T
Tuyền Nguyễn
Guest
View attachment 15417
Bên quán cà phê cóc lề đường, anh đang cùng đứa con gái ăn bữa cơm bụi, và ngồi đợi báo ra. Đứa bé nói với cha mình.
- Ba ơi, còn mấy ngày nữa mình mới được đi Đà Lạt vậy ba?
- Cuối tuần đi con, cuối tuần này cơ quan cho cha con mình đi.
Cô bé gật đầu rồi lại vô tư nuốt muỗng cơm. Anh nhìn con, môi nở nụ cười mà lòng đau đáu.
Mấy hôm nay, anh tất tả làm việc. Đêm về thao thức viết và viết. Nguồn cảm hứng của anh đến khi nhìn thấy vợ mình nằm quay mặt vào vách gỗ. Không biết chị đang suy nghĩ gì, nhưng thỉnh thoảng anh thấy chiếc gối thấm nước và có vị mặn mùi nước mắt.
Anh đến với chị khi đã chia tay một cuộc hôn nhân mà chính anh là người ra đi. Chị lúc bấy giờ cũng đã là một quả phụ với hai đứa con trai và một gái. Gặp anh trong một lần tình cờ khi anh cùng bạn bè văn chương đến quán nhậu bình dân. Chị làm phụ bếp, chẳng biết cơ may thế nào mà họ bén duyên, một ngày kia người ta thấy chị theo anh về sống cùng căn phòng nhỏ mà họ gọi vui đó là tổ thiên đường.
Sáng, anh chạy đến cơ quan để nhận báo đi giao, những lúc đợi báo in thì anh vào cơ quan trực thay chú bảo vệ. Anh từng là một thầy giáo dạy văn ở dưới quê, nhưng đã bỏ nghiệp gõ đầu trẻ bởi vì một lời hứa với lương tâm và tình yêu đầu đời mình. Với vốn chữ nghĩa khá nhiều, anh đã làm thơ và gửi cho các tòa soạn báo. Thơ anh không lãng mạn sướt mướt như một thi sĩ, mà chỉ là những tâm trạng ray rứt của số phận, sự chia sẻ mang nặng tình người.
Mặt bằng báo chí bây giờ ít đất cho dân làm thơ, anh lại lần mò viết truyện, nghe đâu một truyện ngắn được đăng sẽ có ít nhất cũng vài trăm hoặc hơn triệu. Thế là hằng đêm, khi mọi người chìm vào giấc ngủ, nhà thơ nghèo tập viết những truyện ngắn, mong được đăng báo để kiếm tiền cho vợ sắp sinh.
Chị muốn về quê, phần vì nhớ hai đứa con, hơn nữa là muốn sanh con ở dưới quê cho đỡ một khoảng chi phí. Anh đành bấm bụng đưa chị về. Hai vợ chồng lại chở nhau trên chiếc xe máy cà tàng gần ba trăm cây số với cái bụng bầu vượt mặt của chị. Trời nắng chang chang, nhưng chị vẫn thấy mát lòng vì được ngồi sau lưng anh. Được tựa vào một điểm mà chị biết đó là chắc chắn.
Dẫu biết chị nghèo, chị ít học lại là phụ nữ một lần dang dở, anh vẫn hằng ngày yêu thương chị, yêu luôn cả hai đứa con riêng của chị. Sáng nay, đứa con gái của chị nói muốn lên Sài Gòn với cha đi lòng vòng, chị lo lắng nhưng anh vẫn tươi cười về tận quê để chở con lên.
Anh được bạn bè nhắn tin: “Thơ của ông được giải thưởng của Hội Văn học Nghệ thuật Bình Dương đó nghe”. Anh vui lắm, nghĩ bụng là thơ thì của mình, còn thưởng được bao nhiêu mình sẽ để dành mua đồ cho vợ con.
Chị dưới quê mỉm cười, nhắn tin cho anh: “Hai cha con ăn uống rồi nhớ nghỉ một chút rồi hẵng đi giao báo nghe, coi chừng con nó bịnh”. Anh vui vẻ nhắn lại: “Yên tâm, hai cha con tui phải khỏe thì cuối tuần mới về chứ”.
Đêm bên ngọn đèn, đứa bé đã ngủ say, anh lục đục gói ghém những món quà mọn cho vào ba lô, rồi lại ra bàn máy tính ngồi say sưa sáng tác. Trong căn phòng tối vì thiếu ánh điện, vẫn tỏa sáng lên ánh sáng của lòng tin, anh là ngọn nến lung linh của gia đình và chỉ vài tháng nữa thôi, căn phòng nhỏ này sẽ chào đón thêm một ngọn nến nữa. Anh khẽ cười rồi viết tựa truyện ngắn mới là “Năm ngọn nến lung linh”…
Bên quán cà phê cóc lề đường, anh đang cùng đứa con gái ăn bữa cơm bụi, và ngồi đợi báo ra. Đứa bé nói với cha mình.
- Ba ơi, còn mấy ngày nữa mình mới được đi Đà Lạt vậy ba?
- Cuối tuần đi con, cuối tuần này cơ quan cho cha con mình đi.
Cô bé gật đầu rồi lại vô tư nuốt muỗng cơm. Anh nhìn con, môi nở nụ cười mà lòng đau đáu.
o0o
Căn nhà trọ của anh chỉ chừng mười lăm mét vuông nằm trong một khu chợ nhỏ ở quận hai. Đó là tổ thiên đường của anh và một người vợ cùng một đứa bé đang chuẩn bị chào đời.Mấy hôm nay, anh tất tả làm việc. Đêm về thao thức viết và viết. Nguồn cảm hứng của anh đến khi nhìn thấy vợ mình nằm quay mặt vào vách gỗ. Không biết chị đang suy nghĩ gì, nhưng thỉnh thoảng anh thấy chiếc gối thấm nước và có vị mặn mùi nước mắt.
Anh đến với chị khi đã chia tay một cuộc hôn nhân mà chính anh là người ra đi. Chị lúc bấy giờ cũng đã là một quả phụ với hai đứa con trai và một gái. Gặp anh trong một lần tình cờ khi anh cùng bạn bè văn chương đến quán nhậu bình dân. Chị làm phụ bếp, chẳng biết cơ may thế nào mà họ bén duyên, một ngày kia người ta thấy chị theo anh về sống cùng căn phòng nhỏ mà họ gọi vui đó là tổ thiên đường.
Sáng, anh chạy đến cơ quan để nhận báo đi giao, những lúc đợi báo in thì anh vào cơ quan trực thay chú bảo vệ. Anh từng là một thầy giáo dạy văn ở dưới quê, nhưng đã bỏ nghiệp gõ đầu trẻ bởi vì một lời hứa với lương tâm và tình yêu đầu đời mình. Với vốn chữ nghĩa khá nhiều, anh đã làm thơ và gửi cho các tòa soạn báo. Thơ anh không lãng mạn sướt mướt như một thi sĩ, mà chỉ là những tâm trạng ray rứt của số phận, sự chia sẻ mang nặng tình người.
Mặt bằng báo chí bây giờ ít đất cho dân làm thơ, anh lại lần mò viết truyện, nghe đâu một truyện ngắn được đăng sẽ có ít nhất cũng vài trăm hoặc hơn triệu. Thế là hằng đêm, khi mọi người chìm vào giấc ngủ, nhà thơ nghèo tập viết những truyện ngắn, mong được đăng báo để kiếm tiền cho vợ sắp sinh.
Chị muốn về quê, phần vì nhớ hai đứa con, hơn nữa là muốn sanh con ở dưới quê cho đỡ một khoảng chi phí. Anh đành bấm bụng đưa chị về. Hai vợ chồng lại chở nhau trên chiếc xe máy cà tàng gần ba trăm cây số với cái bụng bầu vượt mặt của chị. Trời nắng chang chang, nhưng chị vẫn thấy mát lòng vì được ngồi sau lưng anh. Được tựa vào một điểm mà chị biết đó là chắc chắn.
Dẫu biết chị nghèo, chị ít học lại là phụ nữ một lần dang dở, anh vẫn hằng ngày yêu thương chị, yêu luôn cả hai đứa con riêng của chị. Sáng nay, đứa con gái của chị nói muốn lên Sài Gòn với cha đi lòng vòng, chị lo lắng nhưng anh vẫn tươi cười về tận quê để chở con lên.
Anh được bạn bè nhắn tin: “Thơ của ông được giải thưởng của Hội Văn học Nghệ thuật Bình Dương đó nghe”. Anh vui lắm, nghĩ bụng là thơ thì của mình, còn thưởng được bao nhiêu mình sẽ để dành mua đồ cho vợ con.
o0o
Anh lại chở con gái đi lòng vòng để giao báo, cô bé có đôi mắt sáng long lanh ngồi sau lưng anh và tựa đầu lưng anh ngủ ngon lành. Anh dùng dây đai buộc chặt người con bé để khỏi ngã, chiếc xe cà tàng vẫn chạy, phía trước là một chồng báo, phía sau là một đứa trẻ, từng tờ báo vẫn được giao tới sạp đúng giờ hẹn.Chị dưới quê mỉm cười, nhắn tin cho anh: “Hai cha con ăn uống rồi nhớ nghỉ một chút rồi hẵng đi giao báo nghe, coi chừng con nó bịnh”. Anh vui vẻ nhắn lại: “Yên tâm, hai cha con tui phải khỏe thì cuối tuần mới về chứ”.
Đêm bên ngọn đèn, đứa bé đã ngủ say, anh lục đục gói ghém những món quà mọn cho vào ba lô, rồi lại ra bàn máy tính ngồi say sưa sáng tác. Trong căn phòng tối vì thiếu ánh điện, vẫn tỏa sáng lên ánh sáng của lòng tin, anh là ngọn nến lung linh của gia đình và chỉ vài tháng nữa thôi, căn phòng nhỏ này sẽ chào đón thêm một ngọn nến nữa. Anh khẽ cười rồi viết tựa truyện ngắn mới là “Năm ngọn nến lung linh”…