Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo một phi thuyền của họ sẽ lao vào bầu khí quyển mặt trời để thực hiện nhiệm vụ "táo bạo và nguy hiểm nhất trong lịch sử thám hiểm vũ trụ".
Solar Probe Plus sẽ lao xuống bầu khí quyển mặt trời để lấy mẫu vật chất. Ảnh: National Geographic.
National Geographic dẫn lời các quan chức của NASA nói rằng họ sẽ phóng Solar Probe Plus - một tàu vũ trụ có kích thước tương đương chiếc xe hơi – lên mặt trời trong khoảng thời gian từ nay tới năm 2018. Solar Probe Plus sẽ lao xuống bầu khí quyển siêu nóng của mặt trời để lấy các mẫu vật chất.
“Đây sẽ là một trong những nhiệm vụ táo bạo và nguy hiểm nhất trong lịch sử chinh phục vũ trụ của loài người”, Dave McComas, một nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Southwest tại Mỹ, nhận định. McComas sẽ tham gia nghiên cứu những nguyên tố tạo nên bầu khí quyển mặt trời.
Do bay sát mặt trời nên nguy cơ bị thiêu cháy của Solar Probe Plus là rất cao. Vì thế NASA trang bị cho tàu lớp vỏ chịu nhiệt được làm bằng hợp chất carbon. Lớp vỏ này có khả năng chịu được nhiệt độ lên tới 1.400 độ C và những luồng bức xạ nhiệt từ mặt trời.
“Khi tàu vũ trụ tới vị trí gần mặt trời nhất, nhiệt lượng từ mặt trời sẽ lớn gấp hơn 500 lần so với nhiệt độ trên quỹ đạo trái đất”, McComas nói.
Việc lấy mẫu vật chất từ mặt trời sẽ giúp các nhà khoa học giải quyết hàng loạt bí ẩn về ngôi sao gần chúng ta nhất.
Chẳng hạn, tới nay giới khoa học vẫn chưa hiểu tại sao tầng khí quyển bên trong của mặt trời (tẩng quyển sáng), có nhiệt độ trung bình là 6.000 độ C, trong khi những tầng khí quyển phía trên có nhiệt độ lên tới hơn một triệu độ C. Các nhà khoa học cũng không biết cơ chế tạo gió mặt trời từ bầu khí quyển của nó.
Solar Probe Plus sẽ lao xuống bầu khí quyển mặt trời để lấy mẫu vật chất. Ảnh: National Geographic.
National Geographic dẫn lời các quan chức của NASA nói rằng họ sẽ phóng Solar Probe Plus - một tàu vũ trụ có kích thước tương đương chiếc xe hơi – lên mặt trời trong khoảng thời gian từ nay tới năm 2018. Solar Probe Plus sẽ lao xuống bầu khí quyển siêu nóng của mặt trời để lấy các mẫu vật chất.
“Đây sẽ là một trong những nhiệm vụ táo bạo và nguy hiểm nhất trong lịch sử chinh phục vũ trụ của loài người”, Dave McComas, một nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Southwest tại Mỹ, nhận định. McComas sẽ tham gia nghiên cứu những nguyên tố tạo nên bầu khí quyển mặt trời.
Do bay sát mặt trời nên nguy cơ bị thiêu cháy của Solar Probe Plus là rất cao. Vì thế NASA trang bị cho tàu lớp vỏ chịu nhiệt được làm bằng hợp chất carbon. Lớp vỏ này có khả năng chịu được nhiệt độ lên tới 1.400 độ C và những luồng bức xạ nhiệt từ mặt trời.
“Khi tàu vũ trụ tới vị trí gần mặt trời nhất, nhiệt lượng từ mặt trời sẽ lớn gấp hơn 500 lần so với nhiệt độ trên quỹ đạo trái đất”, McComas nói.
Việc lấy mẫu vật chất từ mặt trời sẽ giúp các nhà khoa học giải quyết hàng loạt bí ẩn về ngôi sao gần chúng ta nhất.
Chẳng hạn, tới nay giới khoa học vẫn chưa hiểu tại sao tầng khí quyển bên trong của mặt trời (tẩng quyển sáng), có nhiệt độ trung bình là 6.000 độ C, trong khi những tầng khí quyển phía trên có nhiệt độ lên tới hơn một triệu độ C. Các nhà khoa học cũng không biết cơ chế tạo gió mặt trời từ bầu khí quyển của nó.
Minh Long - VnExpress