ vậy, đồng “franc” có giá trị ổn định. Đối với nông dân, đất đai của họ được bảo đảm, các loại thuế phong kiến mà người dân phải đóng nạp đã bị Luật Pháp mới chấm dứt. Giới lao động cũng có công việc làm ăn do các nhu cầu của quân đội và của một xã hội đang cải tiến. Napoléon cũng bảo đảm cho mọi người dân quyền bình đẳng trước Pháp Luật, bình đẳng về các cơ hội thăng tiến, các hình phạt tàn ác bị tiêu hủy và nền giáo dục được mở ra cho những người thông minh, hiếu học. Và trước mọi người dân trong nước, Napoléon Bonaparte đã hứa hẹn không chỉ nền an ninh quốc gia mà còn có phương cách bành trướng lãnh thổ và sự vinh quang quân sự. Tổng Tài Thứ Nhất Napoléon Bonaparte đã không vừa lòng với việc cai trị lãnh thổ nước Pháp mà còn muốn bành trướng ảnh hưởng Pháp ra khắp các xứ Tây Phương khác. Mùa đông năm 1799 và mùa xuân năm 1800, Napoléon lo luyện tập quân đội để chuẩn bị tấn công nước Áo vì vào thời gian này, nước Nga đã rút lui khỏi liên minh chống Pháp. Napoléon nhận thấy ngay địa điểm chiến lược là liên bang Thụy Sĩ vì từ nơi này, ông có thể đánh vào sườn các đoàn quân Áo đóng tại nước Đức hay nước Ý. Kinh nghiệm trước kia đã khiến ông chọn nước Ý. Napoléon đưa quân qua đường đèo St. Bernard trước khi tuyết tan, bao vây quân đội Áo tại Genoa. Trận đánh Marengo của Napoléon đã khiến quân Pháp kiểm soát được thung lũng sông Po, tới tận Adige rồi vào tháng 12-1800, một đoàn quân Pháp khác cũng đã đánh bại quân đội Áo tại nước Đức. Nước Áo bị bắt buộc phải ký Hòa Ước Luneville vào tháng 2 năm 1801, công nhận nước Pháp có quyền chiếm đóng các miền sông Rhine, dãy núi Alps và dãy núi Pyrenées. Tới lúc này, chỉ còn nước Anh là quốc gia duy nhất chống lại Napoléon. Các thương thảo hòa bình giữa Anh và Pháp được bắt đầu tại London vào tháng 10-1801 rồi Hiệp Ước Hòa Bình được ký kết tại Amiens vào ngày 27-3-1802. Châu Âu từ nay có hòa bình được vãn hồi. Uy tín của Tổng Tài Thứ Nhất Napoléon Bonaparte tăng lên rất cao. Vào năm 1802, Napoléon khuyên các nhà lập pháp rằng để có đủ yếu tố ổn định, giới hạn 10 năm của Tổng Tài Thứ Nhất nên được loại bỏ, và vào tháng 5-1802, đã có quyết định để dân chúng Pháp tham dự một cuộc trưng cầu dân ý theo đó “Napoléon Bonaparte có nên làm Tổng Tài suốt đời hay không?”. Vào tháng 8 năm đó, nhân dân Pháp đã chấp thuận Napoléon làm Tổng Tài “suốt đời”, với quyền chỉ định người kế nghiệp và tùy ý tu chính Hiến Pháp. Vào đầu thế kỷ 19, nước Anh muốn lật đổ Napoléon nên đã trợ giúp cho các người Pháp bảo hoàng để họ tiếp tục thực hiện các rối loạn và âm mưu. Khi một cuộc âm mưu do người Anh trợ giúp bị khám phá vào năm 1804, Napoléon cho rằng cần phải phản ứng thật mạnh để làm cho các kẻ chống đối phải khiếp sợ. Trong cuộc âm mưu kể trên, cảnh sát Pháp đã tin rằng người đứng đầu là hầu tước trẻ tuổi d Enghien, một biểu tượng của dòng họ Bourbon và ông này đang sinh sống cách biên giới Đức vài dậm đường. Rồi do sự chấp thuận của Talleyrand và của Cảnh Sát Trưởng Joseph Fouché, vị hầu tước trẻ bị bắt cóc trên miền đất trung lập, bị đưa về Vincennes , bị xét xử và bị bắn chết. Hành động này đã làm tăng uy tín của ông Fouché nhưng cũng khiến cho giới quý tộc cũ thêm bất mãn và chống đối. Cũng vì muốn củng cố địa vị, Cảnh Sát Trưởng Fouché đã khuyên Napoléon rằng để tránh các âm mưu lật đổ, nên đổi chế độ “Tổng Tài suốt đời” thành thể chế “đế quốc” (empire) có thừa kế và như thế, các kẻ chống đối không còn hy vọng thay đổi chế độ bằng phương cách ám sát. Vào ngày 28 tháng 5 năm 1804, Đế Chế được công bố thành hình mặc dù không có thay đổi nhiều trong cách tổ chức chính quyền của nước Pháp, ngoài một số cơ chế tương tự như đế chế cũ. Đầu tiên, Napoléon muốn được phong chức bởi Giáo Hoàng nhờ đó, việc đăng