Mùa đông đến, tuyết rơi trắng xóa khắp thành phố, trên mái nhà, dưới lòng đường và phủ dày những cành cây nhỏ. Tôi đến trường trong chiếc áo choàng ấm áp mà bỗng thấy da diết nhớ quê nhà. Mùa này, táo đang chín rộ, cả làng lúc nào cũng xôn xao cả lên...
Tháng chạp, len lỏi giữa những ngày đông giá rét mưa phùn là từng khoảng nắng vàng ửng, nửa chói chang, nửa ấm áp.
Rục rịch chuẩn bị lá dong, đỗ xanh, gạo nếp. Loáng thoáng tiếng hỏi han tết nhất và không dứt chuyện giá táo lên xuống, đắt rẻ của phiên chợ sáng:
- Giá táo hôm nay bao nhiêu hả chị?
- Ðến chợ sớm thì hai ngàn. Muộn hơn chừng ngàn bảy.
- Không nhích lên được sao?
- Ôi dào, tôi nghĩ rồi còn xuống thấp hơn ấy chứ. Bằng giờ này năm ngoái, táo có ngàn hai một ký. Cả xe thồ táo mang đến chợ bán được vài chục ngàn, đủ đong hai yến gạo là giỏi.
Những lúc như thế, tôi thường bỏ ngay bài vở ngóng ra ngoài. Nhà tôi cạnh đầm Nhất Dạ, cái đầm rộng bát ngát, nước trong vắt chạy dọc từ đầu đến cuối làng Vinh với hai hàng dừa xanh soi bóng. Sáng sớm hoặc chiều tà, dân làng đổ ra giặt giũ, tắm rửa nhộn nhịp hai bờ. Tháng chạp, mùa táo chín rộ. Cũng là mùa thu hoạch của làng Vinh. Cả làng tôi trồng táo. Vườn nhà ai cũng rộng. Có nhà chừng vài sào. Từ khi táo ra hoa đến lúc hái quả là cả một khoảng thời gian rất dài. Hoa táo thoạt nhìn riêng thì nhỏ vụn, không bắt mắt. Nhưng nếu nhìn cả cây thì mới thấy hoa rậm như tuyết. Khi nở, hoa táo không chiếm đầu cành. Lúc cành mọc lá non thì cũng là khi hoa lặng lẽ nuôi nụ. Ðợi khi lá mọc dày, hoa mới tưng bừng nở rộ. Người ta ít chú ý đến hoa táo bởi nếu đứng ở xa, chỉ thấy lá mà không rõ hoa. Nổi bật là mầu xanh chứ không phải mầu trắng. Có trắng cũng là trắng trong xanh. Chỉ có ong là biết rõ hơn. Nhìn những con ong mật bay vo vo không dứt trong những chùm hoa, mới biết vẻ đẹp của hoa táo. Vẻ đẹp ấy thuần khiết và chất phác vô cùng.
Rồi hoa đậu quả. Những quả táo xanh, nhỏ li ti bám chi chít đầy cành, nép vào những chiếc lá xanh nõn cứ lớn dần từng ngày. Khi lớn chừng viên bi ve, vỏ táo trở nên xanh thẫm. Thu tàn, nắng lấp lánh nhẹ lách vào mơn man những trái táo bóng loáng gần như lấp sau lớp lá xanh rờn và im phăng phắc dưới bầu trời chan hòa ánh sáng óng vàng. Những trái táo chín dần, giòn và ngọt hoặc dôn dốt chua. Lúc này, khắp trong làng ngoài ngõ thoang thoảng mùi táo chín. Thằng Bách cứ cười tôi. Nó bảo táo làm gì có mùi. "Cậu thì biết gì, mùi táo chín mát rượi như làn gió nhẹ, mơn man như chiếc lông phớt trên môi hay như một chiếc lá rụng khi im gió. Nhẹ đến nỗi không gọi tên ra được, chỉ tự mình nhận ra thôi." - Tôi cau có nói với nó như thế. Nhưng thôi, giận thằng Bách làm gì. Nó thì chỉ suốt ngày mê mẩn với chiếc ghi-ta gỗ cũ xì. Chiếc ghi-ta ấy hầu như đã choán hết tâm trí của nó rồi...
