Nhớ lúc còn sống, thỉnh thoảng Hoàng lại mời Thịnh về V. để ăn món nem làng Cùa. Lần này Thịnh quay lại V. thì Hoàng đã mất. Cái thị xã vắng vẻ này hình như vẫn chẳng có gì thay đổi.
Dự xong đám cưới của con trai Hoàng, Thịnh một mình đi bộ lang thang ra phố. Mới hơn chín giờ mà thị xã đã vắng hoe. Nhiều nhà đã đóng cửa tắt đèn. Trời lắc rắc mưa. Phố xá càng thêm hiu hắt.
Thịnh nghĩ đến cái đám cưới mình vừa dự và mỉm cười. Cô dâu quá xấu. Người lùn, mập, mặt vuông, da ngăm. Đặc biệt là cái sống mũi thẳng và mỏng như sống dao. Thịnh rất ngại những người đàn bà có sống mũi quá thẳng... Tóm lại là trông chẳng xứng đôi vừa lứa một tí nào với chú rể. Nếu như Hoàng còn sống, thể nào Hoàng cũng chê. Chưa biết chừng còn ngăn không cho con trai lấy cô nàng làm vợ. Hoàng vẫn nhận mình là người sùng bái cái đẹp. Và trong tất cả những vẻ đẹp trên thế gian này thì không gì sánh nổi vẻ đẹp của đàn bà. Thịnh khác Hoàng. Phụ nữ luôn luôn khiến Thịnh thất vọng. Ông nhận ra vô số cái xấu ở họ. Hoàng cả đời chỉ biết chung tình với Liên. Còn Thịnh, ông đã trải qua không ít cuộc tình với những người mà chưa khi nào ông dành cho họ một tình yêu trọn vẹn.
Thịnh quay về khách sạn lúc hơn mười giờ. Mưa đã bắt đầu nặng hạt.
Người trực khách sạn đưa cho ông chìa khóa phòng, nhìn mái tóc vương mấy giọt mưa của ông và hỏi:
- Bác đi chơi được nhiều chưa?
Thịnh mỉm cười, không trả lời thẳng vào câu hỏi:
- Khách sạn có trà, làm ơn cho tôi xin một ấm.
- Chết dở! Em xin lỗi bác. Khách khứa ở đây vắng quá nên chúng em không chuẩn bị trà.
- Vậy cho tôi phích nước sôi.
- Có ngay có ngay. Bác cứ lên phòng, nhoáng cái là có nước sôi cho bác.
Năm phút sau người trực khách sạn lên gõ cửa. Đặt phích nước xuống nền nhà, anh ta nhìn Thịnh thăm dò:
- Chắc bác là người làm việc trí óc nên hay dùng trà?
Thịnh phì cười:
- Ông đoán sai rồi. Tôi là dân đánh quả.
- Bác nói thế, em không tin. Nhìn mặt bác không phải hạng người ấy.
- Thế mặt như thế nào mới là mặt đánh quả?
Người trực khách sạn cười hì hì:
- Bác chờ em tí. Em xuống khóa cửa rồi lên hầu chuyện bác. Giờ này chắc chẳng còn ma nào đến hỏi chỗ trọ.
Lát sau anh ta quay lên, tay cầm một cái chai đậy nút lá chuối, bên trong còn đầy rượu:
- Bác làm một tí cho ấm bụng - Anh ta lấy chén trên bàn rót rượu đưa cho Thịnh, rồi cũng rót cho mình một chén - Nói đến chuyện đánh quả, buôn lậu... Chiều nay thị xã vừa đòm hai thằng đấy bác ạ.
- Buôn ma túy à?
- Vâng.
- Họ cho người vào xem?
- Vâng. Hãi quá. Đoàng, đoàng!... Thót cả tim. Cứ như đạn xuyên vào ngực mình.
Người trực khách sạn lại nhăn răng ra cười:
- Em hỏi khí không phải. Chứ bác về đây là đi du lịch hay đi có việc?
- Vùng này cũng có chỗ để du lịch cơ?
- Vâng! Thì nhà quê... Nhưng với người thành phố thì nhà quê chúng em cũng có chỗ đáng xem chứ ạ?
- Tôi đùa thôi. Tôi về có chút việc.
- Bác ở lại lâu không?
- Không. Có lẽ ngày mai tôi đi - Thịnh nhấp một chút rượu. Rượu quê thơm nồng. Hơi men ấm áp nhẹ nhàng lan tỏa ra khắp người - Làng Cùa có ở gần đây không ông?