quang sẽ gây ra nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với dân chúng Pháp và các quốc gia khác, và đặc biệt mang tính cách chính thức hơn cả các nhà vua Pháp. Giáo Hoàng Pius VII cũng đồng ý tới Paris và trong buổi lễ đăng quang rực rỡ tổ chức vào ngày 2 tháng 12 năm 1804 tại Giáo Đường Notre Dame, Paris, Hoàng Đế Napoléon Bonaparte đã nhận vương niệm từ tay Giáo Hoàng và theo gương của Charlemagne, Napoléon đã tự đặt vương niệm đó lên đầu mình. Từ nay, là “Hoàng Đế của nước Pháp”, Napoléon Bonaparte có quyền truyền lại ngai vàng cho các con cháu. Các người trong gia đình Bonaparte đã mang các danh xưng quý tộc. Việc phục hồi chế độ quân chủ chuyên chế là một điều lăng nhục đối với các người bảo hoàng và đối với các cựu chiến sĩ của Cuộc Cách Mạng Pháp. Để dẹp tan các phản kháng, Napoléon đã tăng cường công việc tuyên truyền, báo chí bị kiểm duyệt gắt gao. Chế độ độc tài quân chủ này đã cho phép Napoléon thực hiện các cuộc chiến tranh trong nhiều năm mà không cần quan tâm tới dư luận quần chúng Pháp. Tại phần đất Ý Đại Lợi, Napoléon Bonaparte đã lãnh đạo nước Cộng Hòa Cisalpine từ khi nước này được thành lập, vì thế vào tháng 3 năm 1805, Napoléon Bonaparte được công bố trở thành Vua của nước Ý và đã lên ngai vàng vào tháng 5 năm đó tại Milan. Napoléon Bonaparte là một nhà chính trị khôn khéo. Mỗi lần muốn thay đổi Hiến Pháp theo chiều hướng thiếu dân chủ, ông đều dùng tới phương pháp trưng cầu dân ý và kết quả thu được rất có lợi cho Napoléon: cuộc bỏ phiếu năm 1799-1800 chấp thuận Napoléon và Hiến Pháp của Năm Thứ 8 có 3,011,107 phiếu thuận đối với 1,562 phiếu chống; rồi vào năm 1803, 3,568,885 phiếu thuận, đồng ý để Napoléon làm Tổng Tài suốt đời so với 8,357 phiếu chống; còn cuộc bỏ phiếu đồng ý Đế Chế đã mang lại kết quả là 3,572,329 phiếu thuận, trong khi phiếu chống là 2,579. Chắc chắn là các cử tri Pháp vào thời kỳ đó đã bị các áp lực chính trị và các kết quả công bố có phần bị sửa đổi, nhưng không còn nghi ngờ gì khi đại đa số dân chúng Pháp đã ủng hộ Napoléon. Các vinh quang quân sự do Napoléon mang lại đã hấp dẫn những người có tinh thần quốc gia đang lên, và các chính sách ổn định kinh tế quốc nội đã khiến cho mọi người dân không còn muốn các biến động cách mạng hay các thay đổi chính quyền, bởi vì Napoléon đã làm thay đổi một số chính sách cách mạng cũ và thêm vào các cải tổ theo những nhận xét của các nhà tư tưởng mới. Nhờ các cải tiến chính sách, niềm tin của dân chúng Pháp đã tăng lên từ dưới, và quyền lực đã phát triển từ trên. Từ nay tại nước Pháp, mọi người với quá trình chính trị khác nhau đều được đặt vào nền hành chính đế chế có tính trung ương tập quyền, giống như dưới triều đại của Vua Louis 14. Napoléon là một nhà chuyên chế khai sáng (enlightened despot). Napoléon chỉ quan tâm đến khả năng của những kẻ dưới quyền, dù cho trước kia họ là cựu đảng viên Jacobin hay là các người di cư. Đế chế này đã đặt căn bản trên một nền móng chính trị rộng rãi. Napoléon đã tưởng thưởng trọng hậu các kẻ có công, kể cả bằng các tước hiệu cao cấp. Do việc tái lập đế chế, đã có hàng chục hầu tước, hàng trăm bá tước và công tước. Napoléon đã phong cho các tướng lãnh và sĩ quan xuất sắc cấp bậc “Thống Chế” (marshal) và tưởng thưởng Bắc Đẩu Bội Tinh (Legion of Honor) và với huy chương này, họ được tiền trợ cấp hàng năm. Napoléon đã nhận xét rằng “chế độ quý tộc luôn luôn tồn tại” (aristocracy always exists), và khi bị phá bỏ thì chế độ đó đã chuyển về các gia đình trung lưu giàu sang và có thế lực. Như vậy, những người đứng đầu giai cấp trung lưu Pháp của thời đại đó đã dần dần trở nên các nhà quý tộc hoàng gia. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Trung Đại ( Thế kỷ V - XVI )
Napoléon Bonaparte
Top