conhietdo_ddkt
New member
- Xu
- 0
Không ai cấm một người ngừng yêu cũng như không ai lấy được kí ức của riêng ai. Tôi tin trong mỗi con người chúng ta ai cũng có hồi ức về Tết. Tết trong tôi hẳn cũng sẽ có cái giống tết trong bạn nhưng có lẻ cách yêu của mỗi con người là không giống nhau, tôi yêu Tết quê tôi theo cách cảm nhận và suy nghĩ của riêng tôi.
Tết quê mình đẹp quá
Lại một cái Tết nữa sắp đến, cũng cái cảm giác đó, lòng tôi lại rộn ràng, tôi như bé lại trong mùi hương đó - hương của ngày Tết. Tôi thích lắm cái khoảng không sắp Tết. Nó gợi trong tôi sự nao núng, bồn chồn, chờ đợi như đang mong mỏi nhận được một món quà quý giá. Hương Tết cứ thế ùa về, mùa đông giá lạnh và lầy lội cũng theo đó mà qua đi. Hương Tết, hương xuân đến xóa đi nổi buồn rầu, lo sợ cho những tháng ngày lạnh lẽo, cầu mong một niềm mới đến. Thỉnh thoảng, những cơn mưa phùn ùa đến lại phủ lên mặt lá non mơn mởn đầu xuân lấm tấm những giọt nước như những hạt sương ban mai. Những hạt mưa phùn như mang hơi thở ấm áp của mùa xuân lất phất trên những nụ tầm xuân đầu năm.
Trước cơn mưa phùn đầu mùa tôi không thể ngăn được cảm giác sâu xa và mới lạ. Tôi đem tâm nghĩ ngợi đến một tương lai, về con đường mà tôi sắp đi, từ trong lòng đột có cái gì đó báo hiệu những sự thay đổi trong cái bí mật của tâm hồn, dường như tôi đã lớn hơn. Tết năm nay sẽ là cái Tết cuối cùng của thời ôm sách vở đến trường, không còn cái tên gọi cô học trò này, cô sinh viên nọ. Thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh ta luôn luôn vận động và phát triển, nhận thức về thế giới và con người theo đó cũng phát triển theo.
Tôi cũng vậy, tôi đang lớn dần lên theo mỗi mùa xuân, mỗi mùa Tết về. Mong ước một tương lai tươi sáng và rạng ngời là điều cầu nguyện đầu tiên tôi nghĩ đến trong năm nay, có lẻ tôi phải cố gắng hơn, cố gắng hơn cả những năm tháng trên giảng đường đại học.
Và cứ thế mong mỏi của tôi dạt theo cơn mưa phùn kia. Mưa phùn ngừng, tiết trời lại nắng nhẹ, những chùm tia nắng thật lung linh hòa quyện với hơi gió mát lạnh còn tụ lại của mùa đông tạo cho ta cảm giác se se dễ chịu. Bên cạnh những nổi lo của một cô sinh viên sắp ra trường, tôi vẫn bị hấp dẫn bởi cảnh tưng bừng, rộn ràng của mùa Tết và cũng sớm quên đi nó. Đi đến đâu, khắp nhà khắp phố ta lại thấy không khí Tết rộn ràng cả đất trời. Dường như ánh sáng mùa xuân, niềm vui ngày Tết đang bao trùm khắp mảnh đất hình chữ S này.
Hình ảnh người người lo toan, sửa soạn nhà cửa nào là sơn màu mới, làm sạch vườn, sắp xếp lại đồ đạc tơm tất nhất. Người người cũng đổ xô đi sắm sữa cho mình những bộ áo quần yêu thích. Đến cả những đồ ăn thức uống nhà nhà cũng sửa soạn rất kĩ càng và chu đáo. Tết chỉ việc tận hưởng hết cái niềm vui đầu năm, tha hồ men say, rượu nồng,… Mùa Tết ở miền quê tôi không chộn rộn xe và người cho lắm, nhịp sống thanh thản, nhẹ nhàng, mọi thứ chỉ khác ngày thường là mọi người nói lời yêu thương nhiều hơn, cùng nhau xua đi những hiềm khích, xí xóa cho nhau những lỗi lầm, thay vào đó là những lời chúc mừng, tỏ lòng quý mến và mong ước gắn kết gần nhau hơn. Chao ôi! Những kỉ niệm, cùng những niềm vui cho ngày Tết kể xiết bao cho hết.
Tết ngày nay và xưa cũng có nhiều nét khác. Ngày xưa trên miền quê này, Tết trong tôi là những hình ảnh đơn sơ mộc mạc với cảnh hoa mai, hoa vàng thọ, những mâm ngủ quả, những đòn bánh tét chưng trên mâm cỗ, cảnh người người có dịp thăm bà con xa gần, trao nhau những lời chúc đầu năm,… nhưng những năm gần đây với sự phát triển không ngừng của thành phố Đà nẵng tôi nói riêng và đất nước Việt Nam yêu thương nói chung đã cho tôi thấy hiện hữu không chỉ một cái Tết mộc mạc ở làng quê mình. Khi ra phố cách làng chưa đầy mười lăm cây, tôi đã có thể chiêm ngưỡng những con đường đẹp lông lẫy. Đặc biệt khi về đêm, sắc Tết hiện hữu rõ nét khi ta ngướt nhìn lên bầu trời sẽ thấy muôn ngàn ngôi sao lung linh lấp lánh đủ màu sắc bởi những dãy đèn nháy mà chúng tôi thường gọi nó là con đường đèn hoa,...
Tết hiện đại là đẹp hơn đó nhưng nhớ lại những cái Tết xưa tôi vẫn thấy ấm áp và ngọt ngào hơn nhiều. Nhớ những tết xưa, khi nền kinh tế còn khó khăn nhưng đến ngày Tết nhà nào cũng cố gắng sắm sửa một cái Tết đầm ấm và đầy đủ nhất có thể. Dường như những khó khăn đó không làm tan biến những ước mơ, hoài bão trong họ, hi vọng vào một năm mới tốt lành hơn. Tôi thích nhất cái Tết ngày xưa khi mà chúng tôi quây quần bên bố, mẹ và nội cùng gói và canh nồi bánh tét, cùng in bánh in, làm bánh khô, làm cả bánh lăn và bánh trứng sâu nữa,…
Tôi là cô bé có đôi tay nhỏ, nhớ lần đầu tôi tập in bánh in là năm tôi học lớp ba, cũng có thể nói lúc đó tôi còn bé nên tài nghệ chẳn sánh được cùng ai, những cái bánh tôi in ra dường như đều bị méo mó hay vỡ vụng, hình thù thì thấy xấu đến làm sao nhưng bố tôi không bỏ nó đi để nhồi lại, ông giữ lại và trân trọng nó rất nhiều, bố bảo: “ Đây là những cái bánh đáng yêu nhất!”, ban đầu tôi tự nhủ bố đang an ủi tôi chắc, nhưng sau ông lại nói tiếp: “Một cái gì đó đẹp hay không con còn phải nhìn từ trái tim, đây là những cái bánh đầu tiên, tuy xấu xí nhưng nó là sự cố gắng đầu tiên của con, nó cho con thấy sự thiếu sót từ chính đôi bàn tay mình để sau này con in ra những cái bánh đẹp hơn.” Câu nói ấy khắc sâu trong tâm thức của tôi, nó dặn tôi không được bao giờ quay lưng với chính mình mà hãy biết hoàn thiện chính mình.
Một mùa xuân lại về nhưng tôi cảm giác không còn cái không khí bận rộn như lúc trước. Tết ngày nay đơn giản quá, cần thứ gì chỉ việc ra chợ mua là có ngay, những phong tục ngày Tết cũng dần dần mất đi. Không còn cái không khí nấu bánh chưng bánh tét ở mỗi gia đình nữa bởi bây giờ thứ gì cũng có sẵn, được làm sẵn. Con người cũng trở nên thay đổi hơn, không còn bận rộn với ngày tết nữa. Tết nay qua bao biến thiên của thời đại, theo dòng chảy của thời gian, đặc biệt trong thời đại hội nhập toàn cầu như hiện nay, quan niệm về Tết cũng ít nhiều khác xưa.
Thu nhập người dân ngày một cao, nhu cầu ăn ngon mặc đẹp là tự nhiên, được đáp ứng ngay khi có tiền, chứ không đợi đến Tết. Có thể Tết dù có sự thay đổi nhưng về cơ bản Tết cổ truyền vẫn là dịp để gia đình đoàn tụ, vẫn là một sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nhiều suy nghĩ sẽ còn phụ thuộc theo từng nhận thức của mỗi người.
Dù gì đi nữa, ngày tết vẫn là ngày thiêng liêng nhất, cao quý nhất, là nét đẹp được chắc lọc qua hàng ngàn thế hệ lưu truyền cho đến ngày nay. Mỗi quốc gia có một cái Tết riêng thể hiện quan niệm dân tộc và bản sắc văn hóa riêng. Việt Nam chúng ta cũng vậy, chúng ta có một mùa Tết đáng để tự hào, mọi người hãy trân trọng điều quý giá này nhé! Với riêng tôi, sau này dù đi xa ở muôn phương bốn bể thì cái cảm giác ấy tôi sẽ không bao giờ quên.
Tết quê mình đẹp quá
Trước cơn mưa phùn đầu mùa tôi không thể ngăn được cảm giác sâu xa và mới lạ. Tôi đem tâm nghĩ ngợi đến một tương lai, về con đường mà tôi sắp đi, từ trong lòng đột có cái gì đó báo hiệu những sự thay đổi trong cái bí mật của tâm hồn, dường như tôi đã lớn hơn. Tết năm nay sẽ là cái Tết cuối cùng của thời ôm sách vở đến trường, không còn cái tên gọi cô học trò này, cô sinh viên nọ. Thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh ta luôn luôn vận động và phát triển, nhận thức về thế giới và con người theo đó cũng phát triển theo.
Tôi cũng vậy, tôi đang lớn dần lên theo mỗi mùa xuân, mỗi mùa Tết về. Mong ước một tương lai tươi sáng và rạng ngời là điều cầu nguyện đầu tiên tôi nghĩ đến trong năm nay, có lẻ tôi phải cố gắng hơn, cố gắng hơn cả những năm tháng trên giảng đường đại học.
Và cứ thế mong mỏi của tôi dạt theo cơn mưa phùn kia. Mưa phùn ngừng, tiết trời lại nắng nhẹ, những chùm tia nắng thật lung linh hòa quyện với hơi gió mát lạnh còn tụ lại của mùa đông tạo cho ta cảm giác se se dễ chịu. Bên cạnh những nổi lo của một cô sinh viên sắp ra trường, tôi vẫn bị hấp dẫn bởi cảnh tưng bừng, rộn ràng của mùa Tết và cũng sớm quên đi nó. Đi đến đâu, khắp nhà khắp phố ta lại thấy không khí Tết rộn ràng cả đất trời. Dường như ánh sáng mùa xuân, niềm vui ngày Tết đang bao trùm khắp mảnh đất hình chữ S này.
Hình ảnh người người lo toan, sửa soạn nhà cửa nào là sơn màu mới, làm sạch vườn, sắp xếp lại đồ đạc tơm tất nhất. Người người cũng đổ xô đi sắm sữa cho mình những bộ áo quần yêu thích. Đến cả những đồ ăn thức uống nhà nhà cũng sửa soạn rất kĩ càng và chu đáo. Tết chỉ việc tận hưởng hết cái niềm vui đầu năm, tha hồ men say, rượu nồng,… Mùa Tết ở miền quê tôi không chộn rộn xe và người cho lắm, nhịp sống thanh thản, nhẹ nhàng, mọi thứ chỉ khác ngày thường là mọi người nói lời yêu thương nhiều hơn, cùng nhau xua đi những hiềm khích, xí xóa cho nhau những lỗi lầm, thay vào đó là những lời chúc mừng, tỏ lòng quý mến và mong ước gắn kết gần nhau hơn. Chao ôi! Những kỉ niệm, cùng những niềm vui cho ngày Tết kể xiết bao cho hết.
Tết ngày nay và xưa cũng có nhiều nét khác. Ngày xưa trên miền quê này, Tết trong tôi là những hình ảnh đơn sơ mộc mạc với cảnh hoa mai, hoa vàng thọ, những mâm ngủ quả, những đòn bánh tét chưng trên mâm cỗ, cảnh người người có dịp thăm bà con xa gần, trao nhau những lời chúc đầu năm,… nhưng những năm gần đây với sự phát triển không ngừng của thành phố Đà nẵng tôi nói riêng và đất nước Việt Nam yêu thương nói chung đã cho tôi thấy hiện hữu không chỉ một cái Tết mộc mạc ở làng quê mình. Khi ra phố cách làng chưa đầy mười lăm cây, tôi đã có thể chiêm ngưỡng những con đường đẹp lông lẫy. Đặc biệt khi về đêm, sắc Tết hiện hữu rõ nét khi ta ngướt nhìn lên bầu trời sẽ thấy muôn ngàn ngôi sao lung linh lấp lánh đủ màu sắc bởi những dãy đèn nháy mà chúng tôi thường gọi nó là con đường đèn hoa,...
