• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Năm 2012 tiếp tục thi ĐH '3 chung'

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Năm 2012 tiếp tục thi ĐH '3 chung'


Tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 vẫn tiến hành theo giải pháp “3 chung” nhưng có những cải tiến theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực, bảo đảm quyền lợi và công bằng cho thí sinh.


Mở rộng khối thi, giảm chỉ tiêu

Tại hội nghị trực tuyến sơ kết 1,5 năm thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ và tổng kết năm học 2010 - 2011 khối các trường ĐH, CĐ diễn ra hôm nay 29/10, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bùi Văn Ga khẳng định, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 vẫn theo giải pháp “3 chung” nhưng có những cải tiến theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực, bảo đảm quyền lợi và công bằng cho thí sinh. Đồng thời, Bộ sẽ tham khảo lấy ý kiến các trường để đưa ra những điều chỉnh, bổ sung một cách hợp lý như: mở rộng khối thi, điều chỉnh phương thức tuyển sinh đối với các ngành năng khiếu, bổ sung chính sách đối với học sinh giỏi quốc gia…

Bộ Trưởng Bộ GD - ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, trước mắt Bộ giao cho 2 ĐH Quốc gia và các ĐH trọng điểm chủ động nghiên cứu, đề xuất phương án tuyển sinh của mình. Tuy nhiên, các phương án tuyển sinh mới phải đáp ứng được ba yêu cầu: không để tái diễn tình trạng luyện thi tràn lan; đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, công bằng và phải có cơ chế để nhà trường, xã hội, cơ quan chức năng có thể kiểm tra, giám sát.

xh3010tuyensinh.jpg


Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 vẫn theo phương thức "3 chung" nhưng có nhiều điểm đổi mới.


Cũng theo Bộ trưởng, trong vài năm gần đây, việc Bộ giao chỉ tiêu cho các trường chưa được chính xác. Một số trường được giao chỉ tiêu tăng đột biến, thậm chí có trường không có nhu cầu tuyển sinh nhưng vẫn được giao hàng ngàn chỉ tiêu. Do đó, trong những năm tới, Bộ sẽ nghiên cứu điều chỉnh lại.“Năm học 2012, Bộ sẽ tiếp tục giảm chỉ tiêu tuyển sinh ĐH hệ không chính quy, giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp trong các trường ĐH, CĐ. Đồng thời, tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo ĐH, CĐ chính quy. Việc làm này của Bộ sẽ khiến nhiều trường có phản ứng nhưng đây là việc phải làm để tập trung nâng cao chất lượng giáo dục ĐH”, Bộ trưởng Luận nói.

Về kỳ tuyển sinh 2010 - 2011, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, vẫn còn một số trường thực hiện không nghiêm túc quy chế tuyển sinh. Một số trường đã thông tin, quảng bá các biện pháp thu hút thí sinh trong xét tuyển thiếu lành mạnh gây phản cảm, bức xúc trong dư luận xã hội. Ngoài ra, có trường tự ý chuyển thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 xuống các hệ đào tạo khác của trường hoặc không cấp kết quả thi để thí sinh tham gia xét tuyển vào các trường khác. Lại có trường vẫn gửi giấy báo trúng tuyển cho thí sinh không có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường.

“Trường dân lập xem lại chất lượng đào tạo”

Nhắc lại việc một số ngành đào tạo của các ĐH công lập và dân lập không tuyển được thí sinh trong kỳ tuyển sinh 2011 - 2012, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết sẽ nghiên cứu, bàn bạc để đưa ra những biện pháp vĩ mô khắc phục tình trạng này với những ngành ứng nhu cầu xã hội nhưng vẫn “ế”. Đó là các ngành như: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Hán nôm, Điện hạt nhân, Điện nguyên tử, sư phạm...

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng nhận định, một số ngành không thu hút được thí sinh do chất lượng đào tạo của trường đó thấp và kém.

“Khi đoàn của Bộ đi thanh tra gặp trường hợp có cơ sở đào tạo ĐH mà chỉ có 50 giáo viên cơ hữu với 6 -7 hoặc 10 ngành đào tạo. Trong đó, có bộ môn chỉ có 2 - 3 giáo viên, thậm chí giáo viên cơ hữu. Lượng giáo viên này chưa bằng 1 trường THPT, trung học chuyên nghiệp hàng đầu. Các địa điểm đào tạo cũng là đi thuê mướn với diện tích phòng học chật hẹp 0,9 m2/sinh viên. Với điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên như vậy khi cho thí sinh, phụ huynh lưạ chọn chắc chắn họ sẽ không vào”, ông Luận dẫn chứng.

Theo đó, Bộ trưởng Luận khuyến cáo, những trường này muốn tuyển được sinh viên thì phải nâng cao chất lượng đào tạo.
Liên hệ vấn đề này với việc một số địa phương không tuyển sinh viên tốt nghiệp trường ngoài công lập vào công chức, Bộ trưởng Luận khẳng định, chiếu theo quy chế, bằng công lập hay ngoài công lập đều có giá trị như nhau và việc làm phân biệt đó là sai luật.

Tuy nhiên, nhìn nhận sự việc một cách thẳng thắn, thì các trường dân lập phải xem xét và tự đặt câu hỏi: chất lượng đào tạo đã tốt chưa? Bởi lẽ, trong số sinh viên tốt nghiệp ĐH ở nước ngoài về nước làm việc có nhiều người học trường dân lập nhưng không hề bị bất cứ nơi nào “tẩy chay”.




Theo Đất việt.

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top