Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế thuộc Đại học London được công bố trên tạp chí Cardiovascular Interventions đã chỉ ra rằng nam châm có thể được sử dụng để chữa các bệnh về tim mạch.
Hình ảnh thử nghiệm trên Telegraph.co.uk
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm phương pháp này thành công đối với chuột. Thí nghiệm được tiến hành bằng cách gắn các hạt nam châm cực nhỏ, mức microscopic – chỉ nhìn thấy được qua kính hiển vi, vào tế bào gốc, những tế bào này được sử dụng để gắn vào phần tim bị tổn thương do bệnh đau tim hay một số bệnh khác gây ra.
Tiếp đó, các nhà khoa học sử dụng một nam châm cỡ lớn ở bên ngoài để “dẫn hướng” cho các tế bào gốc được đặt đúng vào vị trí tim bị tổn thương. Theo các nhà khoa học, phương pháp này có độ chính xác gấp 5 lần so với các phương pháp cấy ghép tế bào truyền thống trước đây.
Tuy nhiên, kết quả trên mới chỉ được kiểm chứng trên chuột. Theo Tiến sĩ Mark Lythgoe - tác giả chính của nhóm nghiên cứu, phải ít nhất 3 năm, thậm chí 5 năm nữa mới có thể thử nghiệm và áp dụng kỹ thuật đặc biệt này đối với những người bị bệnh tim.
Ngoài ra, tiến sĩ Mark Lythgoe cũng cho rằng phương pháp này cũng có thể được sử dụng trong việc cấy ghép tế bào ở một số cơ quan khác trên cơ thể người như tế bào da hay máu...
Theo VNN.
Hình ảnh thử nghiệm trên Telegraph.co.uk
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm phương pháp này thành công đối với chuột. Thí nghiệm được tiến hành bằng cách gắn các hạt nam châm cực nhỏ, mức microscopic – chỉ nhìn thấy được qua kính hiển vi, vào tế bào gốc, những tế bào này được sử dụng để gắn vào phần tim bị tổn thương do bệnh đau tim hay một số bệnh khác gây ra.
Tiếp đó, các nhà khoa học sử dụng một nam châm cỡ lớn ở bên ngoài để “dẫn hướng” cho các tế bào gốc được đặt đúng vào vị trí tim bị tổn thương. Theo các nhà khoa học, phương pháp này có độ chính xác gấp 5 lần so với các phương pháp cấy ghép tế bào truyền thống trước đây.
Tuy nhiên, kết quả trên mới chỉ được kiểm chứng trên chuột. Theo Tiến sĩ Mark Lythgoe - tác giả chính của nhóm nghiên cứu, phải ít nhất 3 năm, thậm chí 5 năm nữa mới có thể thử nghiệm và áp dụng kỹ thuật đặc biệt này đối với những người bị bệnh tim.
Ngoài ra, tiến sĩ Mark Lythgoe cũng cho rằng phương pháp này cũng có thể được sử dụng trong việc cấy ghép tế bào ở một số cơ quan khác trên cơ thể người như tế bào da hay máu...
Theo VNN.