Bạn tham khảo
Giá trị của hàng hoá là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. Vậy lượng lao động của hàng hoá được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao động.
Trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một hàng hoá nhưng điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề khác nhau... làm cho thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó là khác nhau, tức là mức hao phí lao động cá biệt khác nhau. Nhưng lượng giá trị của hàng hoá không do mức hao phí lao động cá biệt hay thời gian lao động cá biệt quy định mà do thời gian lao động XH cần thiết.
Thời gian lao động XH cần thiết là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá nào đó trong điều kiện bình thường của XH với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong XH đó. Vậy, thực chất, thời gian lao động XH cần thiết là mức hao phí lao động XH trung bình (thời gian lao động XH trung bình) để sản xuất ra hàng hoá. Thời gian lao động XH cần thiết có thể thay đổi. Do đó, lượng giá trị của hàng hoá cũng thay đổi.
2. Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá.
Thứ nhất, đó là năng suất lao động. Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Nó được đo bằng số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động tăng lên tức là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm xuống, tức là giá trị của một đơn vị hàng hoá giảm và ngược lại. Vậy, giá trị của hàng hoá tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Mặt khác, năng suất lao động lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, trình độ trung bình của người công nhân, mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, quy mô sản xuất... nên để tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.
Thứ hai, đó là cường độ lao động. Cường độ lao động phản ánh mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thăng của lao động. Cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hoá sản xuất ra tăng lên và sức lao động hao phí cũng tăng lên tương ứng. Do đó, giá trị của một đơn vị hàng hoá là không đổi vì thực chất tăng cường độ lao động chính là việc kéo dài thời gian lao động. Cường độ lao động phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất và đặc biệt là thể chất và tinh thần của người lao động. Chính vì vậy mà tăng cường độ lao động không có ý nghĩa tích cực với sự phát triển kinh tế bằng việc tăng năng suất lao động.
Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động. Theo đó, ta có thể chia lao động thành hai loại là lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Còn lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề nhất định mới có thể thực hiện được. Trong cùng một thời gian lao động thì lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn bởi vì thực chất lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân lên. Trong quá trinh trao đổi mua bán, lao động phức tạp được quy đổi thành lao động giản đơn trung bình một cách tự phát