NĂM ÁNH SÁNG LÀ GÌ?
Năm ánh sáng là một đơn vị đo khoảng cách. Đó là quãng đường mà ánh sáng có thể đi được trong 1 năm.
Ánh sáng di chuyển với vận tốc khoảng 300.000 km/s. Như vậy, trong 1 năm, nó có thể đi được khoảng 10 tỉ km. Chính xác hơn, một năm ánh sáng bằng 9.500.000.000.000 km.
Tại sao chúng ta lại muốn có một đơn vị đo lớn đến như vậy? Trên Trái Đất, một kilômét (km) có thể là đã đủ lớn và được sử dụng phổ biến. Ví dụ như khoảng cách từ Hà Nội đến Đà Nẵng khoảng vài trăm km, khoảng cách từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh khoảng hơn 1500 km. Tuy nhiên trong vũ trụ, Kilômét lại là đơn vị đo quá nhỏ để sử dụng. Lấy một ví dụ, khoảng cách đến thiên hà gần chúng ta nhất, thiên hà Andromeda, là 21×10^18 km, tức là 21.000.000.000.000.000.000 km. Đó là một con số quá lớn và trở nên khó khăn để viết và trình bày. Vì lý do đó, các nhà thiên văn học mới phải sử dụng một đơn vị đo khoảng cách khác.
Trong Hệ Mặt trời, chúng ta thường sử dụng một đơn vị khoảng cách nữa là Đơn vị thiên văn (Astronomical Unit - AU). AU được xác định bởi khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trời, ước tính khoảng chừng 150 triệu km (khoảng 93 triệu dặm). Sao Thủy có thể được xem là cách Mặt trời khoảng 1/3 của 1 AU, và Pluto cách Mặt trời với khoảng cách trung bình khoảng 40 AU. AU, dù sao cũng vẫn là đơn vị đo khoảng cách chưa đủ lớn khi chúng ta bắt đầu nói về khoảng cách đến các vật thể bên ngoài Hệ Mặt trời.
Để tính khoảng cách đến các phần khác trong dải Ngân hà (hoặc xa hơn nữa), các nhà Thiên văn sử dụng các đơn vị của Năm ánh sáng hay còn gọi là Parsec. Với năm ánh sáng chúng ta đã xác định, 1 Parsec bằng 3.3 năm ánh sáng.
Một số ví dụ về đơn vị đo khoảng cách Năm ánh sáng (NAS):
++ Tàn dư của một vụ nổ siêu tân tinh, tinh vân Con cua cách chúng ta khoảng 4.000 NAS.
++ Dải Ngân hà của chúng ta rộng khoảng 150.000 NAS.
++ Thiên hà gần chúng ta nhất, Andromeda cách chúng ta khoảng 2,3 triệu NAS.
Nguồn: Sưu tầm*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: