K
kimkha
Guest
- Với người Mông ở Thảo nguyên Mộc Châu, ngô là lương thực chính nên vụ ngô cũng là vụ mùa chính và quan trọng nhất trong bốn mùa gieo trồng. Nương ngô của người Mông thường cách nhà vài quả núi, vài thung sâu nên việc thu hoạch rất nhọc nhằn. Trong cái nắng, gió và lởm chởm đá núi trong vụ mùa, hạt ngô như tưới đẫm mồ hôi và thắm đượm tình người trong lao động.
Do nương ngô cách xa bản nên trong mùa thu hoạch, nương ngô, hay bất kỳ nơi đâu có bóng mát là có thể hạ bếp, thổi cơm.
Người Mông thường giúp nhau trong lao động. Có nghĩa là các gia đình thay phiên đổi công giúp nhau thu hoạch. Đó là cái "lý" ngàn đời mà cha ông người Mông đã dạy con cháu. Ở xã Lóng Luông (Mộc Châu ) có hơn chục hộ gia đình đến giúp nhà anh Páo thu hoạch nương ngô.
Những đứa trẻ Mông đã lớn lên và biết yêu cuộc sống lao động từ những mùa thu hoạch ngô.
Nương ngô thành "nhà giữ trẻ" trong mùa thu hoạch.
Ngô thu bắp rồi còn để lại "mía ngô". Người Mông thường chọn những thân ngô còn tươi làm "mía" như một thức uống giải khát trong cái nắng cháy da người. "Mía ngô" cũng là món quà của nương dành cho trẻ em.
Tranh thủ lúc nghỉ ngơi để khâu vá.
Năm nay, nương rẫy đã "hào phóng" cho người Mông một mùa vàng bội thu.
Với người Mông, gùi ngô về bản là một quá trình nhọc nhằn. Vài năm gần đây, cùng với sự phát triển của giao thông miền núi đã giảm thiểu sức lao động cho bà con.
Gùi ngô về bản.
Năm nay, ngô được giá, mỗi gia đình ở Lóng Luông bán được 5 - 10 triệu đồng. Trừ chi phí cũng còn một nửa.
Do nương ngô cách xa bản nên trong mùa thu hoạch, nương ngô, hay bất kỳ nơi đâu có bóng mát là có thể hạ bếp, thổi cơm.
Người Mông thường giúp nhau trong lao động. Có nghĩa là các gia đình thay phiên đổi công giúp nhau thu hoạch. Đó là cái "lý" ngàn đời mà cha ông người Mông đã dạy con cháu. Ở xã Lóng Luông (Mộc Châu ) có hơn chục hộ gia đình đến giúp nhà anh Páo thu hoạch nương ngô.
- Vì là mùa vụ quan trọng, vào những ngày này cả gia đình đều lên nương.
Những đứa trẻ Mông đã lớn lên và biết yêu cuộc sống lao động từ những mùa thu hoạch ngô.
Nương ngô thành "nhà giữ trẻ" trong mùa thu hoạch.
Ngô thu bắp rồi còn để lại "mía ngô". Người Mông thường chọn những thân ngô còn tươi làm "mía" như một thức uống giải khát trong cái nắng cháy da người. "Mía ngô" cũng là món quà của nương dành cho trẻ em.
Tranh thủ lúc nghỉ ngơi để khâu vá.
Năm nay, nương rẫy đã "hào phóng" cho người Mông một mùa vàng bội thu.
Với người Mông, gùi ngô về bản là một quá trình nhọc nhằn. Vài năm gần đây, cùng với sự phát triển của giao thông miền núi đã giảm thiểu sức lao động cho bà con.
Gùi ngô về bản.
Năm nay, ngô được giá, mỗi gia đình ở Lóng Luông bán được 5 - 10 triệu đồng. Trừ chi phí cũng còn một nửa.
- Thanh Minh- Gia Văn
Theo vietnamnet.vn