Từ góc độ dưỡng sinh của Trung y, mùa đông đúng là mùa để tẩm bổ.
Bởi bước vào mùa đông, sự trao đổi chất của cơ thể chậm lại, tiêu hao tương đối ít, chất dinh dưỡng chuyển thành calo dự trữ trong cơ thể, qua đó tăng cường sức đề kháng.
Bác sĩ dinh dưỡng của bệnh viện số một, thuộc Trường Đại học Bắc Kinh Tôn Mạnh Lý cho biết, trong mùa đông giá rét, nên bổ sung calo, ăn nhiều loại thịt, đặc biệt là thịt bò, thịt cừu... có tác dụng chống rét rất tốt. Thịt có hàm lượng protit và mỡ cao, có tác dụng bổ thận, cường dương, ấm người, bổ khí hoạt huyết. Ăn những loại thịt này, khiến sự thay đổi chất của cơ thể tăng nhanh, qua đó cơ thể sẽ đỡ lạnh. Ngoài ra, ăn thịt cừu ninh với củ cải sẽ có tác dụng bổ dạ dày. Những người bị đau lưng và khớp xương, hay buồn ngủ, mệt mỏi, suy thận, liệt dương, nên ăn canh thịt cừu ninh với củ cải.
Nên ăn nhiều thịt gà. Bởi thịt gà giàu protit, thành phần dinh dưỡng của thịt gà có thể giúp phòng chống các chứng bệnh đường hô hấp và cảm cúm. Thịt gà không những là thức ăn ngon mà còn giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Theo các nhà khoa học, sợ lạnh là do cơ thể chúng ta thiếu muối hữu cơ. Ngó sen, củ cải, bách hợp, khoai sọ, rau xanh, rau cải trắng... có hàm lượng muối hữu cơ cao. Ngoài ra, có thể dùng những loại thực phẩm giàu chất sắt. Các chuyên gia nghiên cứu của Mỹ phát hiện, nếu thiếu chất sắt trong máu, bạn cũng dễ bị lạnh. Vì vậy, những người sợ lạnh, có thể dùng thức ăn để bổ sung chất sắt, như: gan, thịt nạc, rau chân vịt, lòng đỏ trứng... Đặc biệt, những người ăn chay thì mùa đông càng phải chú ý bổ sung chất sắt.
Những thức ăn có chất iốt như: rong biển, sứa, sò, hến, rau cải trắng, rau chân vịt, bắp... có thể bổ sung hormone tuyến giáp trạng của cơ thể, giúp cơ thể nóng lên, tăng cường sự tuần hoàn của máu, khiến chúng ta không cảm thấy lạnh. Thức ăn cay khiến cơ thể ấm lên, giúp cho sự tuần hoàn của máu.
Đối với những người trung niên và cao tuổi, nên ăn lê hấp với đường phèn. Lê rửa sạch, khoét bỏ ruột, cho ba – năm miếng đường phèn vào, bỏ vào nồi hấp. Ăn lê hấp đường phèn vừa có tác dụng bổ âm, người đỡ bứt rứt, không khó chịu do mùa đông rét và khô hanh. Mùa đông da mỏng hơn, chất nhờn trên da ít đi, vì vậy da bị khô và ngứa, ăn lê hấp với đường phèn sẽ đỡ.
Mùa đông nên hạn chế ăn các loại dưa, nhất là dưa hấu, dưa leo, bởi những loại dưa này lạnh, ăn nhiều dễ bị tiêu chảy. Lê, táo là loại hoa quả rất tốt, có thể ăn bất cứ mùa nào, ở lứa tuổi nào. Nhưng cần lưu ý, những người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn loại táo ngọt quá.
Trong mùa đông và mùa thu, nên ăn nhiều mật ong. Mật ong, một mặt có thể tăng thêm năng lượng cho chúng ta, mặt khác còn có rất nhiều nguyên tố vi lượng và vitamine. Hàng ngày, trước khi đi ngủ nửa tiếng, nên uống một cốc sữa chua pha với mật ong, sẽ giúp bạn ngon giấc.
Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng chống táo bón. Không nên ăn nhiều gừng, để tránh ra mồ hôi, khiến người mệt mỏi.
Theo PNO
Bởi bước vào mùa đông, sự trao đổi chất của cơ thể chậm lại, tiêu hao tương đối ít, chất dinh dưỡng chuyển thành calo dự trữ trong cơ thể, qua đó tăng cường sức đề kháng.
Bác sĩ dinh dưỡng của bệnh viện số một, thuộc Trường Đại học Bắc Kinh Tôn Mạnh Lý cho biết, trong mùa đông giá rét, nên bổ sung calo, ăn nhiều loại thịt, đặc biệt là thịt bò, thịt cừu... có tác dụng chống rét rất tốt. Thịt có hàm lượng protit và mỡ cao, có tác dụng bổ thận, cường dương, ấm người, bổ khí hoạt huyết. Ăn những loại thịt này, khiến sự thay đổi chất của cơ thể tăng nhanh, qua đó cơ thể sẽ đỡ lạnh. Ngoài ra, ăn thịt cừu ninh với củ cải sẽ có tác dụng bổ dạ dày. Những người bị đau lưng và khớp xương, hay buồn ngủ, mệt mỏi, suy thận, liệt dương, nên ăn canh thịt cừu ninh với củ cải.
Nên ăn nhiều thịt gà. Bởi thịt gà giàu protit, thành phần dinh dưỡng của thịt gà có thể giúp phòng chống các chứng bệnh đường hô hấp và cảm cúm. Thịt gà không những là thức ăn ngon mà còn giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Theo các nhà khoa học, sợ lạnh là do cơ thể chúng ta thiếu muối hữu cơ. Ngó sen, củ cải, bách hợp, khoai sọ, rau xanh, rau cải trắng... có hàm lượng muối hữu cơ cao. Ngoài ra, có thể dùng những loại thực phẩm giàu chất sắt. Các chuyên gia nghiên cứu của Mỹ phát hiện, nếu thiếu chất sắt trong máu, bạn cũng dễ bị lạnh. Vì vậy, những người sợ lạnh, có thể dùng thức ăn để bổ sung chất sắt, như: gan, thịt nạc, rau chân vịt, lòng đỏ trứng... Đặc biệt, những người ăn chay thì mùa đông càng phải chú ý bổ sung chất sắt.
Những thức ăn có chất iốt như: rong biển, sứa, sò, hến, rau cải trắng, rau chân vịt, bắp... có thể bổ sung hormone tuyến giáp trạng của cơ thể, giúp cơ thể nóng lên, tăng cường sự tuần hoàn của máu, khiến chúng ta không cảm thấy lạnh. Thức ăn cay khiến cơ thể ấm lên, giúp cho sự tuần hoàn của máu.
Đối với những người trung niên và cao tuổi, nên ăn lê hấp với đường phèn. Lê rửa sạch, khoét bỏ ruột, cho ba – năm miếng đường phèn vào, bỏ vào nồi hấp. Ăn lê hấp đường phèn vừa có tác dụng bổ âm, người đỡ bứt rứt, không khó chịu do mùa đông rét và khô hanh. Mùa đông da mỏng hơn, chất nhờn trên da ít đi, vì vậy da bị khô và ngứa, ăn lê hấp với đường phèn sẽ đỡ.
Mùa đông nên hạn chế ăn các loại dưa, nhất là dưa hấu, dưa leo, bởi những loại dưa này lạnh, ăn nhiều dễ bị tiêu chảy. Lê, táo là loại hoa quả rất tốt, có thể ăn bất cứ mùa nào, ở lứa tuổi nào. Nhưng cần lưu ý, những người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn loại táo ngọt quá.
Trong mùa đông và mùa thu, nên ăn nhiều mật ong. Mật ong, một mặt có thể tăng thêm năng lượng cho chúng ta, mặt khác còn có rất nhiều nguyên tố vi lượng và vitamine. Hàng ngày, trước khi đi ngủ nửa tiếng, nên uống một cốc sữa chua pha với mật ong, sẽ giúp bạn ngon giấc.
Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng chống táo bón. Không nên ăn nhiều gừng, để tránh ra mồ hôi, khiến người mệt mỏi.
Theo PNO