Những ngày tháng chạp này, tôi được tự do mở cổng sang nhà Bách, tự do mời tất cả lũ bạn trong xóm vào nhà mình mà không sợ bị quở mắng. Với tôi thế là đủ, nó khiến tôi sung sướng, hoan hỉ đến mức có thể bỏ qua tất tật những gì khiến tôi bực mình, kể cả lời chọc tức của thằng Bách.
Nhà tôi không có vườn táo. Ba mẹ tôi mua mảnh đất này rồi xây lên một ngôi nhà bốn tầng khang trang, xinh xắn và đầy đủ tiện nghi. Phần đất thừa chung quanh, ba cho trồng toàn hoa. Ba tôi là giám đốc một công ty trên tỉnh, nghe nói làm ăn phát đạt lắm vì ba bận rộn suốt ngày. Mẹ tôi là trưởng ban một ban gì đó liên quan đến phụ nữ của huyện nên cũng đi từ sáng sớm đến tối mịt. Vì thế, mùa táo chín, khi cả làng tíu tít bán mua thì nhà tôi vẫn tĩnh lặng đến buồn bã. Thế là tôi cứ học nhoáng học nhoàng cho xong rồi khóa cổng sang nhà Bách. Khác với nhà tôi, hai bà cháu Bách sống trong căn nhà gỗ hai gian thấp và cũ. Ngày xưa, bà cụ Thuận ở một mình, mãi đến năm gần 60 tuổi mới xin về một bé trai để nuôi nấng; chăm sóc cho vui tuổi già. Thằng Bách không biết quê quán ở đâu. Mười mấy năm, bà cụ chăm bẵm lắm nên nó to khỏe hơn hẳn bọn cùng lớp tôi. Da đen, răng trắng, tóc rễ tre và chúa nghịch ngợm. Nó gọi bà cụ Thuận là bà ngoại nên tôi cũng gọi theo như vậy.
Bà ngoại có vài sào ruộng khoán với một vườn táo nên thằng Bách rất bận rộn. Nó hay phải ra đồng nhổ cỏ, làm đất rồi gặt lúa, dỡ khoai. Vườn táo ở nhà có bà ngoại chăm bón. Vất vả nhưng đầm ấm. Ba mẹ đi suốt ngày nên có lời nhờ bà ngoại trông nom tôi giúp. Bởi thế, tôi hay được nghe bà kể chuyện ngày xưa, chuyện làng xóm cùng thằng Bách. Thằng Bách yêu quý bà ngoại nó lắm. Ði học, đi làm thì thôi, về đến nhà là nó quẩn quanh bên bà. Nó thường giúp bà nấu cơm, xâu kim, xin lá trầu, đi mua cau và đấm lưng cho bà những ngày trở trời. Nhìn nó vui vẻ, tôi cứ chạnh lòng. Cả làng, ai cũng nói nhà tôi hạnh phúc. Ðúng, nhà tôi có lẽ hạnh phúc thật. Ba mẹ yêu thương và chăm sóc tôi rất chu đáo. Quần áo của tôi vừa nhiều vừa rất đẹp. Truyện cổ tích, búp bê, gấu bông, những cái túi xinh xinh tôi không thiếu thứ gì. Mỗi năm, vào dịp hè ba lại thu xếp công việc đưa hai mẹ con đi nghỉ mát... Nhưng chắc chắn cuộc sống của gia đình tôi tẻ nhạt và đơn điệu. Từ bốn bức tường nhà tôi không bao giờ phát ra những lời cãi cọ. Ba mẹ tôi không bao giờ to tiếng. Tôi cũng không bao giờ cãi lại ba mẹ. Không có tiếng khóc lóc nhưng quả thực nhà tôi vắng cả tiếng cười đùa. Trong nhà, mỗi người hình như có một thế giới riêng, hơi âm u. Nếu không có tôi ở nhà, có lẽ chẳng ai nghĩ nhà tôi có người dù hoa quanh vườn, bên thềm lúc nào cũng tưng bừng khoe sắc.
Có lẽ bởi tôi học giỏi nên ba thấy chẳng cần quan tâm lắm chăng? - "Con thế nào? - Tốt, ba ạ! - Ừ, phải thế chứ? Con gái ba cơ mà! Cố gắng con nhé!". Chấm hết, ba không bao giờ hỏi tôi thích chơi với ai, ba không biết cái Hiền, đứa bạn thân ngồi cạnh tôi mấy năm học liền phải nghỉ học vì nhà nó nghèo quá. Ba cũng quên không đưa tôi sang làng bên lấy cây dương xỉ vào chủ nhật để làm bài thực hành sinh vật như đã hứa. Còn mẹ, mẹ rất đơn giản. Tôi không muốn kể cho mẹ nghe chuyện thằng Hà, cái thằng trắng như con gái, rất hay lăng xăng dạo này cứ thích nhìn tôi. Nó nhìn lạ lắm. Mẹ cũng chẳng quan tâm để biết dạo này bọn con gái lớp tôi tự nhiên có vẻ e lệ, chúng giấu giấu giếm giếm chuyện gì đó bí mật lắm. Ðứa nào cũng lớn vổng lên rồi, mặt lấm tấm tàn nhang. Tối mịt, mẹ mới về, hí húi nấu nướng... Rồi tôi lên phòng học. "Phải học con ạ. Phải thật giỏi mới đỗ đại học được. Ba mẹ chỉ có mình con". - Mẹ rất hay dặn dò như thế rồi lại cắm cúi đọc sách, xem tài liệu. Tuần, ba về nhà hai lần. Chúng tôi cũng chỉ ngồi cùng nhau trong bữa ăn tối. Chừng hai giờ đồng hồ không đủ để một con bé lầm lì như tôi kịp cởi mở ngay cả với ba mẹ mình.
Vụ táo năm nay xem chừng thắng lợi. Giá có mềm nhưng vì táo sai quả nên nhà nào cũng rất phấn chấn. Buổi sáng, chúng tôi đi học, trưa về ăn cơm nhà Bách. Bữa cơm chỉ có đậu rán và một bát canh rau tập tàng mà tôi thấy ngon lạ. Ăn xong, cả hai chui ngay ra vườn. Táo chín nhiều, hái không xuể nên cứ xẩm tối chúng tôi mới khệ nệ khênh táo ra. Nhựa táo bám đầy tay, lem nhem, đen đúa. Gai táo cào xơ xước, sờ vào nhoi nhói đau nhưng tôi không để tâm. Khênh xong những sọt táo để gọn gàng ở góc nhà, tôi vớ lấy cái rổ con, phóng vội vào vườn. Lúc này, những quả táo xấu mã bị loại, những quả rụng vì quá chín được tôi tỷ mẩn nhặt hết. Rồi thằng Bách sẽ đập cho chúng giập ra, để ở góc vườn vài ngày và đem đãi lấy hạt. Hạt táo bán rất đắt. Tôi cũng không biết người ta mua để làm gì. Người thì bảo họ mua làm thuốc, người lại nói để ươm táo giống. Số tiền bán được tôi giấu biến, không cho thằng Bách biết mình dùng làm gì dù bao lần nó tỷ tê dò hỏi... Cứ vậy cho đến hết mùa táo chín rộ. Lúc ấy, Tết Nguyên đán cũng gần kề. Chiều ba mươi, bà ngoại sai thằng Bách mang sang nhà tôi một làn táo, quả đều chằn chặn, mọng óng, to mỡ màng. "Bà cháu biếu cô chú, để tiếp khách ba ngày Tết". Nó vừa nói hết câu, tôi liền hít hà nhón lấy vài quả: "Cậu có ngửi thấy mùi thơm của táo chín không? Không hả? Ðây này, nhẹ đến nỗi không gọi tên được mát rượi như làn gió nhỏ, phải tự nhận ra thôi!". Tôi nhắc lại với nó lời tuyên bố to tát ấy rồi đút ngay quả táo vào miệng trước vẻ ngạc nhiên của ba mẹ...
Mùa hè năm sau, tôi được ba mẹ cho sang Australia du học khi đã tốt nghiệp trung học cơ sở. Thằng Bách thì vào trung học phổ thông trường huyện. Nó vẫn thế, da đen, cao lớn và hay cười. Tôi biết, nó sẽ phải vừa làm đồng, hái táo, chăm sóc bà ngoại vừa đi học. Và như vậy thì vất vả lắm! Còn tôi, hơn một tháng đầu ở Australia, tôi không ngủ được, người gầy rộc vì nhớ nhà, nhớ ba mẹ và nhớ cả hai bà cháu thằng Bách. Ngôi nhà lặng lẽ của chúng tôi lúc ấy hiện lên ấm cúng với những bữa cơm chiều có cả ba người, ba mẹ và tôi. Dù đơn điệu, tẻ nhạt, dù ba mẹ không thường xuyên bên cạnh, chăm sóc tâm tình nhưng giờ thì tôi hiểu, ba mẹ yêu quý tôi, và tôi cũng yêu thương ba mẹ đến nhường nào... Rồi những buổi hái táo, tôi đã nhặt quả lấy hạt, bán đi để bỏ từng đồng tiền ít ỏi vào con lợn đất tiết kiệm của bà ngoại. Hai bà cháu muốn mua tặng thằng Bách một chiếc ghi-ta mới thật tốt, thật đẹp vì nó rất có năng khiếu khi học đàn. Chiếc ghi-ta cũ kỹ mượn của anh Giang xóm trên bị hỏng thùng cách đó hai tháng khiến thằng Bách ngơ ngẩn xuýt xoa mãi... Trước ngày ra sân bay, tôi len lén sang nhà Bách, tìm con lợn đất, nhét vào một món tiền đủ để bà ngoại có thể mua ngay cho nó cái đàn nó thích nhất. Buổi tối, mẹ lên phòng tôi "Cho mẹ ngủ với con một đêm, bé con!". Tôi đã ôm chặt lấy mẹ như ôm một báu vật rồi rúc vào ngực mẹ mà thiếp đi ngon lành. Lúc ấy, tôi thấy mình tràn trề hạnh phúc... Thực ra, hạnh phúc cũng thật đơn sơ. Phải chăng trong cuộc đời, những niềm hạnh phúc đích thực bao giờ cũng dung dị, đơn sơ như thế?
Mùa đông đến, tuyết rơi trắng xóa khắp thành phố, trên mái nhà, dưới lòng đường và phủ dày những cành cây nhỏ. Tôi đến trường trong chiếc áo choàng ấm áp mà bỗng thấy da diết nhớ quê nhà. Mùa này, táo đang chín rộ, cả làng lúc nào cũng xôn xao cả lên... Nơi đó, len lỏi vào những ngày rả rích mưa phùn là từng hôm nắng ấm hiếm hoi. Những ngày ấy, nắng sẽ bay cao lên, sáng nhẹ và rực rỡ, chói lọi và mỏng manh hệt như những giấc mơ thời thơ ấu.
Tháng chạp, len lỏi giữa những ngày đông giá rét mưa phùn là từng khoảng nắng vàng ửng, nửa chói chang, nửa ấm áp.
Rục rịch chuẩn bị lá dong, đỗ xanh, gạo nếp. Loáng thoáng tiếng hỏi han tết nhất và không dứt chuyện giá táo lên xuống, đắt rẻ của phiên chợ sáng:
- Giá táo hôm nay bao nhiêu hả chị?
- Ðến chợ sớm thì hai ngàn. Muộn hơn chừng ngàn bảy.
- Không nhích lên được sao?
- Ôi dào, tôi nghĩ rồi còn xuống thấp hơn ấy chứ. Bằng giờ này năm ngoái, táo có ngàn hai một ký. Cả xe thồ táo mang đến chợ bán được vài chục ngàn, đủ đong hai yến gạo là giỏi.
Những lúc như thế, tôi thường bỏ ngay bài vở ngóng ra ngoài. Nhà tôi cạnh đầm Nhất Dạ, cái đầm rộng bát ngát, nước trong vắt chạy dọc từ đầu đến cuối làng Vinh với hai hàng dừa xanh soi bóng. Sáng sớm hoặc chiều tà, dân làng đổ ra giặt giũ, tắm rửa nhộn nhịp hai bờ. Tháng chạp, mùa táo chín rộ. Cũng là mùa thu hoạch của làng Vinh. Cả làng tôi trồng táo. Vườn nhà ai cũng rộng. Có nhà chừng vài sào. Từ khi táo ra hoa đến lúc hái quả là cả một khoảng thời gian rất dài. Hoa táo thoạt nhìn riêng thì nhỏ vụn, không bắt mắt. Nhưng nếu nhìn cả cây thì mới thấy hoa rậm như tuyết. Khi nở, hoa táo không chiếm đầu cành. Lúc cành mọc lá non thì cũng là khi hoa lặng lẽ nuôi nụ. Ðợi khi lá mọc dày, hoa mới tưng bừng nở rộ. Người ta ít chú ý đến hoa táo bởi nếu đứng ở xa, chỉ thấy lá mà không rõ hoa. Nổi bật là mầu xanh chứ không phải mầu trắng. Có trắng cũng là trắng trong xanh. Chỉ có ong là biết rõ hơn. Nhìn những con ong mật bay vo vo không dứt trong những chùm hoa, mới biết vẻ đẹp của hoa táo. Vẻ đẹp ấy thuần khiết và chất phác vô cùng.
Rồi hoa đậu quả. Những quả táo xanh, nhỏ li ti bám chi chít đầy cành, nép vào những chiếc lá xanh nõn cứ lớn dần từng ngày. Khi lớn chừng viên bi ve, vỏ táo trở nên xanh thẫm. Thu tàn, nắng lấp lánh nhẹ lách vào mơn man những trái táo bóng loáng gần như lấp sau lớp lá xanh rờn và im phăng phắc dưới bầu trời chan hòa ánh sáng óng vàng. Những trái táo chín dần, giòn và ngọt hoặc dôn dốt chua. Lúc này, khắp trong làng ngoài ngõ thoang thoảng mùi táo chín. Thằng Bách cứ cười tôi. Nó bảo táo làm gì có mùi. "Cậu thì biết gì, mùi táo chín mát rượi như làn gió nhẹ, mơn man như chiếc lông phớt trên môi hay như một chiếc lá rụng khi im gió. Nhẹ đến nỗi không gọi tên ra được, chỉ tự mình nhận ra thôi." - Tôi cau có nói với nó như thế. Nhưng thôi, giận thằng Bách làm gì. Nó thì chỉ suốt ngày mê mẩn với chiếc ghi-ta gỗ cũ xì. Chiếc ghi-ta ấy hầu như đã choán hết tâm trí của nó rồi...
Những ngày tháng chạp này, tôi được tự do mở cổng sang nhà Bách, tự do mời tất cả lũ bạn trong xóm vào nhà mình mà không sợ bị quở mắng. Với tôi thế là đủ, nó khiến tôi sung sướng, hoan hỉ đến mức có thể bỏ qua tất tật những gì khiến tôi bực mình, kể cả lời chọc tức của thằng Bách.
Nhà tôi không có vườn táo. Ba mẹ tôi mua mảnh đất này rồi xây lên một ngôi nhà bốn tầng khang trang, xinh xắn và đầy đủ tiện nghi. Phần đất thừa chung quanh, ba cho trồng toàn hoa. Ba tôi là giám đốc một công ty trên tỉnh, nghe nói làm ăn phát đạt lắm vì ba bận rộn suốt ngày. Mẹ tôi là trưởng ban một ban gì đó liên quan đến phụ nữ của huyện nên cũng đi từ sáng sớm đến tối mịt. Vì thế, mùa táo chín, khi cả làng tíu tít bán mua thì nhà tôi vẫn tĩnh lặng đến buồn bã. Thế là tôi cứ học nhoáng học nhoàng cho xong rồi khóa cổng sang nhà Bách. Khác với nhà tôi, hai bà cháu Bách sống trong căn nhà gỗ hai gian thấp và cũ. Ngày xưa, bà cụ Thuận ở một mình, mãi đến năm gần 60 tuổi mới xin về một bé trai để nuôi nấng; chăm sóc cho vui tuổi già. Thằng Bách không biết quê quán ở đâu. Mười mấy năm, bà cụ chăm bẵm lắm nên nó to khỏe hơn hẳn bọn cùng lớp tôi. Da đen, răng trắng, tóc rễ tre và chúa nghịch ngợm. Nó gọi bà cụ Thuận là bà ngoại nên tôi cũng gọi theo như vậy.
Bà ngoại có vài sào ruộng khoán với một vườn táo nên thằng Bách rất bận rộn. Nó hay phải ra đồng nhổ cỏ, làm đất rồi gặt lúa, dỡ khoai. Vườn táo ở nhà có bà ngoại chăm bón. Vất vả nhưng đầm ấm. Ba mẹ đi suốt ngày nên có lời nhờ bà ngoại trông nom tôi giúp. Bởi thế, tôi hay được nghe bà kể chuyện ngày xưa, chuyện làng xóm cùng thằng Bách. Thằng Bách yêu quý bà ngoại nó lắm. Ði học, đi làm thì thôi, về đến nhà là nó quẩn quanh bên bà. Nó thường giúp bà nấu cơm, xâu kim, xin lá trầu, đi mua cau và đấm lưng cho bà những ngày trở trời. Nhìn nó vui vẻ, tôi cứ chạnh lòng. Cả làng, ai cũng nói nhà tôi hạnh phúc. Ðúng, nhà tôi có lẽ hạnh phúc thật. Ba mẹ yêu thương và chăm sóc tôi rất chu đáo. Quần áo của tôi vừa nhiều vừa rất đẹp. Truyện cổ tích, búp bê, gấu bông, những cái túi xinh xinh tôi không thiếu thứ gì. Mỗi năm, vào dịp hè ba lại thu xếp công việc đưa hai mẹ con đi nghỉ mát... Nhưng chắc chắn cuộc sống của gia đình tôi tẻ nhạt và đơn điệu. Từ bốn bức tường nhà tôi không bao giờ phát ra những lời cãi cọ. Ba mẹ tôi không bao giờ to tiếng. Tôi cũng không bao giờ cãi lại ba mẹ. Không có tiếng khóc lóc nhưng quả thực nhà tôi vắng cả tiếng cười đùa. Trong nhà, mỗi người hình như có một thế giới riêng, hơi âm u. Nếu không có tôi ở nhà, có lẽ chẳng ai nghĩ nhà tôi có người dù hoa quanh vườn, bên thềm lúc nào cũng tưng bừng khoe sắc.
Có lẽ bởi tôi học giỏi nên ba thấy chẳng cần quan tâm lắm chăng? - "Con thế nào? - Tốt, ba ạ! - Ừ, phải thế chứ? Con gái ba cơ mà! Cố gắng con nhé!". Chấm hết, ba không bao giờ hỏi tôi thích chơi với ai, ba không biết cái Hiền, đứa bạn thân ngồi cạnh tôi mấy năm học liền phải nghỉ học vì nhà nó nghèo quá. Ba cũng quên không đưa tôi sang làng bên lấy cây dương xỉ vào chủ nhật để làm bài thực hành sinh vật như đã hứa. Còn mẹ, mẹ rất đơn giản. Tôi không muốn kể cho mẹ nghe chuyện thằng Hà, cái thằng trắng như con gái, rất hay lăng xăng dạo này cứ thích nhìn tôi. Nó nhìn lạ lắm. Mẹ cũng chẳng quan tâm để biết dạo này bọn con gái lớp tôi tự nhiên có vẻ e lệ, chúng giấu giấu giếm giếm chuyện gì đó bí mật lắm. Ðứa nào cũng lớn vổng lên rồi, mặt lấm tấm tàn nhang. Tối mịt, mẹ mới về, hí húi nấu nướng... Rồi tôi lên phòng học. "Phải học con ạ. Phải thật giỏi mới đỗ đại học được. Ba mẹ chỉ có mình con". - Mẹ rất hay dặn dò như thế rồi lại cắm cúi đọc sách, xem tài liệu. Tuần, ba về nhà hai lần. Chúng tôi cũng chỉ ngồi cùng nhau trong bữa ăn tối. Chừng hai giờ đồng hồ không đủ để một con bé lầm lì như tôi kịp cởi mở ngay cả với ba mẹ mình.
Vụ táo năm nay xem chừng thắng lợi. Giá có mềm nhưng vì táo sai quả nên nhà nào cũng rất phấn chấn. Buổi sáng, chúng tôi đi học, trưa về ăn cơm nhà Bách. Bữa cơm chỉ có đậu rán và một bát canh rau tập tàng mà tôi thấy ngon lạ. Ăn xong, cả hai chui ngay ra vườn. Táo chín nhiều, hái không xuể nên cứ xẩm tối chúng tôi mới khệ nệ khênh táo ra. Nhựa táo bám đầy tay, lem nhem, đen đúa. Gai táo cào xơ xước, sờ vào nhoi nhói đau nhưng tôi không để tâm. Khênh xong những sọt táo để gọn gàng ở góc nhà, tôi vớ lấy cái rổ con, phóng vội vào vườn. Lúc này, những quả táo xấu mã bị loại, những quả rụng vì quá chín được tôi tỷ mẩn nhặt hết. Rồi thằng Bách sẽ đập cho chúng giập ra, để ở góc vườn vài ngày và đem đãi lấy hạt. Hạt táo bán rất đắt. Tôi cũng không biết người ta mua để làm gì. Người thì bảo họ mua làm thuốc, người lại nói để ươm táo giống. Số tiền bán được tôi giấu biến, không cho thằng Bách biết mình dùng làm gì dù bao lần nó tỷ tê dò hỏi... Cứ vậy cho đến hết mùa táo chín rộ. Lúc ấy, Tết Nguyên đán cũng gần kề. Chiều ba mươi, bà ngoại sai thằng Bách mang sang nhà tôi một làn táo, quả đều chằn chặn, mọng óng, to mỡ màng. "Bà cháu biếu cô chú, để tiếp khách ba ngày Tết". Nó vừa nói hết câu, tôi liền hít hà nhón lấy vài quả: "Cậu có ngửi thấy mùi thơm của táo chín không? Không hả? Ðây này, nhẹ đến nỗi không gọi tên được mát rượi như làn gió nhỏ, phải tự nhận ra thôi!". Tôi nhắc lại với nó lời tuyên bố to tát ấy rồi đút ngay quả táo vào miệng trước vẻ ngạc nhiên của ba mẹ...
Mùa hè năm sau, tôi được ba mẹ cho sang Australia du học khi đã tốt nghiệp trung học cơ sở. Thằng Bách thì vào trung học phổ thông trường huyện. Nó vẫn thế, da đen, cao lớn và hay cười. Tôi biết, nó sẽ phải vừa làm đồng, hái táo, chăm sóc bà ngoại vừa đi học. Và như vậy thì vất vả lắm! Còn tôi, hơn một tháng đầu ở Australia, tôi không ngủ được, người gầy rộc vì nhớ nhà, nhớ ba mẹ và nhớ cả hai bà cháu thằng Bách. Ngôi nhà lặng lẽ của chúng tôi lúc ấy hiện lên ấm cúng với những bữa cơm chiều có cả ba người, ba mẹ và tôi. Dù đơn điệu, tẻ nhạt, dù ba mẹ không thường xuyên bên cạnh, chăm sóc tâm tình nhưng giờ thì tôi hiểu, ba mẹ yêu quý tôi, và tôi cũng yêu thương ba mẹ đến nhường nào... Rồi những buổi hái táo, tôi đã nhặt quả lấy hạt, bán đi để bỏ từng đồng tiền ít ỏi vào con lợn đất tiết kiệm của bà ngoại. Hai bà cháu muốn mua tặng thằng Bách một chiếc ghi-ta mới thật tốt, thật đẹp vì nó rất có năng khiếu khi học đàn. Chiếc ghi-ta cũ kỹ mượn của anh Giang xóm trên bị hỏng thùng cách đó hai tháng khiến thằng Bách ngơ ngẩn xuýt xoa mãi... Trước ngày ra sân bay, tôi len lén sang nhà Bách, tìm con lợn đất, nhét vào một món tiền đủ để bà ngoại có thể mua ngay cho nó cái đàn nó thích nhất. Buổi tối, mẹ lên phòng tôi "Cho mẹ ngủ với con một đêm, bé con!". Tôi đã ôm chặt lấy mẹ như ôm một báu vật rồi rúc vào ngực mẹ mà thiếp đi ngon lành. Lúc ấy, tôi thấy mình tràn trề hạnh phúc... Thực ra, hạnh phúc cũng thật đơn sơ. Phải chăng trong cuộc đời, những niềm hạnh phúc đích thực bao giờ cũng dung dị, đơn sơ như thế?
Mùa đông đến, tuyết rơi trắng xóa khắp thành phố, trên mái nhà, dưới lòng đường và phủ dày những cành cây nhỏ. Tôi đến trường trong chiếc áo choàng ấm áp mà bỗng thấy da diết nhớ quê nhà. Mùa này, táo đang chín rộ, cả làng lúc nào cũng xôn xao cả lên... Nơi đó, len lỏi vào những ngày rả rích mưa phùn là từng hôm nắng ấm hiếm hoi. Những ngày ấy, nắng sẽ bay cao lên, sáng nhẹ và rực rỡ, chói lọi và mỏng manh hệt như những giấc mơ thời thơ ấu.