• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Muốn viết được bài văn hay_nguyễn đăng mạnh

  • Thread starter Thread starter obac
  • Ngày gửi Ngày gửi

obac

New member
Xu
0
MUỐN VIẾT ĐƯỢC BÀI VĂN HAY
Thế nào là bài văn hay?
Bài văn hay trước hết phải viết đúng
Hay và đúng ở đây hiểu theo nghĩa tương đối, tức là hay và đúng trong khuôn khổ nhà trường. Hay và đúng có quan hệ mất thiết với nhau. Bài văn hay trước hết phải viết đúng. Bài văn viết đúng cần thoả mãn các điều kiện sau đây:
  • Đúng yêu cầu của đề bài:
clip_image001.gif
Yêu cầu về phạm vi nội dung cần nghị luận
clip_image001.gif
Yêu cầu về cách thức nghị luận (xác định nghi thức nghị luận chủ yếu)
Như vậy trước một đề văn, công việc đầu tiên của người viết sau khi đọc kỹ đề là xác định yêu cầu của đề bài
clip_image001.gif
Đây là đề nghj luận xã hội hay nghị luận văn học
clip_image001.gif
Nếu là nghị luận văn học thì đề yêu cầu làm sáng tỏ phạm vi nội dung nào?
clip_image001.gif
Nếu phạm vi nghị luận là văn học sử thì loại văn học sử nào?
clip_image001.gif
Nếu là nghị luận xã hộinthì yêu cầu nội dung nghị luận về chủ đề gì?
clip_image001.gif
Thao tác nghị luận chính dùng để nghị luận trong quá trình viết là gì?
Nắm vững và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề, người viết sẽ tránh được những lỗi như sau:
clip_image001.gif
Lạc đề: lạc đề về nội dung, lạc đề về phương pháp, cách thức nghị luận
clip_image001.gif
Lêch đề: đáng lẽ phần nội dung chính cần bàn nhiều thì lại nói qua loa đại khái, phần phụ lại trở thành phần chính, thao tác chính trở thành thao tác phụ…
clip_image001.gif
Lậu đề: bỏ sót, “ăn bớt” ý hoặc một yêu cầu nào đó của đề.
  • Đúng những kiến thức cơ bản:
Kiến thức cơ bản là “bột”, “có bột mới gột nên hồ”. Kiến thức cơ bản thể hiện tầm kiến thức văn rộng hẹp của người viết. Để viết được một bài nghị luận văn học hay, người viết phải sử dụng rất nhiều loại kiến thức cơ bản khác nhau. Dĩ nhiên tuỳ mỗi vấn đề cụ thể của đề ra mà xác định những loại kiến thức cần và đủ, loại nào chính, loại nào là kiến thức bổ trợ. Mặt khác không nhất thiết phải đưa hết tất cả kiến thức mà mình biết vào một bài viết. Nhưng muốn có một năng lực văn học chắc chắn để ứng tác trong nhiều tình huống, nhiều kiểu bài và nhiều kiểu đề khác nhau, thì cần tích luỹ và trang bị cho mình một vốn kiến thức cơ bản, phong phú, có hệ thống.
  • Hình thức trình bày đúng quy cách:
Trình bày là sự thể hiện hình thức hình thức, bố cục của bài văn trên trang giấy. Một bài văn trình bày đúng cần chú ý các điểm sau đây:
clip_image001.gif
Nhìn vào tờ giấy, chưa cần đọc đã thấy rõ ba phần của bài viết. Muốn thế người viết không chỉ chú ý đến nội dung mà ngay cả hình thức trình bày cũng phải rõ. Xem mô hình sau đây:
M……………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………..
T……………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
K……………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
clip_image001.gif
Không phạm lỗi logic trong trình bày
Trong việc dạy và học làm bài văn nghị luận không nên coi thường hìn thức trình bày trên đây. Bởi hình thức trên đây không chỉ đơn thuần là hình thức mà nó còn có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện tư duy, buộc người viết phải lựa chọn để có được một nội dung ý sáng sủa, mạch lạc và chặt chẽ.
Một trong những yêu cầu của trình bày đúng là chữ viết và chính tả. Bài làm văn ở nhà trường là để cho thầy cô chấm điểm.Vì thế chữ viết là một trong những biểu hiện sự tôn trọng thầy cô giáo và cũng là tôn trọng chính mình. Cần phân biệt hai loại: viết đúng và viết đẹp.
Từ bài văn viết đúng đến bài văn viết hay
  • Từ đúng đến hay có một khoảng cách
a) Về khái niệm “đúng” và “trúng”:
Giới văn chương truyền tụng cau chuyện của Giả Đảo bên Tàu ngày xưa, cân nhắc hai chữ “thôi”(đẩy cửa) và “xao”(gõ cửa) trong câu thơ: “Điểu trúc trì biên thụ, tăng thôi nguyệt hạ môn” (chim ngủ ở cây bờ ao, nhà sư đẩy cửa dưới trăng). Đây là trường hợp “đúng” và “trúng”. Cả hai chữ “thôi” và “xao” đều đúng, nhưng chữ nào mới trúng. Trúng có nghĩa là đúng một cách tuyệt đối, không thể có chữ nào đúng hơn và hay hơn được.
Như vậy, văn phải “trúng” mới hay. Viết văn phải như Giải Đảo không bằng lòng với cái đúng, phải tiến lên cái trúng có thể mới đạt văn hay.
Câu chuyện trên đúng với văn sáng tác, cũng đúng với văn nghị luận. văn đã đath đến trình độ “trúng” thì có nghĩa là đạt đến sự thống nhất cao độ, tuyệt đối giữa nội dung và hình thức, giữa ý và từ diễn đạt ý, giữa khái niệm và tên gọi khái niệm.
b) Đúng chưa đủ, phải độc đáo, mới mẻ
Văn viết đúng có thể chỉ là sự phát biểu chân lý muôn thuở nhiều khi đã quen nhàm. “Biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Văn đạt đến trình độ hay xét về nội dung, phải có được một số ý chẳng những đúng mà còn mới lạ, độc đáo nữa. Tất nhiên yêu cầu này đối với học sinh, chỉ nên quan niệm có mức độ vừa phải. Chỉ cần các em tiếp thu được ý kiến mới và độc đáo của người khác cũng có thể xem là đạt rồi (phải đọc nhiều mới có trìmh độ tiếp thu được)
Có được một vài ý mới mẻ và độc đáo quả là khó. Muốn có được ý mới, ý riêng, phải có vốn kiến thức sâu rộng, và phải chịu khó suy nghĩ.
Đối với trình độ học sinh có được một ý gì mới và riêng về văn học sử và lý luận văn học thì hẳn là cực khó! Nhưng đối với việc cảm và hiểu một bài thơ, bài văn thì các em hoàn toàn có thể có được những ý mới lạ, độc đáo nhiều khi chỉ nhờ cảm quan hồn nhiên, trung thực của mình.
  • Phải hiểu được thật sự cái hay của văn:
Muốn phân tích bình giảng tốt trước hết phải hiểu được thật sự cái hay của bài văn. Nếu không hiểu đó thì dù có cũng như không, nó cứ nằm chết trong văn bản mà thôi.
Không hiểu được cái văn thật của bài văn mà cứ muốn vận dụng phương pháp phân tích này, thủ pháp bình giảng kia thì chỉ dẫn đến những việc làm ngớ ngẩn. Chẳng hạn, nói phân tích hình thức gắn bó với nội dung, nhưng không biết cái văn nằm đâu trong văn bản, hình thù nó thế nào, giọng điệu, màu nó ra sao thì nói hình thức, nội dung cái gì chứ? Đa số học sinh cứ tưởng lầm văn hay là văn dung đến các phép tu từ này khác, như so sánh, ấn dụ, hoán dụ, nhân hoá…nên cứ phát hiện được ở bài văn một biện pháp tu từ nào là sức khen hay. Thực rat u từ là trang sức của văn. Trang sức vụng về thì nó chỉ tạo ra sự lố lăng, thiếu tự nhiên. Nhiều câu văn tuyệt bút không hề dùng đến một biện pháp tu từ nào cả. Ngược lại nhiều bài văn dở lại đầy những tu từ.
