• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Mưa sao băng 17/11 /2009, dự báo từ 2008

Asaki_No1

Trưởng phòng thể thao
Xu
0
Từ cuối năm ngoái (2008), các nhà thiên văn đã dự báo vào ngày 17 tháng 11 năm 2009 sẽ xảy ra một trận mưa sao băng và càng gần ngày đó bao nhiêu, dự báo của họ càng tỏ ra đúng đắn bấy nhiêu.

Nhà thiên văn học Bill Cooke, nghiên cứu viên về thiên thạch thuộc NASA từ năm 2008 đã công bố: “Theo dự báo của chúng tôi tại Bắc Mỹ từ ngày 13-21/11, sẽ có những trận mưa sao băng mà đỉnh điểm là ngày 17-18/11. Tại Mỹ sẽ quan sát thấy từ 20 đến 30 vệt sao băng bay trên bầu trời trong 1 giờ, còn tại châu Á, số lượng nhiều hơn gấp khoảng 10 lần, từ 200 đến 300 vệt sao băng”. Ông cho biết thêm: “Những dự báo ấy rất phù hợp với các công trình nghiên cứu lý thuyết độc lập của những nhà thiên văn học khác”.

Người ta gọi trận mưa sao băng này là mưa sao băng Leonid, theo địa điểm phát sao băng tại chòm sao Leo (Sư tử). Đó là những mảnh đuôi sao chổi Tempel-Tuttle. Cứ khoảng 33 năm, sao chổi này lại thăm viếng khoảng không gian bên trong hệ Mặt trời và để lại một luồng những mảnh vụn dạng bụi phía đuôi của nó. Nhiều luồng bụi đã quét qua vùng Tháng Mười Một của quỹ đạo Trái đất. Bất cứ khi nào chúng ta gặp, các sao băng cũng bay ra khỏi chòm sao Sư tử Leo.

Ông Cooke cho biết: “Chúng tôi có thể dự đoán khi nào Trái đất đi qua luồng bụi một cách chính xác. Cường độ thể hiện ít chắc chắn hơn vì chúng tôi chưa biết mỗi luồng có bao nhiêu bụi". Luồng bụi đầu tiên đi qua vào ngày 17 tháng 11 năm 2009. Các mảnh bụi khuếch tán, trộn với những “hạt” từ nhiều luồng cũ, tạo ra hai đến ba chục sao băng trong một giờ ở Bắc Mỹ (thông thường chỉ 1-2 sao băng trong 1 giờ). Bầu trời tối nên có thể chiêm ngưỡng một cách trọn vẹn hiện tượng mưa sao băng này. Đó là một sự trùng hợp hiếm hoi. Năm nay, sao Hỏa sẽ đi qua địa điểm phát sao băng trên chòm sao Leo vào chính thời điểm mưa sao băng. Hành tinh đỏ hầu như sáng gấp đôi, tạo ra một cảnh tượng rất bắt mắt: bản đồ của bầu trời. Luồng tiếp đó đi trước lúc rạng đông của Indonessia và Trung Quốc. Đồng thời Trái đất sẽ đi qua hai luồng mà sao chổi Temple-Tuttle để lại. Sự cắt nhau kép có thể sinh ra 300 sao băng trong 1 giờ.

"Thậm chí, nếu số vệt sáng chỉ bằng nửa con số này, thì cũng đã là một trong những trận mưa sao băng đẹp nhất năm nay”, ông Cooke lưu ý.

Mưa sao băng Leonid đã nổi tiếng vì tạo ra bão, gần đây nhất vào năm 1999-2003 khi đi sâu vào luồng bụi sao chổi Temple-Tuttle làm bùng nổ tới trên 1.000 sao băng trong 1 giờ. Leonid năm 2009 không giống như vậy, mà nó chỉ làm những vệt sáng rực rỡ nhất đi qua sao Hỏa để cho ta một đêm bõ công thức để theo dõi.

Mưa sao băng chỉ là một hiện tượng thiên nhiên mà khoa học có thể dự đoán chính xác, không mang một ý nghĩa tâm linh nào.

T.H. (Theo SpaceDaily.com)
Việt Báo (Theo_VietNamNet)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top