- Gần. Bác ra bến xe khách, lên xe đi N, xe chạy chưa đầy nửa tiếng là tới làng Cùa. Nếu không thì ra phố bắt xe ôm cũng được. Chắc bác định hỏi mua nem?
- À không...
- Ôi dào! Nem Cùa bây giờ nó bán đầy ở thị trấn. Bác muốn mua đi ra cổng khách sạn vài bước là mua được, chả cần lặn lội đến tận nơi làm gì.
Như chạm đúng vào mạch chuyện của mình, người trực khách sạn thoải mái nói tiếp:
- Vắt được quả nem công phu lắm. Nem chạo làm bằng tai lợn, mũi lợn thì nhiều nơi làm. Nem làng Cùa chỉ dùng thứ thịt ba chỉ. Thịt ngon, nước mắm ngon, tỏi băm nhuyễn. Gạo nếp, đỗ xanh phải rang thật khéo để giã thính. Rồi các loại gia vị gia truyền. Thứ rau ăn kèm cũng phải đồng bộ: lá sung bánh tẻ, quả sung muối, lá đinh lăng, rau thơm... Đã ăn nem thì không thể thiếu món này!
Anh ta giơ cái chai rượu mới rót vài lượt lên.
- Em là người làng Cùa chính hiệu đây bác. Nói thật với bác, bây giờ, làng em chỉ còn món rượu là tạm được. Chứ nem thì hỏng từ lâu rồi. Bác có biết vì sao lại hỏng món nem không?
Chẳng đợi Thịnh trả lời, anh ta tiếp luôn:
- Người ta bảo tại dân làng em phá đi cái đền thờ ông tổ nghề nem. Phá đền để lấy chỗ xây nhà văn hóa xã. Nhà văn hóa xây xong chả có ma nào nhòm ngó. Còn nghề nem thì thất truyền. Bây giờ chẳng còn nhà nào biết làm món nem cho ra hồn.
- Ầy! Thế thì cũng giống y như ở làng tôi. Làng tôi có nghề thợ mộc truyền đời. Có hẳn một cái mộc từ để thờ ông tổ nghề thợ mộc. Thế mà chẳng hiểu sao đang yên đang lành, người ta cũng đem phá nó đi. Có một tay đã ngã gãy cẳng khi trèo lên dỡ ngói ở trên nóc. Nhưng tệ hơn là kể từ đấy, chẳng còn thằng con trai nào theo nghề mộc được nữa. Làng cứ gọi là nghèo xơ nghèo xác.
Thịnh uống cạn chén rượu. Người trực khách sạn lại tiếp cho ông chén nữa.
- Gia đình ông thế nào?
- Cám ơn bác hỏi thăm. Em chưa có gia đình... Em biết bác thể nào cũng hỏi em chuyện gia đình. Chuyện gia đình của em chó má lắm. Nó hiện ngay ra trên mặt em.
Thịnh sững lại nhìn anh ta. Lát sau ông mới tặc lưỡi:
- Mẹ! Anh đếch nào chẳng có bất hạnh - Giọng Thịnh đã trở nên suồng sã.
- Em đồng ý là ai cũng có bất hạnh. Nhưng mỗi người một kiểu. Nhìn mặt bác không thấy bác có nỗi khổ về gia đình. Bác thuộc loại người mà đàn bà luôn luôn phải quy phục.
Thịnh cười lớn, trong bụng cảm thấy dễ chịu với lời nhận xét vừa rồi.
- Đàn bà mà nó đã không quy phục bác thì thể nào nó cũng tìm cách phản lại bác.
Người trực khách sạn sầm mặt lại. Nhìn vẻ mặt ấy tự nhiên Thịnh đổi tư thế ngồi, chuẩn bị tinh thần nghe một câu chuyện ly kỳ. Nhưng người trực khách sạn vẫn thủng thẳng nói bằng cái giọng như chẳng hề có tí rượu nào:
- Thực ra thì em đã có hai đời vợ rồi. Hai chứ không phải một. Đời vợ đầu em yêu nó lắm, là nói con vợ của em ấy. Nói thế nào cho bác hiểu được nhỉ? Đại khái nó đi đâu một chốc một nhát là ruột gan em như lửa đốt, phải xách xe bổ đi tìm.
Đêm nằm bên cạnh nó mà em toàn nghĩ xa nghĩ gần, chỉ lo nó bị làm sao thì mình không sống nổi... Yêu và tin đến mờ cả mắt, chẳng còn nhìn thấy gì ở xung quanh. Thế là đùng phát, nó giở chứng thật. Nó đi ngoại tình. Ngoại tình thì bác còn lạ gì, em chẳng phải kể lể lôi thôi. Em bắt được quả tang hai đứa hú hí với nhau. Thằng ấy là bạn cùng làng với em. Chúng ngủ với nhau ở đâu không ngủ, lại ngủ ngay trên chiếc giường của vợ chồng em... Làm cái trò ấy ngay trên đó! Em quỵ ngay xuống ngưỡng cửa, không đứng dậy nổi. Rồi em đuổi con vợ em ra khỏi nhà. Ba năm sau em mới đủ bình tâm để lấy đứa thứ hai. Lấy nhau, ăn nằm với nhau chán chê, em mới biết mình không quên được đứa đầu. Lúc nào em vào giường là cũng như nhìn thấy nó ở trên giường. Không quên được dáng nó nằm, tiếng nó nấc lên, rồi hai tay nó như bắt chuồn chuồn khi được yêu. Cả mùi của nó nữa. Lạ? Người đi cả năm rồi mà sao vẫn để mùi lại trên giường? Lần này thì tự em phải đuổi em đi... Em đến làm thuê cho cái khách sạn này, ở luôn đây cả sáu, bảy năm rồi bác ạ...
Thịnh chia sẻ nguồn cơn với người trực khách sạn bằng cách lẳng lặng uống cạn chén rượu. Còn anh ta thì giơ chai rượu soi lên ánh đèn, lắc lắc:
- Xem ra tửu lượng bác cũng không được tốt lắm. Giá bác uống được thì em còn đủ rượu cho bác uống suốt đêm. Đủ cả mọi chuyện hay dở trên đời làm mồi nhậu nữa... Nhưng thôi khuya rồi, để cho bác nghỉ.
Anh ta nặng nề đứng dậy. Ra tới cửa còn ngoái lại dặn với:
- Mưa to hơn đấy bác. Bác đi ngủ nhớ khép cửa sổ không mưa hắt.
Thịnh biết chắc đêm nay lại mất ngủ. Ông đã bị bệnh mất ngủ từ vài năm nay. Thời gian đầu còn lo thuốc thang chạy chữa. Chữa tây y không khỏi thì chuyển sang đông y. Thuốc bắc thuốc nam, bấm huyệt châm cứu đủ kiểu mà bệnh vẫn không chuyển. Lúc đầu còn ngủ được ba, bốn tiếng, sau giảm dần còn hai tiếng, cuối cùng nhiều đêm mất trắng. Nhưng Thịnh không sút cân, cũng chẳng thấy mệt mỏi ban ngày. Ông vẫn làm việc, ăn uống bình thường. Chỉ phải tội không ngủ được thì hay nghĩ. Cả đêm nằm mở mắt chong chong, còn trong đầu thì lang bang hết chuyện này chuyện nọ. Có những chuyện có thể kể ra với ai đó. Nhưng cũng có những chuyện tưởng sẽ đào sâu chôn chặt trong lòng... Tay bác sĩ nghe Thịnh kể bệnh, lựa lời khuyên: bác cứ kệ xác nó, đừng có quá lo lắng. Buồn ngủ thì ngủ, không ngủ được thì dậy, làm việc, nghe nhạc, đọc sách. Tuổi của bác cũng giống như mấy bà đến kỳ mãn kinh, cơ thể có những xáo trộn sinh lý.
Có khi chả cần thuốc thang gì, chỉ đợi cho qua thời kỳ là sẽ khỏi. Vả lại, thiên hạ khối người cả đời chỉ ngủ vài ba tiếng một ngày vẫn khỏe mạnh như thường.
Thịnh đến bên cửa sổ nhìn ra ngoài trời.
Trời tối đen. Một góc thị xã phía xa ánh đèn nhòa nhạt trong mưa. Hơi lạnh phả vào mặt, vào người Thịnh.
Thịnh nhớ đến Liên. Liên chính là người làng Cùa, cái làng có món nem đặc sản nổi tiếng. Hai người biết nhau khi Liên đã sắp lấy Hoàng. Không ngờ gặp Thịnh, Liên lại yêu Thịnh cuồng nhiệt. Liên đòi về thăm quê Thịnh. Liên muốn có con với Thịnh. Liên xui Thịnh bỏ vợ để cưới Liên. Nhưng Thịnh bảo: Thịnh không bỏ vợ. Đấy là nguyên tắc bất di bất dịch của Thịnh. Vợ là vợ mà Liên là Liên. Thịnh có thể dành cho Liên tất cả những gì còn lại trong tình yêu, nhưng sẽ không bỏ vợ. Vợ con là một góc riêng của đời Thịnh, là bổn phận, trách nhiệm, và những con khỉ con tiều gì nữa mà Thịnh có thể viện ra. Còn Liên, Thịnh nói, Liên vẫn có thể yêu Thịnh khi Liên đã lấy Hoàng. Chồng con Liên cũng là một góc riêng của Liên mà Thịnh sẽ không đụng tới...
Hai người ăn nằm với nhau lần cuối cùng trước khi Liên cưới. Trong một cái nhà nghỉ ở V., và trời cũng mưa tầm tã như đêm nay. Liên âu yếm Thịnh rất lâu. Khi Liên cởi bỏ tất cả thì nàng biến thành một cơn lốc xoáy cuộn lấy Thịnh. Liên muốn trút hết cho Thịnh, không cần giữ lại một tí gì trước khi về nhà chồng. Nhưng đúng vào giây phút buông thả cuối cùng, Thịnh đã gượng lại được. Thịnh vùng thoát ra khỏi vòng tay xiết chặt của Liên, hoay hoay tìm chiếc bao cao su ở đầu giường.
Còn Liên bàng hoàng, thất vọng rúm người lại như một con mèo ốm.
Cánh cửa tình yêu cuối cùng Liên dành cho Thịnh đã sập lại. Hai chục năm qua Liên mang một gương mặt khác. Hoàng không mảy may biết gì chuyện giữa Liên và Thịnh. Hoàng coi Thịnh như bạn, và tin yêu vợ cho đến tận lúc chết. Những lần đến chơi với vợ chồng Liên, Thịnh thầm ước giá như có thể đổi tất cả những mối tình sau này của Thịnh chỉ để biết trong đầu Liên đang nghĩ gì.
Dự xong đám cưới của con trai Hoàng, Thịnh một mình đi bộ lang thang ra phố. Mới hơn chín giờ mà thị xã đã vắng hoe. Nhiều nhà đã đóng cửa tắt đèn. Trời lắc rắc mưa. Phố xá càng thêm hiu hắt.
Thịnh nghĩ đến cái đám cưới mình vừa dự và mỉm cười. Cô dâu quá xấu. Người lùn, mập, mặt vuông, da ngăm. Đặc biệt là cái sống mũi thẳng và mỏng như sống dao. Thịnh rất ngại những người đàn bà có sống mũi quá thẳng... Tóm lại là trông chẳng xứng đôi vừa lứa một tí nào với chú rể. Nếu như Hoàng còn sống, thể nào Hoàng cũng chê. Chưa biết chừng còn ngăn không cho con trai lấy cô nàng làm vợ. Hoàng vẫn nhận mình là người sùng bái cái đẹp. Và trong tất cả những vẻ đẹp trên thế gian này thì không gì sánh nổi vẻ đẹp của đàn bà. Thịnh khác Hoàng. Phụ nữ luôn luôn khiến Thịnh thất vọng. Ông nhận ra vô số cái xấu ở họ. Hoàng cả đời chỉ biết chung tình với Liên. Còn Thịnh, ông đã trải qua không ít cuộc tình với những người mà chưa khi nào ông dành cho họ một tình yêu trọn vẹn.
Thịnh quay về khách sạn lúc hơn mười giờ. Mưa đã bắt đầu nặng hạt.
Người trực khách sạn đưa cho ông chìa khóa phòng, nhìn mái tóc vương mấy giọt mưa của ông và hỏi:
- Bác đi chơi được nhiều chưa?
Thịnh mỉm cười, không trả lời thẳng vào câu hỏi:
- Khách sạn có trà, làm ơn cho tôi xin một ấm.
- Chết dở! Em xin lỗi bác. Khách khứa ở đây vắng quá nên chúng em không chuẩn bị trà.
- Vậy cho tôi phích nước sôi.
- Có ngay có ngay. Bác cứ lên phòng, nhoáng cái là có nước sôi cho bác.
Năm phút sau người trực khách sạn lên gõ cửa. Đặt phích nước xuống nền nhà, anh ta nhìn Thịnh thăm dò:
- Chắc bác là người làm việc trí óc nên hay dùng trà?
Thịnh phì cười:
- Ông đoán sai rồi. Tôi là dân đánh quả.
- Bác nói thế, em không tin. Nhìn mặt bác không phải hạng người ấy.
- Thế mặt như thế nào mới là mặt đánh quả?
Người trực khách sạn cười hì hì:
- Bác chờ em tí. Em xuống khóa cửa rồi lên hầu chuyện bác. Giờ này chắc chẳng còn ma nào đến hỏi chỗ trọ.
Lát sau anh ta quay lên, tay cầm một cái chai đậy nút lá chuối, bên trong còn đầy rượu:
- Bác làm một tí cho ấm bụng - Anh ta lấy chén trên bàn rót rượu đưa cho Thịnh, rồi cũng rót cho mình một chén - Nói đến chuyện đánh quả, buôn lậu... Chiều nay thị xã vừa đòm hai thằng đấy bác ạ.
- Buôn ma túy à?
- Vâng.
- Họ cho người vào xem?
- Vâng. Hãi quá. Đoàng, đoàng!... Thót cả tim. Cứ như đạn xuyên vào ngực mình.
Người trực khách sạn lại nhăn răng ra cười:
- Em hỏi khí không phải. Chứ bác về đây là đi du lịch hay đi có việc?
- Vùng này cũng có chỗ để du lịch cơ?
- Vâng! Thì nhà quê... Nhưng với người thành phố thì nhà quê chúng em cũng có chỗ đáng xem chứ ạ?
- Tôi đùa thôi. Tôi về có chút việc.
- Bác ở lại lâu không?
- Không. Có lẽ ngày mai tôi đi - Thịnh nhấp một chút rượu. Rượu quê thơm nồng. Hơi men ấm áp nhẹ nhàng lan tỏa ra khắp người - Làng Cùa có ở gần đây không ông?
- Gần. Bác ra bến xe khách, lên xe đi N, xe chạy chưa đầy nửa tiếng là tới làng Cùa. Nếu không thì ra phố bắt xe ôm cũng được. Chắc bác định hỏi mua nem?
- À không...
- Ôi dào! Nem Cùa bây giờ nó bán đầy ở thị trấn. Bác muốn mua đi ra cổng khách sạn vài bước là mua được, chả cần lặn lội đến tận nơi làm gì.
Như chạm đúng vào mạch chuyện của mình, người trực khách sạn thoải mái nói tiếp:
- Vắt được quả nem công phu lắm. Nem chạo làm bằng tai lợn, mũi lợn thì nhiều nơi làm. Nem làng Cùa chỉ dùng thứ thịt ba chỉ. Thịt ngon, nước mắm ngon, tỏi băm nhuyễn. Gạo nếp, đỗ xanh phải rang thật khéo để giã thính. Rồi các loại gia vị gia truyền. Thứ rau ăn kèm cũng phải đồng bộ: lá sung bánh tẻ, quả sung muối, lá đinh lăng, rau thơm... Đã ăn nem thì không thể thiếu món này!
Anh ta giơ cái chai rượu mới rót vài lượt lên.
- Em là người làng Cùa chính hiệu đây bác. Nói thật với bác, bây giờ, làng em chỉ còn món rượu là tạm được. Chứ nem thì hỏng từ lâu rồi. Bác có biết vì sao lại hỏng món nem không?
Chẳng đợi Thịnh trả lời, anh ta tiếp luôn:
- Người ta bảo tại dân làng em phá đi cái đền thờ ông tổ nghề nem. Phá đền để lấy chỗ xây nhà văn hóa xã. Nhà văn hóa xây xong chả có ma nào nhòm ngó. Còn nghề nem thì thất truyền. Bây giờ chẳng còn nhà nào biết làm món nem cho ra hồn.
- Ầy! Thế thì cũng giống y như ở làng tôi. Làng tôi có nghề thợ mộc truyền đời. Có hẳn một cái mộc từ để thờ ông tổ nghề thợ mộc. Thế mà chẳng hiểu sao đang yên đang lành, người ta cũng đem phá nó đi. Có một tay đã ngã gãy cẳng khi trèo lên dỡ ngói ở trên nóc. Nhưng tệ hơn là kể từ đấy, chẳng còn thằng con trai nào theo nghề mộc được nữa. Làng cứ gọi là nghèo xơ nghèo xác.
Thịnh uống cạn chén rượu. Người trực khách sạn lại tiếp cho ông chén nữa.
- Gia đình ông thế nào?
- Cám ơn bác hỏi thăm. Em chưa có gia đình... Em biết bác thể nào cũng hỏi em chuyện gia đình. Chuyện gia đình của em chó má lắm. Nó hiện ngay ra trên mặt em.
Thịnh sững lại nhìn anh ta. Lát sau ông mới tặc lưỡi:
- Mẹ! Anh đếch nào chẳng có bất hạnh - Giọng Thịnh đã trở nên suồng sã.
- Em đồng ý là ai cũng có bất hạnh. Nhưng mỗi người một kiểu. Nhìn mặt bác không thấy bác có nỗi khổ về gia đình. Bác thuộc loại người mà đàn bà luôn luôn phải quy phục.
Thịnh cười lớn, trong bụng cảm thấy dễ chịu với lời nhận xét vừa rồi.
- Đàn bà mà nó đã không quy phục bác thì thể nào nó cũng tìm cách phản lại bác.
Người trực khách sạn sầm mặt lại. Nhìn vẻ mặt ấy tự nhiên Thịnh đổi tư thế ngồi, chuẩn bị tinh thần nghe một câu chuyện ly kỳ. Nhưng người trực khách sạn vẫn thủng thẳng nói bằng cái giọng như chẳng hề có tí rượu nào:
- Thực ra thì em đã có hai đời vợ rồi. Hai chứ không phải một. Đời vợ đầu em yêu nó lắm, là nói con vợ của em ấy. Nói thế nào cho bác hiểu được nhỉ? Đại khái nó đi đâu một chốc một nhát là ruột gan em như lửa đốt, phải xách xe bổ đi tìm.
Đêm nằm bên cạnh nó mà em toàn nghĩ xa nghĩ gần, chỉ lo nó bị làm sao thì mình không sống nổi... Yêu và tin đến mờ cả mắt, chẳng còn nhìn thấy gì ở xung quanh. Thế là đùng phát, nó giở chứng thật. Nó đi ngoại tình. Ngoại tình thì bác còn lạ gì, em chẳng phải kể lể lôi thôi. Em bắt được quả tang hai đứa hú hí với nhau. Thằng ấy là bạn cùng làng với em. Chúng ngủ với nhau ở đâu không ngủ, lại ngủ ngay trên chiếc giường của vợ chồng em... Làm cái trò ấy ngay trên đó! Em quỵ ngay xuống ngưỡng cửa, không đứng dậy nổi. Rồi em đuổi con vợ em ra khỏi nhà. Ba năm sau em mới đủ bình tâm để lấy đứa thứ hai. Lấy nhau, ăn nằm với nhau chán chê, em mới biết mình không quên được đứa đầu. Lúc nào em vào giường là cũng như nhìn thấy nó ở trên giường. Không quên được dáng nó nằm, tiếng nó nấc lên, rồi hai tay nó như bắt chuồn chuồn khi được yêu. Cả mùi của nó nữa. Lạ? Người đi cả năm rồi mà sao vẫn để mùi lại trên giường? Lần này thì tự em phải đuổi em đi... Em đến làm thuê cho cái khách sạn này, ở luôn đây cả sáu, bảy năm rồi bác ạ...
Thịnh chia sẻ nguồn cơn với người trực khách sạn bằng cách lẳng lặng uống cạn chén rượu. Còn anh ta thì giơ chai rượu soi lên ánh đèn, lắc lắc:
- Xem ra tửu lượng bác cũng không được tốt lắm. Giá bác uống được thì em còn đủ rượu cho bác uống suốt đêm. Đủ cả mọi chuyện hay dở trên đời làm mồi nhậu nữa... Nhưng thôi khuya rồi, để cho bác nghỉ.
Anh ta nặng nề đứng dậy. Ra tới cửa còn ngoái lại dặn với:
- Mưa to hơn đấy bác. Bác đi ngủ nhớ khép cửa sổ không mưa hắt.
Thịnh biết chắc đêm nay lại mất ngủ. Ông đã bị bệnh mất ngủ từ vài năm nay. Thời gian đầu còn lo thuốc thang chạy chữa. Chữa tây y không khỏi thì chuyển sang đông y. Thuốc bắc thuốc nam, bấm huyệt châm cứu đủ kiểu mà bệnh vẫn không chuyển. Lúc đầu còn ngủ được ba, bốn tiếng, sau giảm dần còn hai tiếng, cuối cùng nhiều đêm mất trắng. Nhưng Thịnh không sút cân, cũng chẳng thấy mệt mỏi ban ngày. Ông vẫn làm việc, ăn uống bình thường. Chỉ phải tội không ngủ được thì hay nghĩ. Cả đêm nằm mở mắt chong chong, còn trong đầu thì lang bang hết chuyện này chuyện nọ. Có những chuyện có thể kể ra với ai đó. Nhưng cũng có những chuyện tưởng sẽ đào sâu chôn chặt trong lòng... Tay bác sĩ nghe Thịnh kể bệnh, lựa lời khuyên: bác cứ kệ xác nó, đừng có quá lo lắng. Buồn ngủ thì ngủ, không ngủ được thì dậy, làm việc, nghe nhạc, đọc sách. Tuổi của bác cũng giống như mấy bà đến kỳ mãn kinh, cơ thể có những xáo trộn sinh lý.
Có khi chả cần thuốc thang gì, chỉ đợi cho qua thời kỳ là sẽ khỏi. Vả lại, thiên hạ khối người cả đời chỉ ngủ vài ba tiếng một ngày vẫn khỏe mạnh như thường.
Thịnh đến bên cửa sổ nhìn ra ngoài trời.
Trời tối đen. Một góc thị xã phía xa ánh đèn nhòa nhạt trong mưa. Hơi lạnh phả vào mặt, vào người Thịnh.
Thịnh nhớ đến Liên. Liên chính là người làng Cùa, cái làng có món nem đặc sản nổi tiếng. Hai người biết nhau khi Liên đã sắp lấy Hoàng. Không ngờ gặp Thịnh, Liên lại yêu Thịnh cuồng nhiệt. Liên đòi về thăm quê Thịnh. Liên muốn có con với Thịnh. Liên xui Thịnh bỏ vợ để cưới Liên. Nhưng Thịnh bảo: Thịnh không bỏ vợ. Đấy là nguyên tắc bất di bất dịch của Thịnh. Vợ là vợ mà Liên là Liên. Thịnh có thể dành cho Liên tất cả những gì còn lại trong tình yêu, nhưng sẽ không bỏ vợ. Vợ con là một góc riêng của đời Thịnh, là bổn phận, trách nhiệm, và những con khỉ con tiều gì nữa mà Thịnh có thể viện ra. Còn Liên, Thịnh nói, Liên vẫn có thể yêu Thịnh khi Liên đã lấy Hoàng. Chồng con Liên cũng là một góc riêng của Liên mà Thịnh sẽ không đụng tới...
Hai người ăn nằm với nhau lần cuối cùng trước khi Liên cưới. Trong một cái nhà nghỉ ở V., và trời cũng mưa tầm tã như đêm nay. Liên âu yếm Thịnh rất lâu. Khi Liên cởi bỏ tất cả thì nàng biến thành một cơn lốc xoáy cuộn lấy Thịnh. Liên muốn trút hết cho Thịnh, không cần giữ lại một tí gì trước khi về nhà chồng. Nhưng đúng vào giây phút buông thả cuối cùng, Thịnh đã gượng lại được. Thịnh vùng thoát ra khỏi vòng tay xiết chặt của Liên, hoay hoay tìm chiếc bao cao su ở đầu giường.
Còn Liên bàng hoàng, thất vọng rúm người lại như một con mèo ốm.
Cánh cửa tình yêu cuối cùng Liên dành cho Thịnh đã sập lại. Hai chục năm qua Liên mang một gương mặt khác. Hoàng không mảy may biết gì chuyện giữa Liên và Thịnh. Hoàng coi Thịnh như bạn, và tin yêu vợ cho đến tận lúc chết. Những lần đến chơi với vợ chồng Liên, Thịnh thầm ước giá như có thể đổi tất cả những mối tình sau này của Thịnh chỉ để biết trong đầu Liên đang nghĩ gì.
***
Sáng hôm sau Thịnh rời khách sạn. Trời đã tạnh mưa. Người trực khách sạn tính tiền phòng cho ông, thản nhiên như chưa từng ngồi uống với nhau buổi tối hôm trước. Theo Trần Đức Tiến - TNO