Chien Tong
New member
- Xu
- 33
Mũi Dinh Cậu hình thành trong một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp - sơn thủy hữu tình, liên quan đến đạo thờ Mẫu. Điều này chứng tỏ rằng, người Việt cổ đã đặt chân lên đảo Phú Quốc, khai phá, mở mang và đặt nền móng cho vùng đất này.
Vị trí: Dinh Cậu hay còn gọi là miếu thờ Long Vương, được xây dựng trên một mũi đá giống hình con rùa (có niên đại trên 100 năm) nên được gọi là Mũi Dinh Cậu. Mũi Dinh Cậu, tọa lạc tại khu phố 2, thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Theo tục truyền, thuở xưa, người dân trên đảo Phú Quốc sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới. Đại đa số các ngư dân ra biển đánh bắt cá đều một đi không trở lại, vì khi ra khơi, gặp những cơn bão lớn, họ không thể chống đỡ nổi, do đó họ đã mãi mãi ngủ lại với biển khơi... Bỗng một ngày kia, bên bờ biển Đông xuất hiện nhiều ghềnh đá, đan xen với nhau tạo thành một mũi đá lớn nổi lên giữa nền đại dương xanh thẫm. Vì nghĩ rằng đây là điềm lạ linh ứng, cứu giúp con người thoát khỏi thiên tai, cho nên người dân trên đảo đã lập một ngôi miếu thờ thần sông nước để mong nhận được sự che chở, bình an. Mũi Dinh Cậu (miếu thờ Long Vương) ra đời từ đó.
Mũi Dinh Cậu rất linh thiêng và gắn bó mật thiết với tục thờ Bà Cậu, tức tục thờ Bà Thủy và Cậu Tai (tránh mọi tai họa, tai nạn, tai ương…), con trai út cưng của bà. “Cậu” được cho là vị thần có uy quyền trong việc trị vì sông nước và có thể giúp đỡ cho tàu bè thoát khỏi mọi cơn sóng to, gió lớn, vì thế Mũi Dinh Cậu được người dân vùng biển rất sùng bái. Họ thường đến đây để thắp hương khấn vái, cầu mong mọi sự an lành cho những chuyến đi biển.
Để lên được đến di tích Mũi Dinh Cậu, du khách phải qua 29 bậc thềm bằng đá với hai bên là những cụm cây dại xanh tốt. Khi đã leo hết 29 bậc đá, trước mắt du khách hiện ra một Miếu thờ được bao xung quanh bởi một hàng rào bằng bê-tông khá vững chắc. Đi tiếp đến cổng di tích, du khách sẽ thấy Miếu thờ có kiến trúc khá đẹp. Sân Miếu có đặt bàn thờ ông Thiên. Hai bên hành lang là những hàng cột với những câu liễn đắp nổi bằng chữ Hán như: “Phong điếu vũ thuận dân an lạc” (Nhờ ơn Cậu mà mưa thuận gió hòa dân cư an lạc). “Tọa đại thạch đầu quy danh hiển” (Dinh Cậu nổi tiếng tọa lạc ở đầu của mõm đá giống hình con rùa). “Chấn phong bình lượng bảo lương dân” (Dinh Cậu như tấm bình phong bảo vệ cho muôn dân lành) và “Vạn cổ anh linh thông tứ hải” (Từ xưa anh linh của Dinh Cậu đã vang khắp bốn biển).
Cửa chính của Miếu Dinh Cậu được làm bằng gỗ, trên vòm cửa có khắc ba chữ: “Thạch - Sơn - Điện”. Trên nóc mái có gắn hai con rồng bằng sứ lưỡng long tranh châu. Trong chánh điện có khánh thờ Chúa ngọc nương nương và khánh thờ tượng hai Cậu cùng một đỉnh hương, chuông, đèn, trống…
Từ Mũi Dinh Cậu, đưa mắt nhìn ra xa, du khách sẽ thấy phía trước là biển khơi bao la, trong xanh với dải cát vàng uốn lượn, ngay dưới chân là chợ Dương Đông sầm uất rất đông người mua, kẻ bán và đằng sau là đồi núi nhấp nhô…
Hàng năm, cứ vào các ngày 15 và 16 tháng 10 âm lịch, người dân trên đảo Phú Quốc lại cùng nhau mở hội Mũi Dinh Cậu. Nhờ vậy, Mũi Dinh Cậu ngày càng thu hút được nhiều du khách thập phương. Theo thống kê của huyện đảo Phú Quốc, trung bình mỗi năm, Mũi Dinh Cậu thu hút khoảng trên 100 ngàn lượt du khách đến thăm viếng.
Thường du khách đến với Dinh Cậu để thăm và thưởng ngoạn cảnh hoàng hôn trên biển: Khi mặt trời gần khuất núi, du khách sẽ bắt gặp những tia nắng vàng sậm tung tăng trên sóng biển,… Đặc biệt, du khách sẽ có dịp được đi chợ đêm Dinh Cậu để mua sắm, thưởng thức các đặc sản đậm chất biển tại đây như: Cua, mực, sao biển, cùi biên mai, ghẹ…
Một góc ảnh Mũi Dinh Cậu
Tại Phú Quốc còn nhiều điểm du lịch đẹp khác như: Bãi Sao, Bãi Dài, Bãi Trường, Khu du lịch Suối Tranh, Chùa Sư Môn...
Du khách có thể đến Phú Quốc bằng đường thủy hoặc bằng đường không. Nếu đi bằng đường thủy, du khách có thể theo tuyến Rạch Giá - An Thới hoặc Hà Tiên - Phú Quốc. Nếu đi bằng đường không, du khách có thể theo tuyến Rạch Giá - Phú Quốc hoặc Sài Gòn - Phú Quốc.
Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ.
Vị trí: Dinh Cậu hay còn gọi là miếu thờ Long Vương, được xây dựng trên một mũi đá giống hình con rùa (có niên đại trên 100 năm) nên được gọi là Mũi Dinh Cậu. Mũi Dinh Cậu, tọa lạc tại khu phố 2, thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Địa đồ quần đảo Phú Quốc
Đặc điểm: Đây là miếu thờ Long Vương - thần sông nước của người dân miền biển để cầu mong mọi sự an lành trong những chuyến ra khơi.
Theo tục truyền, thuở xưa, người dân trên đảo Phú Quốc sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới. Đại đa số các ngư dân ra biển đánh bắt cá đều một đi không trở lại, vì khi ra khơi, gặp những cơn bão lớn, họ không thể chống đỡ nổi, do đó họ đã mãi mãi ngủ lại với biển khơi... Bỗng một ngày kia, bên bờ biển Đông xuất hiện nhiều ghềnh đá, đan xen với nhau tạo thành một mũi đá lớn nổi lên giữa nền đại dương xanh thẫm. Vì nghĩ rằng đây là điềm lạ linh ứng, cứu giúp con người thoát khỏi thiên tai, cho nên người dân trên đảo đã lập một ngôi miếu thờ thần sông nước để mong nhận được sự che chở, bình an. Mũi Dinh Cậu (miếu thờ Long Vương) ra đời từ đó.
Mũi Dinh Cậu rất linh thiêng và gắn bó mật thiết với tục thờ Bà Cậu, tức tục thờ Bà Thủy và Cậu Tai (tránh mọi tai họa, tai nạn, tai ương…), con trai út cưng của bà. “Cậu” được cho là vị thần có uy quyền trong việc trị vì sông nước và có thể giúp đỡ cho tàu bè thoát khỏi mọi cơn sóng to, gió lớn, vì thế Mũi Dinh Cậu được người dân vùng biển rất sùng bái. Họ thường đến đây để thắp hương khấn vái, cầu mong mọi sự an lành cho những chuyến đi biển.
Để lên được đến di tích Mũi Dinh Cậu, du khách phải qua 29 bậc thềm bằng đá với hai bên là những cụm cây dại xanh tốt. Khi đã leo hết 29 bậc đá, trước mắt du khách hiện ra một Miếu thờ được bao xung quanh bởi một hàng rào bằng bê-tông khá vững chắc. Đi tiếp đến cổng di tích, du khách sẽ thấy Miếu thờ có kiến trúc khá đẹp. Sân Miếu có đặt bàn thờ ông Thiên. Hai bên hành lang là những hàng cột với những câu liễn đắp nổi bằng chữ Hán như: “Phong điếu vũ thuận dân an lạc” (Nhờ ơn Cậu mà mưa thuận gió hòa dân cư an lạc). “Tọa đại thạch đầu quy danh hiển” (Dinh Cậu nổi tiếng tọa lạc ở đầu của mõm đá giống hình con rùa). “Chấn phong bình lượng bảo lương dân” (Dinh Cậu như tấm bình phong bảo vệ cho muôn dân lành) và “Vạn cổ anh linh thông tứ hải” (Từ xưa anh linh của Dinh Cậu đã vang khắp bốn biển).
Cửa chính của Miếu Dinh Cậu được làm bằng gỗ, trên vòm cửa có khắc ba chữ: “Thạch - Sơn - Điện”. Trên nóc mái có gắn hai con rồng bằng sứ lưỡng long tranh châu. Trong chánh điện có khánh thờ Chúa ngọc nương nương và khánh thờ tượng hai Cậu cùng một đỉnh hương, chuông, đèn, trống…
Từ Mũi Dinh Cậu, đưa mắt nhìn ra xa, du khách sẽ thấy phía trước là biển khơi bao la, trong xanh với dải cát vàng uốn lượn, ngay dưới chân là chợ Dương Đông sầm uất rất đông người mua, kẻ bán và đằng sau là đồi núi nhấp nhô…
Hàng năm, cứ vào các ngày 15 và 16 tháng 10 âm lịch, người dân trên đảo Phú Quốc lại cùng nhau mở hội Mũi Dinh Cậu. Nhờ vậy, Mũi Dinh Cậu ngày càng thu hút được nhiều du khách thập phương. Theo thống kê của huyện đảo Phú Quốc, trung bình mỗi năm, Mũi Dinh Cậu thu hút khoảng trên 100 ngàn lượt du khách đến thăm viếng.
Thường du khách đến với Dinh Cậu để thăm và thưởng ngoạn cảnh hoàng hôn trên biển: Khi mặt trời gần khuất núi, du khách sẽ bắt gặp những tia nắng vàng sậm tung tăng trên sóng biển,… Đặc biệt, du khách sẽ có dịp được đi chợ đêm Dinh Cậu để mua sắm, thưởng thức các đặc sản đậm chất biển tại đây như: Cua, mực, sao biển, cùi biên mai, ghẹ…
Một góc ảnh Mũi Dinh Cậu
Tại Phú Quốc còn nhiều điểm du lịch đẹp khác như: Bãi Sao, Bãi Dài, Bãi Trường, Khu du lịch Suối Tranh, Chùa Sư Môn...
Du khách có thể đến Phú Quốc bằng đường thủy hoặc bằng đường không. Nếu đi bằng đường thủy, du khách có thể theo tuyến Rạch Giá - An Thới hoặc Hà Tiên - Phú Quốc. Nếu đi bằng đường không, du khách có thể theo tuyến Rạch Giá - Phú Quốc hoặc Sài Gòn - Phú Quốc.
Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ.