daibentre123456
New member
- Xu
- 0
Tháng 7 âm lịch về... Đồng bằng sông Cửu Long quê tôi lại bắt đầu mùa nước nổi mới...
Bến Tre - Quê tôi nằm hiền hòa bên dòng Hàm Luông xanh trong. Dòng sông Hàm Luông gắn liền với chiến công hiển hách của dân và quân xứ dừa năm 1965, được ví von như trận Bạch Đằng giang của thế kỷ XX. Xin nói thêm, Sông có tên gốc là Hàm Long, nhưng dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, do "kỵ húy" để tránh chữ Long (Long là rồng, tượng trưng cho nhà vua), người ta gọi chệch là Luông và lâu ngày thành quen.
Hàm Luông là con sông lớn chảy trọn vẹn trên đất Bến Tre, ranh giới tự nhiên giữa hai cù lao Bảo và Minh, dài 70 km. Lòng sông sâu từ 12 – 15 m, rộng trung bình từ 1.200 đến 1.500 m, đoạn gần cửa biển rộng đến hơn 3.000 m. Chính vì thế, sông Hàm Luông có lưu lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác của tỉnh, góp phần tạo nên sự trù phú của các huyện: Chợ Lách, Châu Thành, Mỏ Cày, Giồng Trôm, Ba Tri và Thành phố Bến Tre. Trên sông có những cù lao hoặc cồn đất nổi tiếng như: cù lao Tiên Long, cù lao Thanh Tân, cù lao Lăng, cù lao Ốc, cù lao Lá, cù lao Đất, cồn Hố, cồn Lợi v.v...
Miền Tây nói chung, quê tôi nói riêng không có lũ. Chỉ là mùa nước nổi và lụt. Cao trào của mùa nước nổi là những tháng lụt vào tháng 9, 10 âm lịch.
Tôi nhớ những ngày bé, mùa nước nổi với đám trẻ thơ chúng tôi là mùa tinh nghịch thú nhất. Nước ngập đường đi học, chúng tôi tha hồ vọc nước, tóe nước ướt quần áo nhau mà không sợ bị tía má đánh đòn. Nước ngập vào lớp học, chúng tôi tha hồ ngồi chòm hỏm lên ghế, bàn mà không sợ bị thầy cô la rầy. Nước ngập trong nhà, chúng tôi đi lại bì bõm trong nước, làm cần câu câu cá ngay trên giường ngủ, hoặc lấy cái rổ nho nhỏ vớt cá lòng tong. Và những hôm nước lụt cao, chúng tôi lại được nghỉ học đã đời. Mùa nước nổi, chúng tôi lại được tía, má, cậu, chú, cô, dì,... cõng trên lưng đi học. Tôi nhớ như in dáng ngoại tôi dắt tôi đi học trong những ngày nước nổi ngày ấy. Chân bà đi trước, chân tôi theo sau, dò dẫm những bước cẩn thận để không bị hụt chân, ngã chúi xuống nước.
Mùa nước nổi, tôm cá ở chợ rất rẻ và phong phú. Những ngày ấy, bữa cơm gia đình của chúng tôi thường được xum xuê hơn ngày thường. Mùa nước nổi cũng là mùa của bông điên điển. Những hàng cây điên điển dài hàng cây số, điên điển trổ bông vàng rực. Khi nắng chiều sắp tắt, những tâm hồn lãng mạn có thể thưởng ngoạn nhiều mảng màu độc đáo, đượm vẻ đồng quê, được kết hợp từ một chút vàng của hoa, một chút xanh của trời chiều, một chút bạc trắng của dòng nước. Và thi thoảng những con bướm đủ màu sặc sỡ lượn lờ đến rồi lại bay đi. Tôi vẫn nhớ như in dáng ngoại tôi bưng cái nón lá đầy ấp bông điên điển đem về nấu canh chua cá rô cho tôi ăn.
Mùa nước nổi cũng đã kịp để lại lượng phù sa đủ giúp ruộng đồng màu mỡ hơn. Để từ đó, những cánh đồng bạt ngàn, xanh thẳm một màu mạ non cùng song hành với bầu trời xanh bát ngát. Những hạt gạo trắng ngần kết tinh từ đó đã nuôi nấng, dạy dỗ tôi và biết bao đứa trẻ suốt quãng đời thơ ấu.
Mùa nước nổi về, người quê tôi lại sinh ra nhiều công ăn việc làm thời vụ.