Tết hiện đại là đẹp hơn đó nhưng nhớ lại những cái Tết xưa tôi vẫn thấy ấm áp và ngọt ngào hơn nhiều. Nhớ những tết xưa, khi nền kinh tế còn khó khăn nhưng đến ngày Tết nhà nào cũng cố gắng sắm sửa một cái Tết đầm ấm và đầy đủ nhất có thể. Dường như những khó khăn đó không làm tan biến những ước mơ, hoài bão trong họ, hi vọng vào một năm mới tốt lành hơn. Tôi thích nhất cái Tết ngày xưa khi mà chúng tôi quây quần bên bố, mẹ và nội cùng gói và canh nồi bánh tét, cùng in bánh in, làm bánh khô, làm cả bánh lăn và bánh trứng sâu nữa,…
Tôi là cô bé có đôi tay nhỏ, nhớ lần đầu tôi tập in bánh in là năm tôi học lớp ba, cũng có thể nói lúc đó tôi còn bé nên tài nghệ chẳn sánh được cùng ai, những cái bánh tôi in ra dường như đều bị méo mó hay vỡ vụng, hình thù thì thấy xấu đến làm sao nhưng bố tôi không bỏ nó đi để nhồi lại, ông giữ lại và trân trọng nó rất nhiều, bố bảo: “ Đây là những cái bánh đáng yêu nhất!”, ban đầu tôi tự nhủ bố đang an ủi tôi chắc, nhưng sau ông lại nói tiếp: “Một cái gì đó đẹp hay không con còn phải nhìn từ trái tim, đây là những cái bánh đầu tiên, tuy xấu xí nhưng nó là sự cố gắng đầu tiên của con, nó cho con thấy sự thiếu sót từ chính đôi bàn tay mình để sau này con in ra những cái bánh đẹp hơn.” Câu nói ấy khắc sâu trong tâm thức của tôi, nó dặn tôi không được bao giờ quay lưng với chính mình mà hãy biết hoàn thiện chính mình.
Một mùa xuân lại về nhưng tôi cảm giác không còn cái không khí bận rộn như lúc trước. Tết ngày nay đơn giản quá, cần thứ gì chỉ việc ra chợ mua là có ngay, những phong tục ngày Tết cũng dần dần mất đi. Không còn cái không khí nấu bánh chưng bánh tét ở mỗi gia đình nữa bởi bây giờ thứ gì cũng có sẵn, được làm sẵn. Con người cũng trở nên thay đổi hơn, không còn bận rộn với ngày tết nữa. Tết nay qua bao biến thiên của thời đại, theo dòng chảy của thời gian, đặc biệt trong thời đại hội nhập toàn cầu như hiện nay, quan niệm về Tết cũng ít nhiều khác xưa.
Thu nhập người dân ngày một cao, nhu cầu ăn ngon mặc đẹp là tự nhiên, được đáp ứng ngay khi có tiền, chứ không đợi đến Tết. Có thể Tết dù có sự thay đổi nhưng về cơ bản Tết cổ truyền vẫn là dịp để gia đình đoàn tụ, vẫn là một sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nhiều suy nghĩ sẽ còn phụ thuộc theo từng nhận thức của mỗi người.
Dù gì đi nữa, ngày tết vẫn là ngày thiêng liêng nhất, cao quý nhất, là nét đẹp được chắc lọc qua hàng ngàn thế hệ lưu truyền cho đến ngày nay. Mỗi quốc gia có một cái Tết riêng thể hiện quan niệm dân tộc và bản sắc văn hóa riêng. Việt Nam chúng ta cũng vậy, chúng ta có một mùa Tết đáng để tự hào, mọi người hãy trân trọng điều quý giá này nhé! Với riêng tôi, sau này dù đi xa ở muôn phương bốn bể thì cái cảm giác ấy tôi sẽ không bao giờ quên.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: