Mùa thi 2010: Đề thi sẽ bám sát sách giáo khoa

  • Thread starter Thread starter HTA
  • Ngày gửi Ngày gửi

HTA

New member
Xu
67
3L0.7720528_1_1.jpg



Bộ GD-ĐT khẳng định: dù dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng hay bám sát sách giáo khoa thì học sinh vẫn đáp ứng được yêu cầu của đề thi. Bạn yên tâm chưa nào!

Cần ôn tập nhiều vòng

Ông Nguyễn Hải Châu - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) cho rằng: giáo viên dạy môn thi chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo việc ôn tập phù hợp với điều kiện địa phương, với khả năng nhận thức của học sinh, cần tổ chức ôn tập nhiều vòng.

Thứ nhất, cần ôn tập trong quá trình dạy, học, thực hiện chương trình, sách giáo khoa theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ. Thứ hai là ôn tập theo từng chủ đề: nội dung trong mỗi chủ đề có thể bao gồm kiến thức, kỹ năng của các bài, các chương khác nhau. Thứ ba là ôn tập tổng hợp kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT, chủ yếu lớp 12: nội dung tổng hợp của tất cả các chủ đề đã được ôn tập.

Ví dụ, đối với môn Toán, phần đại số và giải tích gồm 4 chủ đề: ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số; Hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số lôgarit; nguyên hàm, tích phân và ứng dụng; số phức. Phần hình học gồm 3 chủ đề: khối đa diện và thể tích khối đa diện; mặt cầu, mặt trụ, mặt nón; phương pháp tọa độ trong không gian.
VZ0.7720587_1_1.jpg

“Học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp ôn tập kỹ nội dung chương trình lớp 12, theo yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và những phần có tính liên thông, tiếp nối ở lớp 10, 11” - Ông Nguyễn Hải Châu, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT)

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu: Việc ôn tập cho học sinh không chạy theo bài, nội dung trong sách giáo khoa một cách máy móc mà hướng dẫn học sinh tự học, năng lực vận dụng kiến thức của người học, năng lực phân tích, tổng hợp kiến thức, kỹ năng làm bài thi, tránh việc ghi nhớ kiến thức máy móc, tình trạng học tủ, học lệch.

Ông Châu khẳng định: Việc chuẩn bị nội dung ôn tập phải phù hợp với phương pháp ôn tập, nghĩa là kết hợp hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn tập; ôn tập theo nhóm và ôn tập chung cả lớp; kết hợp giữa tự kiểm tra đánh giá của học sinh; kiểm tra, đánh giá trong nhóm học tập và kiểm tra đánh giá chung toàn lớp, toàn trường; chú trọng thu nhận thông tin phản hồi về kết quả ôn tập của học sinh để có điều chỉnh hợp lý.

Phân loại học sinh theo khả năng nhận thức, tập trung nhiều hơn cho những học sinh học lực yếu; cử giáo viên có khả năng và kinh nghiệm chuyên môn, những học sinh khá giỏi hỗ trợ thêm, ngoài thời gian ôn tập theo kế hoạch ôn tập của các trường THPT, giúp những học sinh này nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu của kỳ thi.

Việc tổ chức làm một số đề thi thử theo cấu trúc đề thi đã được Bộ GD-ĐT thông báo giúp học sinh nắm vững hình thức thi và cách thức làm bài thi được các chuyên gia đánh giá là rất cần thiết.

Để làm được điều này, theo ông Nguyễn Hải Châu, các trường phải thành lập đội ngũ những người làm đề thi cho từng môn học, tổ chức biên soạn, biên tập đề thi, xây dựng ngân hàng đề thi trong mỗi nhà trường để phục vụ việc ra đề kiểm tra 1 tiết, kiểm tra 15 phút, kiểm tra cuối kỳ hoặc tổ chức các đợt thi thử cho học sinh cuối cấp. Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục biên soạn và cập nhật các bài tập kiểm tra làm nguồn tư liệu cho các trường trong việc kiểm tra đánh giá học sinh và giúp học sinh cuối cấp ôn tập chuẩn bị thi.

Đề thi sẽ “khớp” với hướng dẫn ôn tập

Đề thi được ra với hai phần: phần chung cho tất cả thí sinh (chiếm tỷ lệ khoảng 80%), phần riêng ra theo từng chương trình chuẩn và nâng cao (chiếm tỷ lệ khoảng 20%).

Trước những ý kiến của các nhà giáo bày tỏ lo ngại rằng chủ trương của Bộ GD-ĐT là hướng dẫn ôn tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng nhưng khâu ra đề lại “lệch” so với quy định này, trao đổi với PV, ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT cho hay: do việc dạy và học theo chuẩn kiến thức kỹ năng (không bắt buộc phải dạy hết sách giáo khoa) vẫn còn là hướng dẫn khá mới mẻ và trên thực tế không phải địa phương nào cũng đã thực hiện được đầy đủ quy định này.

Do vậy, để tránh thiệt thòi cho thí sinh, tinh thần chỉ đạo của khâu ra đề là sẽ vừa bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng nhưng cũng phải đảm bảo nội dung đề thi không nằm ngoài sách giáo khoa hiện hành. Như vậy, dù ôn tập theo sách giáo khoa hay theo chuẩn kiến thức, kỹ năng thì học sinh đều có thể đáp ứng được yêu cầu của đề thi.

Trước những ý kiến tỏ ra lo ngại rằng, trên thực tế, đề thi không “chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12” như quy định, ông Nguyễn Hải Châu cho hay: học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp ôn tập kỹ nội dung chương trình lớp 12, theo yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và những phần có tính liên thông, tiếp nối ở lớp 10, 11. Có nghĩa sẽ không phải rà soát toàn bộ chương trình lớp 10, 11 mà chỉ ôn tập những phần kiến thức có tính tiếp nối, trên cơ sở nội dung chương trình lớp 12.

Về vấn đề này, ông Trần Văn Nghĩa cũng khẳng định: với những môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là môn Toán, do đặc thù là môn học có tính liên thông rất cao nên khi nói đề thi chủ yếu chương trình lớp 12 không có nghĩa chỉ có những nội dung trong sách giáo khoa Toán lớp 12; nếu học sinh không nắm vững được kiến thức cơ bản ở lớp dưới thì cũng không thể làm được bài.


Nguồn: Thanh Niên Online
 
Trúng tuyển NV1 không được xét nguyện vọng khác

Trong buổi làm việc này có 6 trường PTHT trong địa bàn thị xã Bạc Liêu và các vùng lân cận, gồm Trường Bạc Liêu, Chuyên Bạc Liêu, Hiệp Thành, Lê Thị Riêng, Lê Văn Đẩu và Vĩnh Hưng; tương đương với gần 1.000 học sinh tham gia buổi tư vấn.

thaycuong2.jpg

Thầy Quốc Cường (đứng), chuyên viên Bộ GD&ĐT đang giải đáp thắc mắc cho thí sinh tại điểm Trường Đại học Bạc Liêu.​

Ngoài những điểm nổi bật về cách thức tuyển sinh năm nay, buổi tư vấn đã cung cấp thêm các thông tin về các nghành và các bậc học của những trường có khả năng đào tạo như: ĐH Sài Gòn, ĐH Kinh tế Tài chính, ĐH Công nghệ TP.HCM… cũng như hướng học sinh nên chọn các trường và các nghành cho phù hợp với năng lực học của mình, nếu muốn học tiếp lên có thể học liên thông lên cao hơn chứ không nhất thiết là phải thi ĐH ngay từ đầu.

Một vấn đề nữa mà học sinh cũng quan tâm đó là các vấn đề về đăng ký nguyện vọng. Một em tên Hoàng Ngân hỏi: "Em trung tuyển nguyện vọng 1 (NV1) với điểm số cao nhưng không học tại trường mà đăng ký NV2 ở trường khác có được không? Trả lời câu hỏi này là thầy Quốc Cường, chuyên viên Bộ GD&ĐT: Mỗi học sinh đăng ký dự thi chỉ có một nguyện vọng; nếu trúng tuyển NV1 ở trường này thì sẽ không được xét tuyển nguyện vọng khác.

Một sự khác biệt so với các ngày tư vấn trước là các em học sinh tại thị xã Bạc Liêu rất quan tâm đến nghành công an. Đa số các câu hỏi đều tập trung vào việc chỉ tiêu nghành công an và các điều kiện để được đăng ký dự thi vào nghành công an. Câu hỏi này cũng được thầy Quốc Cường cung cấp thêm các thông tin cho các em như:

- Chỉ tiêu ngành công an và quân sự là bí mật quốc gia, do vậy không được công khai ra công chúng.

- Các em muốn đăng ký dự thi thì phải đến trụ sở công an xã/phường tại nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú để đăng ký.

- Thí sinh dự thi vào nghành công an và quân sự bắt buộc phải đến địa điểm trường đó thi.

- Ngoài ra các em không đảm bảo về sức khỏe như cân nặng, cận thị… đều không được dự tuyển.

Kết thúc buổi tư vấn tại Bạc Liêu cùng là kết thúc Đợt 1 của Chương trình tư vấn mùa thi tuyển sinh 2010, tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đợt 2 sẽ bắt đầu vào ngày 10/3 tại Phú Yên.

Theo VTC.
 
'Thi nhờ' trường gần nhà để vào Học viện Hải quân?

Không đủ điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 nhưng đủ điểm vào trường thì có được xét tuyển vào trường khác? Vào Học viện Hải quân nhưng thi "nhờ" trường ĐH gần nhà được?... Những băn khoăn được giải đáp kỳ này.



Ảnh: Phạm Hải


Hiện tại em đang theo học năm nhất 1 trường ĐH (hệ tại chức). Vậy em có được tham gia kỳ thi tuyển sinh năm 2010?
(giutronniemtin_forever@yahoo.com.vn )


Sinh viên hệ tại chức (vừa làm vừa học) đối tượng tuyển sinh là những người đang làm việc trong các thành phần kinh tế... Như vậy, việc tham gia dự thi vào hệ tập trung phụ thuộc vào yêu cầu của đơn vị quản lí, sử dụng lao động.

Viện Quản trị kinh doanh có là 1 cơ sở chính qui của trường Đại học Kinh tế Quốc dân không? Cách thức dự thi như thế nào? (haughty_girl86@yahoo.com.vn )

Viện Quản trị kinh doanh là một đơn vị trực thuộc của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, việc tuyển sinh và đào tạo được thực hiện theo qui định chung của nhà trường.

Em là sinh viên đang học tại 1 trường ĐH ở TP.HCM. Năm nay em muốn thi lại thì làm những hồ sơ gì để được dự thi. Hồ sơ cần phải xác nhận những gì và xác nhận ở đâu? (thuc.nguyen20@gmail.com)

Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính qui năm 2010 đã qui định: Những người thuộc diện dưới đây không được dự thi: “Học sinh, sinh viên chưa được hiệu trưởng cho phép dự thi;...” .

Nếu em được hiệu trưởng trường đang học cho phép (nghĩa là em phải xin ý kiến của hiệu trưởng) dự thi thì em sẽ khai hồ sơ đăng kí dự thi và nộp tại địa điểm theo qui định của Sở GD-ĐT TP.HCM. Đồng thời, hồ sơ đăng kí dự thi phải có xác nhận của địa phương tại nơi em đang cư trú.

Em đang học CĐ, nay em muốn thi lại ĐH, nếu em không xin chữ ký của hiệu trưởng trường em đang học thì có thi được không? Nếu không đậu thì em có bị trường đang học đuổi học? (nguyenvantung1221@yahoo.com.vn )

Trường hợp em hỏi cũng giống như nhiều thí sinh đã hỏi và đã có trả lời. Để đủ điều kiện cho 1 sinh viên thi lại ĐH thì phải được sự đồng ý của nhà trường nơi em đang học nhé.

Năm nay em muốn thi vào Học viện Hải quân nhưng em ở Hà Nội, rất xa trường này. Em muốn hỏi là em có thể nộp hồ sơ đăng kí vào Học viện Hải quân nhưng muốn thi tại một trường khác ở gần nhà có được không? (anfret_nobel_91@yahoo.com.vn )

Học viện Hải quân là trường thuộc lực lượng vũ trang và là trường có tổ chức thi.
Em muốn thi vào Học viện Hải quân, cần liên hệ trực tiếp với Ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã nơi em đang cư trú để tìm hiểu mọi chi tiết về điều kiện, thủ tục đăng kí dự thi và dự thi.

Em định thi vào Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Em có thắc mắc là em không đủ điểm trúng tuyển vào ngành mà đủ điểm trúng tuyển vào trường thì em có thể nộp NV2 vào trường khác không? (opteron.mmx@gmail.com )

Trường ĐH Bách khoa thuộc ĐH Đà Nẵng có điểm xét tuyển chung cho toàn trường. Xét trúng tuyển vào từng ngành đào tạo căn cứ vào điểm thi và nguyện vọng đăng kí dự thi của thí sinh cho đủ chỉ tiêu đã công bố.