Đó là nghề lấy đất. Nước lên nhiều người thuê chở đất để lắp nền nhà hoặc chở đất cho các chủ lò gạch. Phương tiện làm nghề này chỉ cần một chiếc xuồng lườn và một cái leng là có thể đi lấy đất của người ta mà chẳng ai phiền hà câu nào. Có khi họ còn bo thêm tiền nếu như lấy đất đúng như ý của họ.
Đó là nghề đi nhổ bông súng, hái rau muống, rau nhút, vớt lục bình. Tôi nhớ dáng nhỏ nhắn của những người phụ nữ miền Tây quê tôi trên những chiếc ghe bầu nhỏ, bươn chải giữa dòng nước. Nhớ những nụ cười rạng rỡ của họ với những chiếc ghe đầy ấp chiến lợi phẩm. Phụ nữ miền Tây quê tôi như bao người phụ nữ Việt Nam truyền thống khác, cũng tảo tần, mưa nắng chịu thương, chịu khó. Cuộc sống hiện đại, nhiều người phụ nữ miền Tây quê tôi lên Sài Gòn mưu sinh, có người chọn nghề chân chính, cao quý; nhưng có người sai đường, lạc lối,... khiến nhiều người có những suy nghĩ không tốt về con-gái-miền-Tây. Tuy nhiên, đó vẫn là số ít, những người bà, người mẹ, người chị, người em miền Tây vẫn giữ được bản sắc của mình.
Nghề câu ếch mùa nước nổi rất đơn giản, vừa tiện lợi vừa ít tốn kém, mang lại hiệu quả cao. Chỉ cần vài trăm ngàn đồng là sắm được đầy đủ dụng cụ để câu ếch: cái cần câu vót bằng tre, dây gân và lưỡi câu như cần câu cá nhưng ngắn, chỉ bằng 1/3. Mồi ếch được sử dụng thích hợp là: nhái con hoặc ốc, cá bằm nhuyễn… Lúc trời mưa vào chập choạng tối, những người câu ếch đã chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ, móc mồi vào lưỡi câu, đi dọc theo các bờ ruộng, ven vườn tìm nơi ếch thường trú ẩn để cắm câu… Sau vài giờ họ trở lại thăm câu, ếch đã dính cần câu trĩu nặng, người cắm câu chỉ cần gỡ bắt con ếch bỏ vào rọ, tiếp tục móc mồi mới, rồi ngồi chờ.
Trong những nghề ăn theo mùa nước nổi thì nghề săn rắn là nguy hiểm nhất. Bởi thợ săn nếu sơ sảy bị rắn độc cắn sẽ chết ngay mà chẳng ai hay biết. Khi nước ngập hết những cánh đồng, rắn tập trung lên những mô đất cao, tán cây nhiều vô số kể. Do đó mấy anh trai làng chỉ cần một cây chĩa, cái ná, súng chĩa,… và một chiếc xuồng là có thể “ra khơi” hành nghề. Vì mưu sinh, người quê tôi bất chấp hiểm nguy để kiếm miếng cơm manh áo trong mùa nước nổi.
Ấy thế nhưng, những năm trời hành cơn lụt, thì mùa nước nổi quê tôi cũng chìm trong nỗi buồn mênh mông như sóng nước Cửu Long vậy.
Tôi nhớ như in lớp tiểu học của chúng tôi đã mất đi một đứa bạn vì bị hụt chân, chết hụt trong mùa nước nổi.
Tôi nhớ như in đứa cháu nhỏ 3 tuổi con của người dì của tôi đã té và chìm trong dòng nước dữ dội kia.
Tôi nhớ bao nhiêu con người quê tôi đã bị nước nhấn chìm, cuốn trôi.
Tôi nhớ bao nhiêu mái nhà quê tôi chìm trong dòng nước vàng ươm phù sa nhưng cũng đầy hung tợn kia.
Tôi nhớ cơn bão số 5 năm 1995 đã cuốn phăng mái nhà của gia đình tôi.
Công tác thủy lợi của quê tôi gần đây đã tốt hơn rất nhiều, nên mùa nước nổi không còn nhiều ám ảnh lụt lội, chết chóc, tan thương như trước nữa, và cũng vì vậy cái phong vị mùa nước nổi về của người quê tôi dường như cũng đã nhạt hơn trước nhiều.
... Sông nước Nam bộ muôn đời vẫn là người mẹ hiền hòa cho cư dân miền sông nước nguồn lợi thủy hải sải, để sinh tồn và phát triển; nhưng đôi lúc bà mẹ thiên nhiên ấy cũng giận dữ và tiêu diệt mọi thứ nếu con người bất tuân quy luật của sông nước.