Tóm lại, muốn phân tích, bình giảng văn trước hết phải hiểu văn.
  • Tạo chất văn cho bài viết:
Muốn làm bài nghị luận văn học cho đúng, cho hay, cho thật sự có tính văn học, thì một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với học sinh là phải biết phân tích, bình giảng tác phẩm văn học. Gặp những đề yêu cầu phân tích, bình giảng văn học thì chẳng nói làm gì. Ngay những đề có yêu cầu bàn luận về một nhà văn, một trào lưu văn học, một vấn đề nào đấy của một giai đoạn văn học…cũng luôn luôn đụng đến việc phân tích, bình giảng tác phẩm văn học để khẳng định giá trị của một nhà văn, thành tựu một trào lưu hay để chứng minh cho một nhận xét, một lý lẽ, một luận điểm nào đó của mình.
Muốn phân tích tốt một tác phẩm văn học (hay một đoạn trích tương đối hoàn chỉnh của một tác phẩm) đầu tiên phải đọc toàn bộ tác phẩm để cảm thụ tinh thần chung. Nên đọc liền một mạch, không đọc lướt quá, nhưng chưa cần kỹ quá, để cảm thụ cái âm hưởng chung, cái tinh thần chung của tác phẩm và những nét tài nghệ lớn của tác giả thể hiện trong tác phẩm ấy. Ở đây, sự lưu ý đến đặc điểm về mặt thể loại của tác phẩm rất bổ ích. Nếu là thơ trữ tình thì sự cảm thụ nên hướng nhiều hơn về tình và cảnh trong thơ. Ở đây tình cảm, cảm xúc của nhà thơ chi phốimạnh mẽ hình ảnh, màu sắc, nhịp điệu của cảnh (hiểu theo nghĩa rộng) trong thơ. Nếu là tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết hay thơ tự sự) thì sự cảm thụ hướng nhiều hơn về cốt tryện và tài khắc hoạ tính cách (chú ý: thơ dù là tự sự vẫn có cái nền trữ tình)
Bước thứ hai là phân tích, bình giảng chi tiết. Không bao giờ nên phân tích và bình mọi chi tiết, mọi câu, mọi chữ, mọi hình ảnh, mọi vần nhịp, mọi tình tiết, mọi nhân vật của tác phẩm. Phải chọn cho tinh, cho trúng những gì quan trọng nhất, hay nhất, có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao nhất ở từng bộ phận của tác phẩm mà phân tích, bình giảng.
Về cách phân tích, bình giảng chi tiết không thể nói cụ thể từng trường hợp. Dưới đây chỉ xin nêu lên những điều chung nhất cần chú ý:
clip_image001.gif
Phân tích chi tiết không được lạc ra ngoài, nhất là đối lập với sự tổng quát ban đầu về tinh thần chung và đặc sắc nghệ thuật chung của tác phẩm. Phân tích chi tiết là thâm nhập sâu hơn và tỷ mỷ, cụ thể hơn vào cái tinh thần chung và những đặc sắc nghệ thuật chung kia mà thôi
clip_image001.gif
Phân tích từng đoạn cũng phải lấy cái nhìn tổng quát (cả đoạn) để chỉ đạo phân tích chi tiết.
clip_image001.gif
Không phân tích hết mà chỉ chọn một số chi tiết có ý nghĩa nhất và hay nhất. Cũng không phân tích bình quân, dàn đều như nhau. Có chi tiết lớn, có chi tiết nhỏ, tầm quan trọng khác nhau. Nhưng có chi tiết nhỏ cần bình giảng, chi tiết lớn lại bỏ qua….vì điều quyết định là phẩm chất nghệ thuật.

:25:
 
MUỐN VIẾT ĐƯỢC BÀI VĂN HAY
Thế nào là bài văn hay?
Bài văn hay trước hết phải viết đúng
Hay và đúng ở đây hiểu theo nghĩa tương đối, tức là hay và đúng trong khuôn khổ nhà trường. Hay và đúng có quan hệ mất thiết với nhau. Bài văn hay trước hết phải viết đúng. Bài văn viết đúng cần thoả mãn các điều kiện sau đây:
  • Đúng yêu cầu của đề bài:
clip_image001.gif
Yêu cầu về phạm vi nội dung cần nghị luận
clip_image001.gif
Yêu cầu về cách thức nghị luận (xác định nghi thức nghị luận chủ yếu)
Như vậy trước một đề văn, công việc đầu tiên của người viết sau khi đọc kỹ đề là xác định yêu cầu của đề bài
clip_image001.gif
Đây là đề nghj luận xã hội hay nghị luận văn học
clip_image001.gif
Nếu là nghị luận văn học thì đề yêu cầu làm sáng tỏ phạm vi nội dung nào?
clip_image001.gif
Nếu phạm vi nghị luận là văn học sử thì loại văn học sử nào?
clip_image001.gif
Nếu là nghị luận xã hộinthì yêu cầu nội dung nghị luận về chủ đề gì?
clip_image001.gif
Thao tác nghị luận chính dùng để nghị luận trong quá trình viết là gì?
Nắm vững và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề, người viết sẽ tránh được những lỗi như sau:
clip_image001.gif
Lạc đề: lạc đề về nội dung, lạc đề về phương pháp, cách thức nghị luận
clip_image001.gif
Lêch đề: đáng lẽ phần nội dung chính cần bàn nhiều thì lại nói qua loa đại khái, phần phụ lại trở thành phần chính, thao tác chính trở thành thao tác phụ…
clip_image001.gif
Lậu đề: bỏ sót, “ăn bớt” ý hoặc một yêu cầu nào đó của đề.
  • Đúng những kiến thức cơ bản:
Kiến thức cơ bản là “bột”, “có bột mới gột nên hồ”. Kiến thức cơ bản thể hiện tầm kiến thức văn rộng hẹp của người viết. Để viết được một bài nghị luận văn học hay, người viết phải sử dụng rất nhiều loại kiến thức cơ bản khác nhau. Dĩ nhiên tuỳ mỗi vấn đề cụ thể của đề ra mà xác định những loại kiến thức cần và đủ, loại nào chính, loại nào là kiến thức bổ trợ. Mặt khác không nhất thiết phải đưa hết tất cả kiến thức mà mình biết vào một bài viết. Nhưng muốn có một năng lực văn học chắc chắn để ứng tác trong nhiều tình huống, nhiều kiểu bài và nhiều kiểu đề khác nhau, thì cần tích luỹ và trang bị cho mình một vốn kiến thức cơ bản, phong phú, có hệ thống.
  • Hình thức trình bày đúng quy cách:
Trình bày là sự thể hiện hình thức hình thức, bố cục của bài văn trên trang giấy. Một bài văn trình bày đúng cần chú ý các điểm sau đây:
clip_image001.gif
Nhìn vào tờ giấy, chưa cần đọc đã thấy rõ ba phần của bài viết. Muốn thế người viết không chỉ chú ý đến nội dung mà ngay cả hình thức trình bày cũng phải rõ. Xem mô hình sau đây:
M……………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………..
T……………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
K……………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
clip_image001.gif
Không phạm lỗi logic trong trình bày
Trong việc dạy và học làm bài văn nghị luận không nên coi thường hìn thức trình bày trên đây. Bởi hình thức trên đây không chỉ đơn thuần là hình thức mà nó còn có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện tư duy, buộc người viết phải lựa chọn để có được một nội dung ý sáng sủa, mạch lạc và chặt chẽ.
Một trong những yêu cầu của trình bày đúng là chữ viết và chính tả. Bài làm văn ở nhà trường là để cho thầy cô chấm điểm.Vì thế chữ viết là một trong những biểu hiện sự tôn trọng thầy cô giáo và cũng là tôn trọng chính mình. Cần phân biệt hai loại: viết đúng và viết đẹp.
Từ bài văn viết đúng đến bài văn viết hay
  • Từ đúng đến hay có một khoảng cách
a) Về khái niệm “đúng” và “trúng”:
Giới văn chương truyền tụng cau chuyện của Giả Đảo bên Tàu ngày xưa, cân nhắc hai chữ “thôi”(đẩy cửa) và “xao”(gõ cửa) trong câu thơ: “Điểu trúc trì biên thụ, tăng thôi nguyệt hạ môn” (chim ngủ ở cây bờ ao, nhà sư đẩy cửa dưới trăng). Đây là trường hợp “đúng” và “trúng”. Cả hai chữ “thôi” và “xao” đều đúng, nhưng chữ nào mới trúng. Trúng có nghĩa là đúng một cách tuyệt đối, không thể có chữ nào đúng hơn và hay hơn được.
Như vậy, văn phải “trúng” mới hay. Viết văn phải như Giải Đảo không bằng lòng với cái đúng, phải tiến lên cái trúng có thể mới đạt văn hay.
Câu chuyện trên đúng với văn sáng tác, cũng đúng với văn nghị luận. văn đã đath đến trình độ “trúng” thì có nghĩa là đạt đến sự thống nhất cao độ, tuyệt đối giữa nội dung và hình thức, giữa ý và từ diễn đạt ý, giữa khái niệm và tên gọi khái niệm.
b) Đúng chưa đủ, phải độc đáo, mới mẻ
Văn viết đúng có thể chỉ là sự phát biểu chân lý muôn thuở nhiều khi đã quen nhàm. “Biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Văn đạt đến trình độ hay xét về nội dung, phải có được một số ý chẳng những đúng mà còn mới lạ, độc đáo nữa. Tất nhiên yêu cầu này đối với học sinh, chỉ nên quan niệm có mức độ vừa phải. Chỉ cần các em tiếp thu được ý kiến mới và độc đáo của người khác cũng có thể xem là đạt rồi (phải đọc nhiều mới có trìmh độ tiếp thu được)
Có được một vài ý mới mẻ và độc đáo quả là khó. Muốn có được ý mới, ý riêng, phải có vốn kiến thức sâu rộng, và phải chịu khó suy nghĩ.
Đối với trình độ học sinh có được một ý gì mới và riêng về văn học sử và lý luận văn học thì hẳn là cực khó! Nhưng đối với việc cảm và hiểu một bài thơ, bài văn thì các em hoàn toàn có thể có được những ý mới lạ, độc đáo nhiều khi chỉ nhờ cảm quan hồn nhiên, trung thực của mình.
  • Phải hiểu được thật sự cái hay của văn:
Muốn phân tích bình giảng tốt trước hết phải hiểu được thật sự cái hay của bài văn. Nếu không hiểu đó thì dù có cũng như không, nó cứ nằm chết trong văn bản mà thôi.
Không hiểu được cái văn thật của bài văn mà cứ muốn vận dụng phương pháp phân tích này, thủ pháp bình giảng kia thì chỉ dẫn đến những việc làm ngớ ngẩn. Chẳng hạn, nói phân tích hình thức gắn bó với nội dung, nhưng không biết cái văn nằm đâu trong văn bản, hình thù nó thế nào, giọng điệu, màu nó ra sao thì nói hình thức, nội dung cái gì chứ? Đa số học sinh cứ tưởng lầm văn hay là văn dung đến các phép tu từ này khác, như so sánh, ấn dụ, hoán dụ, nhân hoá…nên cứ phát hiện được ở bài văn một biện pháp tu từ nào là sức khen hay. Thực rat u từ là trang sức của văn. Trang sức vụng về thì nó chỉ tạo ra sự lố lăng, thiếu tự nhiên. Nhiều câu văn tuyệt bút không hề dùng đến một biện pháp tu từ nào cả. Ngược lại nhiều bài văn dở lại đầy những tu từ.
Tóm lại, muốn phân tích, bình giảng văn trước hết phải hiểu văn.
  • Tạo chất văn cho bài viết:
Muốn làm bài nghị luận văn học cho đúng, cho hay, cho thật sự có tính văn học, thì một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với học sinh là phải biết phân tích, bình giảng tác phẩm văn học. Gặp những đề yêu cầu phân tích, bình giảng văn học thì chẳng nói làm gì. Ngay những đề có yêu cầu bàn luận về một nhà văn, một trào lưu văn học, một vấn đề nào đấy của một giai đoạn văn học…cũng luôn luôn đụng đến việc phân tích, bình giảng tác phẩm văn học để khẳng định giá trị của một nhà văn, thành tựu một trào lưu hay để chứng minh cho một nhận xét, một lý lẽ, một luận điểm nào đó của mình.
Muốn phân tích tốt một tác phẩm văn học (hay một đoạn trích tương đối hoàn chỉnh của một tác phẩm) đầu tiên phải đọc toàn bộ tác phẩm để cảm thụ tinh thần chung. Nên đọc liền một mạch, không đọc lướt quá, nhưng chưa cần kỹ quá, để cảm thụ cái âm hưởng chung, cái tinh thần chung của tác phẩm và những nét tài nghệ lớn của tác giả thể hiện trong tác phẩm ấy. Ở đây, sự lưu ý đến đặc điểm về mặt thể loại của tác phẩm rất bổ ích. Nếu là thơ trữ tình thì sự cảm thụ nên hướng nhiều hơn về tình và cảnh trong thơ. Ở đây tình cảm, cảm xúc của nhà thơ chi phốimạnh mẽ hình ảnh, màu sắc, nhịp điệu của cảnh (hiểu theo nghĩa rộng) trong thơ. Nếu là tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết hay thơ tự sự) thì sự cảm thụ hướng nhiều hơn về cốt tryện và tài khắc hoạ tính cách (chú ý: thơ dù là tự sự vẫn có cái nền trữ tình)
Bước thứ hai là phân tích, bình giảng chi tiết. Không bao giờ nên phân tích và bình mọi chi tiết, mọi câu, mọi chữ, mọi hình ảnh, mọi vần nhịp, mọi tình tiết, mọi nhân vật của tác phẩm. Phải chọn cho tinh, cho trúng những gì quan trọng nhất, hay nhất, có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao nhất ở từng bộ phận của tác phẩm mà phân tích, bình giảng.
Về cách phân tích, bình giảng chi tiết không thể nói cụ thể từng trường hợp. Dưới đây chỉ xin nêu lên những điều chung nhất cần chú ý:
clip_image001.gif
Phân tích chi tiết không được lạc ra ngoài, nhất là đối lập với sự tổng quát ban đầu về tinh thần chung và đặc sắc nghệ thuật chung của tác phẩm. Phân tích chi tiết là thâm nhập sâu hơn và tỷ mỷ, cụ thể hơn vào cái tinh thần chung và những đặc sắc nghệ thuật chung kia mà thôi
clip_image001.gif
Phân tích từng đoạn cũng phải lấy cái nhìn tổng quát (cả đoạn) để chỉ đạo phân tích chi tiết.
clip_image001.gif
Không phân tích hết mà chỉ chọn một số chi tiết có ý nghĩa nhất và hay nhất. Cũng không phân tích bình quân, dàn đều như nhau. Có chi tiết lớn, có chi tiết nhỏ, tầm quan trọng khác nhau. Nhưng có chi tiết nhỏ cần bình giảng, chi tiết lớn lại bỏ qua….vì điều quyết định là phẩm chất nghệ thuật.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top