Số còn lại được trường chuyển sang ngành đào tạo khác trên cơ sở điểm thi và nguyện vọng mới phù hợp với ngành còn chỉ tiêu. Nếu em không có nguyện vọng sang học ngành khác trong trường có thể chuyển sang học trường khác.

Theo VNN.
 
ĐH Huế: Thành lập Bộ môn Báo chí - truyền thông

Sáng ngày 12/03, Trường đại học Khoa học Huế đã tổ chức lễ công bố, trao quyết định thành lập và chính thức ra mắt Bộ môn Báo chí - Truyền thông trực thuộc trường. Trước đó, vào ngày 25/01/2010, Giám đốc ĐH Huế ra quyết định (số 137/QĐ-ĐHH-TCNS) thành lập Bộ môn Báo chí - Truyền thông trực thuộc Trường ĐH Khoa học - Đại học Huế.

Trước khi có quyết định thành lập bộ môn Báo chí - Truyền thông trực thuộc Trường ĐH Khoa học Huế thì khoa Ngữ văn đã được giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân ngành Báo chí từ năm 2003. Đến nay đã có 3 khóa tốt nghiệp với gần 200 sinh viên ra trường, công tác trong các tờ báo uy tín của cả nước.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS. Nguyễn Văn Tận - Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Huế cho biết Bộ môn Báo chí thuộc Khoa Ngữ văn là một trong những mã ngành thu hút được số lượng thí sinh đầu vào đông nhất và rất có chất lượng trong khối Khoa học xã hội và nhân văn của trường.

PGS.TS. Nguyễn Văn Tận nhấn mạnh trong nhiệm kỳ này và nhiệm kỳ tới 2014-2019, Bộ môn Báo chí - Truyền thông phải chú trọng xây dựng đội ngũ cả về mặt số lượng và chất lượng; xây dựng được lộ trình cụ thể và quy hoạch đội ngũ cán bộ hiệu quả. Bộ môn cần phải mở rộng các hình thức đào tạo bên cạnh đào tạo hệ chính quy, như đào tạo bằng 2 đại học, các lớp học ngắn hạn (nghiệp vụ báo chí, kỹ thuật quay phim…).

tac%20nghiep13032010.jpg


Sinh viên Khoa báo chí, ĐH Khoa học Huế tác nghiệp tại chương trình Rock Storm 2010 vừa diễn ra tại Huế.

Tin, ảnh: Đại Dương
Dantri.
 
Học phí ĐH công khai cao nhất 15 triệu đồng/ tháng

Năm 2010, không còn trường ĐH, CĐ thông báo thu học phí bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, mức học phí các trường công bố có chênh lệch. Mức học phí ĐH trường ngoài công lập thấp nhất là 500.000 đồng/ tháng, cao nhất là 15 triệu đồng/ tháng (ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam).



Ảnh Phạm Hải

Thông tin học phí năm học 2010 - 2011 được công khai trong cuốn "Cẩm nang tuyển sinh" phát hành toàn quốc ngày 12/3. So với năm 2009 nhiều trường đã tăng học phí với lý do bù trượt giá.

Năm 2010, Trường ĐH Đại Nam hệ ĐH tăng từ 800.000 đồng/tháng lên 980.000 đồng/tháng đối với tất cả các ngành học; hệ CĐ tăng từ 700.000 đồng/tháng lên 800.000 đồng/tháng

Trường ĐH FPT năm học này tuy không tăng học phí từng học kỳ nhưng lại tăng học phí của cả khóa học bằng cách tăng thêm một học kỳ nữa.

Như vậy, năm học 2010-2011 học phí của một khóa học nếu tính bằng tiền USD sẽ tăng từ 8.800 USD/khóa học (8 kỳ) lên 9.900 USD/khóa học, như vậy cũng có nghĩa để có được tấm bằng tốt nghiệp ĐH, các sinh viên sẽ phải đóng thêm hơn 20 triệu đồng nữa.

Mức học phí Trường ĐH FPT công khai trong cuốn "Cẩm nang tuyển sinh" sinh viên sẽ phải đóng là 20.327.000 đồng/ học kỳ.

Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà cũng được "liệt" vào danh sách các trường ngoài công lập có mức học phí cao. Năm học này trường thu học phí 18 triệu đồng/năm đối với các ngành kinh tế và 20 triệu đồng/năm đối với các ngành kỹ thuật.

Học phí Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn cũng cao "ngất". Trường ấn định học phí Chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt dao động trong khoảng từ 37.000.000 - 42.550.000 đồng/ năm; Còn Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh dao động trong khoảng từ 96.200.000 - 105.450.000 đồng/ năm...

Trường ĐH Hoa Sen, mức học phí hệ ĐH năm nay trường thu khoảng 1,9 triệu đồng/ tháng. Một số ngành, nếu chọn chương trình tiếng Anh: 2.250.000 đồng/ tháng; chương trình chính quy hợp tác quốc tế (ĐH Lyon1, UBI): 2.250.000 - 6.300.000 đồng/ tháng.

Hệ CĐ học phí 1 tháng là 1.650.000 đồng/ tháng....
Dưới dây là toàn cảnh học phí các trường ĐH, CĐ ngoài công lập trên cả nước:
Trường/Ngành
Mức học phí năm học 2010 -2011
ĐH Chu Văn An

* Hệ ĐH:
- Các ngành Kiến trúc công trình, Kỹ thuật công trình xây dựng, CNTT, Kỹ thuật Điện - Điện tử
650.000 đồng/ tháng
- Các ngành còn lại
590.000 đồng/ tháng

* Hệ CĐ
- Công nghệ thông tin
520.000 đồng/ tháng
- Các ngành còn lại
490.000 đồng/ tháng
ĐH Công nghệ Đông Á
6 triệu - 8 triệu đồng/ năm
ĐH Công nghệ Vạn Xuân

* Hệ ĐH
6 triệu đồng/ năm
* Hệ CĐ
4 triệu đồng/ năm
ĐH Công nghệ và Quản lý hữu nghị
1,1 triệu đồng/ tháng (trên thực tế chi phí đào tạo 36 triệu đồng/ năm/ sinh viên). Nhà đầu tư hỗ trợ trên 70% học phí cho tất cả sinh viên trong cả khóa học.
ĐH dân lập Đông Đô

- Học phí các ngành Kiến trúc, Điện tử - Viễn thông, Xây dựng, CNTT, Ngoại ngữ
620.000 đồng/ tháng
- Các ngành còn lại
600.000 đồng/ tháng

ĐH dân lập Hải Phòng
Mức học phí dự kiến 790.000 đồng/ tháng. HS có kết quả học THPT đạt khá và giỏi nếu có nguyện vọng 1 vào trường và thi đạt từ 21 điểm trở lên sẽ được hưởng học bổng tương đương 80% - 100% học phí của trường.

ĐH dân lập Lương Thế Vinh
* Học phí ĐH
550.000 đồng/ tháng
* Học phí CĐ
500.000 đồng/ tháng

ĐH dân lập Phương Đông
Mức học phí năm thứ nhất từ 6.050.000 đồng/ năm đến 7.370.000 đồng/ năm (tùy theo ngành học). Các năm sau, mỗi năm sẽ tăng khoảng 10% so với năm học trước (thu theo số tín chỉ thực học).

ĐH Đại Nam
* Học phí ĐH
980.000 đồng/ tháng
* Học phí CĐ
800.000 đồng/ tháng
ĐH FPT
20.327.000 đồng/ học kỳ. Hàng năm, trường cấp hàng trăm học bổng cho các học sinh giỏi, thí sinh xuất sắc và cấp tín dụng ưu đãi đến 90% học phí cho các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn.

ĐH Hà Hoa Tiên
* Hệ ĐH
500.000 đồng/ tháng
* Hệ CĐ
400.000 đồng/ tháng
ĐH Hòa Bình

* Hệ ĐH
Mức học phí bình quân là 695.000 đồng/ tháng
* Hệ CĐ
550.000 đồng/ tháng
ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Mức học phí cả ĐH, CĐ là 7 triệu đồng/ năm
ĐH Nguyễn Trãi
Học phí dự kiến là 1,5 triệu đồng/ tháng (mỗi năm tính 10 tháng)

ĐH Quốc tế Bắc Hà
* Học phí ĐH

- Ngành Kinh tế
18 triệu đồng/ năm
- Ngành Kỹ thuật
20 triệu đồng/ năm
* Các chương trình đào tạo CĐ

-Ngành Kinh tế
9 triệu đồng/ năm
- Ngành Kỹ thuật
10 triệu đồng/ năm
* Các chương trình đào tạo liên kết học 2 năm đầu học tại Việt Nam và từ 1,5-2,5 năm (tùy ngành học) học tại ĐH Griffith (Australia) và được Trường ĐH Griffith cấp bằng cử nhân
Yêu cầu đạt điểm sàn ĐH trở lên trong kì thi tuyển sinh ĐH 2010. Trình độ tiếng Anh IELTS 4,5; nếu không đủ điểu kiện tiếng Anh, SV học thêm tiếng Anh tại trường. Học phí tại Việt Nam: 50 triệu đồng/ năm; tại Australia: 15.000 USA/ năm

ĐH Thăng Long
- Ngành Điều dưỡng
15 triệu đồng/ năm
- Các ngành Toán - Tin ứng dụng; Khoa học máy tính và viễn thông, Tin quản lý, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung
14,5 triệu đồng/ năm
- Các ngành còn lại
14 triệu đồng/ năm

ĐH Thành Đô
* Hệ ĐH
550.000 đồng/ tháng
* Hệ CĐ
450.000 đồng/ tháng
ĐH Thành Tây
700.000 đồng/ tháng (1 năm 10 tháng)
CĐ Bách khoa Hưng Yên
450.000 đồng/ tháng

CĐ Bách nghệ Tây Hà
- Năm thứ nhất
380.000 đồng/ tháng
- Năm thứ hai
400.000 đồng/ tháng
- Năm thứ ba
420.000 đồng/ tháng

CĐ Công nghệ Bắc Hà
- Năm thứ nhất
380.000 đồng/ tháng
- Năm thứ hai
410.000 đồng/ tháng
- Năm thứ ba
430.000 đồng/ tháng

CĐ Công nghệ Hà Nội
4,4 - 4,8 triệu đồng/ năm
CĐ Dược Phú Thọ
4,1 triệu đồng/ năm

CĐ Đại Việt
500.000 đồng/ tháng
CĐ Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội
500.000 đồng/ tháng

CĐ Kỹ thuật Công nghệ Bách khoa
400.000 đồng/ tháng
CĐ Hoan Châu
500.000 đồng/ tháng

CĐ Ngoại ngữ Công nghệ Việt Nhật
từ 500.000 đồng - 550.000 đồng/ tháng

CÁC TRƯỜNG ĐH,CĐ PHÍA NAM

ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu
* Hệ ĐH
3 triệu đồng/ học kỳ
* Hệ CĐ
2,5 triệu đồng/ học kỳ

ĐH Bình Dương
* Hệ ĐH
7,8 triệu đồng/ năm (nếu thay đổi sẽ dao động trong khoảng 7.020.000 đến 8.580.000 đồng/ năm)
* Hệ CĐ
5,6 triệu đồng/ năm (nếu thay đổi sẽ dao động trong khoảng 5.040.000 - 6.160.000 đồng/ năm)

ĐH dân lập Cửu Long
* Hệ ĐH
từ 2,4 - 3,1 triệu đồng/ học kì
* Hệ CĐ
từ 2,1 - 2,4 triệu đồng/ học kì

ĐH Công nghệ Sài Gòn
* Hệ ĐH

- Khối ngành Kĩ thuật
4,1 - 4,2 triệu đồng/ học kì
- Khối ngành Kinh tế
4 triệu đồng/ học kì
- Ngành Mỹ thuật Công nghiệp
5,1 triệu đồng/ học kì
* Hệ CĐ

- Khối ngành Kĩ thuật
3.350.000 - 3.400.000 đồng/ học kì
- Khối ngành Kinh tế
3,4 triệu đồng/ học kì
- Ngành Mỹ thuật Công nghiệp
4.550.000 đồng/ học kì

ĐH dân lập Duy Tân
* Hệ ĐH
800.000 đồng/ tháng (riêng ngành Điều dưỡng 1 triệu đồng/ tháng). Bậc ĐH chuẩn CMU (ĐH Carnegie Mellon, 1 trong 4 trường mạnh nhất về CNTT của Mỹ): 1,8 triệu đồng/ tháng; Chuẩn PSU (của ĐH Pennsylvania State, 1 trong 50 trường tốt nhất của Mỹ): 1,2 triệu đồng/ tháng
* Hệ CĐ
720.000 đồng/ tháng

ĐH Quốc tế Hồng Bàng
- Kỹ thuật Y học
13.980.000 đồng/ năm
- Điều dưỡng đa khoa
13.980.000 đồng/ năm
- Các ngành khác
từ 7.980.000 đồng/ năm - 8.980.000 đồng/ năm

ĐH Đông Á
* Hệ ĐH
3-3,5 triệu đồng/ học kì (15 tín chỉ)
* Hệ CĐ
2,4 triệu đồng - 2.850.000 đồng/ học kì (15 tín chỉ)

ĐH Hùng Vương TP.HCM
8 triệu đồng/ năm (135.000 đồng/ tín chỉ)

ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM
800.000 đến 1,1 triệu đồng/ tháng được xác định theo tổng số tín chỉ của các môn học do SV đăng ký trong từng học kỳ.

ĐH Lạc Hồng
700.000 đồng/ tháng

ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM
- Ngành CNTT, Quản trị Kinh doanh
11.500.000 đồng/ năm
- Các ngành khác
11.300.000 đồng/ năm

ĐH dân lập Phú Xuân
Học phí ĐH, CĐ năm học 2010-2011: 5,2 triệu đồng/ sinh viên/ năm học (có thể nộp theo từng học kỳ)

ĐH dân lập Văn Hiến
* Hệ ĐH
3,3 triệu - 3,7 triệu đồng/ học kỳ (tùy theo ngành học)
* Hệ CĐ
3,2 triệu - 3,4 triệu đồng/ học kỳ (tùy theo ngành học)
ĐH dân lập Văn Lang
8 triệu đến 12 triệu đồng/ năm. Riêng ngành CNTT đào tạo theo CMU - Hoa Kỳ học phí dự kiến từ 16 - 18 triệu đồng/ năm

ĐH Yersin Đà Lạt
* Hệ ĐH

- Khoa Kiến trúc và Điều dưỡng
7 triệu đồng/ năm
- Các khoa còn lại
6,5 triệu đồng/ năm
* Hệ CĐ
5,5 triệu đồng/ năm

ĐH Công nghiệp Long An
* Hệ ĐH
4,5 triệu đồng - 5,5 triệu đồng/ học kì (tùy theo ngành học)
* Hệ CĐ
3,6 triệu đồng - 4,5 triệu đồng/ học kì (tùy theo ngành học)

ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM
14 triệu đồng/ năm

ĐH Hoa Sen
* Hệ ĐH
Khoảng 1,9 triệu đồng/ tháng. Một số ngành, nếu chọn chương trình tiếng Anh: 2.250.000 đồng/ tháng; chương trình chính quy hợp tác quốc tế (ĐH Lyon1, UBI): 2.250.000 - 6.300.000 đồng/ tháng
* Hệ CĐ
1.650.000 đồng / tháng

ĐH Kiến Trúc Đà Nẵng
* Hệ ĐH

- Mỹ thuật ứng dụng
8,4 triệu đồng/ năm
- Kiến trúc công trình, Quy hoạch đô thị
8 triệu đồng/ năm
- Các ngành khối kỹ thuật
6,8 triệu đồng/ năm
- Các ngành khối Kinh tế, ngoại ngữ
6,4 triệu đồng/ năm
* Hệ CĐ
5,8 triệu đồng/ năm

ĐH Phan Châu Trinh
3 triệu - 6 triệu đồng/ năm

ĐH Phan Thiết
*Hệ ĐH
- Công nghệ thông tin, tiếng Anh
7.150.000 đồng/ năm
- Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng
6,6 triệu đồng/ năm
* Hệ CĐ

- Tiếng Anh
5.720.000 đồng/ năm
- Kế toán, Quản trị kinh doanh
5.390.000 đồng/ năm

ĐH Quang Trung
- ĐH
6 triệu đồng/ năm
- CĐ
5,5 triệu đồng/ năm

ĐH Tây Đô
* Hệ ĐH

- Các ngành Kế toán, Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Việt Nam học, Văn học
6 triệu đồng/ năm
- Tiếng Anh
6,4 triệu đồng/ năm
- Các ngành Tin học, Kĩ thuật Điện - Điện tử, Công nghệ kĩ thuật xây dựng công trình, Nuôi trồng thủy sản
7 triệu đồng/ năm
* Hệ CĐ

- Các ngành Tin học ứng dụng, Công nghệ kĩ thuật xây dựng công trình
5,5 triệu đồng/ năm
- Các ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh
5 triệu đồng/ năm

ĐH Công nghệ thông tin Gia Định
- ĐH
7,5 triệu đồng/ năm
- CĐ
6,5 triệu đồng/ năm
ĐH Quốc tế Sài Gòn

- Chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt
Khoảng 37.000.000 - 42.550.000 đồng/ năm
- Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh
Khoảng 96.200.000 - 105.450.000 đồng/ năm

ĐH Võ Trường Toản
- ĐH
6,5 triệu - 7,5 triệu đồng/ năm
- CĐ
5 triệu - 6,5 triệu đồng/ năm

ĐH Thái Bình Dương
- ĐH
7-8 triệu đồng/ năm
- CĐ
5,5 - 6 triệu đồng/ năm

CĐ Bán công Công nghệ và Quản trị Doanh nghiệp
530.000 - 600.000 đồng/ tháng

CĐ Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ
1,5 triệu đồng/ năm

CĐ Công nghệ và Quản trị Sonadezi
120.000 đồng/ tháng

CĐ Bách khoa Đà Nẵng
- Các ngành Kinh tế
2.050.000 đồng/ học kì
- Các ngành Kĩ thuật
2.200.000 đồng/ học kì

CĐ Bách Việt
500.000 - 700.000 đồng/ tháng

CĐ Công nghệ Đông Á
- Các ngành Công nghệ kĩ thuật điện, Công nghệ Kĩ thuật xây dựng
370.000 đồng/ tháng
- Các ngành: Kế toán, Quản trị Văn phòng, Việt Nam học (hướng dẫn du lịch)
350.000 đồng/ tháng

CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM
2,7 triệu đồng/ học kì

CĐ Công nghệ và Kinh doanh Việt Tiến
360.000 đồng - 400.000 đồng/ tháng

CĐ Kĩ thuật - Công nghiệp Quảng Ngãi
350.000 - 450.000 đồng/ tháng

CĐ Đông Du Đà Nẵng
2 triệu - 2,2 triệu đồng/ học kì

CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Thái Bình Dương
4,8 triệu - 5 triệu đồng/ năm

CĐ Kỹ thuật Công nghệ Vạn Xuân
- Học phí các ngành Kinh tế
2,8 triệu đồng/ học kì
- Học phí các ngành Kĩ thuật
2,9 triệu đồng/ học kì

CĐ Nguyễn Tất Thành
Năm thứ nhất cho các ngành là 650.000 đồng/ tháng. Riêng ngành Tài chính - Ngân hàng là 715.000 đồng/ tháng. Ngành Điều dưỡng là 1.095.000 đồng/ tháng

CĐ Đức Trí Đà Nẵng
2,2 triệu - 2,4 triệu đồng/ học kì

CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Sài Gòn
630.000 đồng/ tháng

CĐ Kinh tế - Công nghệ TP.HCM
5,8 triệu đồng/ năm đối với ngành Kinh tế và 6 triệu đồng đối với ngành Công nghệ

CĐ Kinh tế - Kỹ thuật miền Nam
620.000 đồng/ tháng

CĐ Kỹ thuật Công nghệ Đồng Nai
2,7 triệu đồng/ học kì

CĐ Lạc Việt
390.000 - 420.000 đồng/ tháng

CĐ Phương Đông - Đà Nẵng
- Khối Kinh tế
1.750.000 đồng/ học kì
- Khối Kĩ thuật
1.900.000 đồng/ học kì
- Khối Y tế
3,5 triệu đồng/ học kì

CĐ Phương Đông Quảng Nam
1,5 triệu đồng/ học kì

CĐ Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn
- Các ngành Văn hóa nghệ thuật
8- 11 triệu đồng/ năm
- Các ngành còn lại
6-8 triệu đồng/ năm

CĐ Viễn Đông
600.000 đồng/ tháng

ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam
Khoảng từ 15 triệu đồng/ tháng (tùy theo ngành học). Chương trình cử nhân có thể hoàn tất trong vòng từ 2 năm trở lên
Kiều Oanh (tổng hợp)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top