Bến Tre - Quê tôi nằm hiền hòa bên dòng Hàm Luông xanh trong. Dòng sông Hàm Luông gắn liền với chiến công hiển hách của dân và quân xứ dừa năm 1965, được ví von như trận Bạch Đằng giang của thế kỷ XX. Xin nói thêm, Sông có tên gốc là Hàm Long, nhưng dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, do "kỵ húy" để tránh chữ Long (Long là rồng, tượng trưng cho nhà vua), người ta gọi chệch là Luông và lâu ngày thành quen.
Hàm Luông là con sông lớn chảy trọn vẹn trên đất Bến Tre, ranh giới tự nhiên giữa hai cù lao Bảo và Minh, dài 70 km. Lòng sông sâu từ 12 – 15 m, rộng trung bình từ 1.200 đến 1.500 m, đoạn gần cửa biển rộng đến hơn 3.000 m. Chính vì thế, sông Hàm Luông có lưu lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác của tỉnh, góp phần tạo nên sự trù phú của các huyện: Chợ Lách, Châu Thành, Mỏ Cày, Giồng Trôm, Ba Tri và Thành phố Bến Tre. Trên sông có những cù lao hoặc cồn đất nổi tiếng như: cù lao Tiên Long, cù lao Thanh Tân, cù lao Lăng, cù lao Ốc, cù lao Lá, cù lao Đất, cồn Hố, cồn Lợi v.v...
Miền Tây nói chung, quê tôi nói riêng không có lũ. Chỉ là mùa nước nổi và lụt. Cao trào của mùa nước nổi là những tháng lụt vào tháng 9, 10 âm lịch.
Tôi nhớ những ngày bé, mùa nước nổi với đám trẻ thơ chúng tôi là mùa tinh nghịch thú nhất. Nước ngập đường đi học, chúng tôi tha hồ vọc nước, tóe nước ướt quần áo nhau mà không sợ bị tía má đánh đòn. Nước ngập vào lớp học, chúng tôi tha hồ ngồi chòm hỏm lên ghế, bàn mà không sợ bị thầy cô la rầy. Nước ngập trong nhà, chúng tôi đi lại bì bõm trong nước, làm cần câu câu cá ngay trên giường ngủ, hoặc lấy cái rổ nho nhỏ vớt cá lòng tong. Và những hôm nước lụt cao, chúng tôi lại được nghỉ học đã đời. Mùa nước nổi, chúng tôi lại được tía, má, cậu, chú, cô, dì,... cõng trên lưng đi học. Tôi nhớ như in dáng ngoại tôi dắt tôi đi học trong những ngày nước nổi ngày ấy. Chân bà đi trước, chân tôi theo sau, dò dẫm những bước cẩn thận để không bị hụt chân, ngã chúi xuống nước.
Mùa nước nổi, tôm cá ở chợ rất rẻ và phong phú. Những ngày ấy, bữa cơm gia đình của chúng tôi thường được xum xuê hơn ngày thường. Mùa nước nổi cũng là mùa của bông điên điển. Những hàng cây điên điển dài hàng cây số, điên điển trổ bông vàng rực. Khi nắng chiều sắp tắt, những tâm hồn lãng mạn có thể thưởng ngoạn nhiều mảng màu độc đáo, đượm vẻ đồng quê, được kết hợp từ một chút vàng của hoa, một chút xanh của trời chiều, một chút bạc trắng của dòng nước. Và thi thoảng những con bướm đủ màu sặc sỡ lượn lờ đến rồi lại bay đi. Tôi vẫn nhớ như in dáng ngoại tôi bưng cái nón lá đầy ấp bông điên điển đem về nấu canh chua cá rô cho tôi ăn.
Mùa nước nổi cũng đã kịp để lại lượng phù sa đủ giúp ruộng đồng màu mỡ hơn. Để từ đó, những cánh đồng bạt ngàn, xanh thẳm một màu mạ non cùng song hành với bầu trời xanh bát ngát. Những hạt gạo trắng ngần kết tinh từ đó đã nuôi nấng, dạy dỗ tôi và biết bao đứa trẻ suốt quãng đời thơ ấu.
Mùa nước nổi về, người quê tôi lại sinh ra nhiều công ăn việc làm thời vụ.
Đó là nghề lấy đất. Nước lên nhiều người thuê chở đất để lắp nền nhà hoặc chở đất cho các chủ lò gạch. Phương tiện làm nghề này chỉ cần một chiếc xuồng lườn và một cái leng là có thể đi lấy đất của người ta mà chẳng ai phiền hà câu nào. Có khi họ còn bo thêm tiền nếu như lấy đất đúng như ý của họ.
Đó là nghề đi nhổ bông súng, hái rau muống, rau nhút, vớt lục bình. Tôi nhớ dáng nhỏ nhắn của những người phụ nữ miền Tây quê tôi trên những chiếc ghe bầu nhỏ, bươn chải giữa dòng nước. Nhớ những nụ cười rạng rỡ của họ với những chiếc ghe đầy ấp chiến lợi phẩm. Phụ nữ miền Tây quê tôi như bao người phụ nữ Việt Nam truyền thống khác, cũng tảo tần, mưa nắng chịu thương, chịu khó. Cuộc sống hiện đại, nhiều người phụ nữ miền Tây quê tôi lên Sài Gòn mưu sinh, có người chọn nghề chân chính, cao quý; nhưng có người sai đường, lạc lối,... khiến nhiều người có những suy nghĩ không tốt về con-gái-miền-Tây. Tuy nhiên, đó vẫn là số ít, những người bà, người mẹ, người chị, người em miền Tây vẫn giữ được bản sắc của mình.
Nghề câu ếch mùa nước nổi rất đơn giản, vừa tiện lợi vừa ít tốn kém, mang lại hiệu quả cao. Chỉ cần vài trăm ngàn đồng là sắm được đầy đủ dụng cụ để câu ếch: cái cần câu vót bằng tre, dây gân và lưỡi câu như cần câu cá nhưng ngắn, chỉ bằng 1/3. Mồi ếch được sử dụng thích hợp là: nhái con hoặc ốc, cá bằm nhuyễn… Lúc trời mưa vào chập choạng tối, những người câu ếch đã chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ, móc mồi vào lưỡi câu, đi dọc theo các bờ ruộng, ven vườn tìm nơi ếch thường trú ẩn để cắm câu… Sau vài giờ họ trở lại thăm câu, ếch đã dính cần câu trĩu nặng, người cắm câu chỉ cần gỡ bắt con ếch bỏ vào rọ, tiếp tục móc mồi mới, rồi ngồi chờ.
Trong những nghề ăn theo mùa nước nổi thì nghề săn rắn là nguy hiểm nhất. Bởi thợ săn nếu sơ sảy bị rắn độc cắn sẽ chết ngay mà chẳng ai hay biết. Khi nước ngập hết những cánh đồng, rắn tập trung lên những mô đất cao, tán cây nhiều vô số kể. Do đó mấy anh trai làng chỉ cần một cây chĩa, cái ná, súng chĩa,… và một chiếc xuồng là có thể “ra khơi” hành nghề. Vì mưu sinh, người quê tôi bất chấp hiểm nguy để kiếm miếng cơm manh áo trong mùa nước nổi.
Ấy thế nhưng, những năm trời hành cơn lụt, thì mùa nước nổi quê tôi cũng chìm trong nỗi buồn mênh mông như sóng nước Cửu Long vậy.
Tôi nhớ như in lớp tiểu học của chúng tôi đã mất đi một đứa bạn vì bị hụt chân, chết hụt trong mùa nước nổi.
Tôi nhớ như in đứa cháu nhỏ 3 tuổi con của người dì của tôi đã té và chìm trong dòng nước dữ dội kia.
Tôi nhớ bao nhiêu con người quê tôi đã bị nước nhấn chìm, cuốn trôi.
Tôi nhớ bao nhiêu mái nhà quê tôi chìm trong dòng nước vàng ươm phù sa nhưng cũng đầy hung tợn kia.
Tôi nhớ cơn bão số 5 năm 1995 đã cuốn phăng mái nhà của gia đình tôi.
Công tác thủy lợi của quê tôi gần đây đã tốt hơn rất nhiều, nên mùa nước nổi không còn nhiều ám ảnh lụt lội, chết chóc, tan thương như trước nữa, và cũng vì vậy cái phong vị mùa nước nổi về của người quê tôi dường như cũng đã nhạt hơn trước nhiều.
... Sông nước Nam bộ muôn đời vẫn là người mẹ hiền hòa cho cư dân miền sông nước nguồn lợi thủy hải sải, để sinh tồn và phát triển; nhưng đôi lúc bà mẹ thiên nhiên ấy cũng giận dữ và tiêu diệt mọi thứ nếu con người bất tuân quy luật của sông nước.