Mua máy thế nào là còn nguyên vẹn?!

kevin9999

New member
Xu
0
--------------------------------------------------------------------------------

Như thế nào là Brand New, Refurbished và Reconditioned, mua laptop cần biết.

Tại thị trường Việt Nam, người ta thường tập trung chú ý vào yếu tố "chính hãng" của sản phẩm mà không quan tâm đến thiết bị đó có thực sự là sản phẩm mới 100% hay không. Không phải lúc nào khách hàng mua laptop cũng được mang về hàng mới 100% như lời "tư vấn" của các nhân viên bán hàng. Thậm chí, ngay cả các nhân viên kinh doanh của các công ty cũng không hề biết chắc sản phẩm của mình bán có thực sự là hàng mới 100% hay không và có...chính hãng hay không.

Bên cạnh hàng mới 100%, trên thị trường vẫn có hàng xếp loại hai, loại ba của các công ty, tập đoàn bán lẻ ở nước ngoài bán cho các công ty chuyên nhập hàng về Việt Nam và phân phối lại cho các công ty bán lẻ. Nếu nhìn bằng ắt thường, ngay cả chuyên viên kỹ thuật cũng không thể phân biệt được đâu là laptop mới 100%, đâu là hàng loại hai, loại ba. Công ty phân phối giấu nhẹm thông tin, người dùng không biết kiểm tra và cứ ngỡ rằng mình mua được đồ xịn với giá rẻ.

Hầu như các thiết bị điện tử công nghệ thông tin đều có hàng loại hai, một số ít có hàng loại ba. Thị trường laptop trong nước đã xuất hiện khá nhiều hàng loại hai trên các thiết bị số như loa máy tính, máy nghe nhạc MP3/MP4 (nhất là iPod), màn hình LCD, đầu đĩa DVD... Tại các cửa hàng chuyên bán laptop, dạng máy thuộc hàng loại hai, ba thường thấy nhất là sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng.

Cả ba loại hàng trên đều phải thông qua quy trình kiểm tra chặt chẽ theo tiêu chuẩn chất lượng của hãng trước khi được đưa ra thị trường. Tuy nhiên, tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại khác nhau. Sau khi kiểm tra, những laptop hoàn toàn không bị phát hiện lỗi nào sẽ được đóng hộp, xuất xưởng ngay. Đó là hàng Brand New.

Được xếp vào nhóm hàng Refurbished và Reconditioned gồm những sản phẩm không đáp ứng tuyệt đối các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của nhà sản xuất, nhưng vẫn nằm trong biên độ lỗi cho phép xuất xưởng. Cũng có thể là hàng bị lỗi do quá trình vận chuyển từ nhà sản xuất đến cửa hàng bán lẻ, hàng mới thuộc dạng Brand New nhưng trong thời gian bảo hành và bị người mua trả lại. Ở nước ngoài, hàng Brand New, Refurbished và Reconditioned được bày bán kèm theo thông tin rõ ràng và giá bán khác nhau.

[
IMG]https://i243.photobucket.com/albums/ff274/myvietlaptops/danmay.jpg[/IMG]
Hàng Refurbished, Brand New và Reconitioned được bày bán chung với nhau​

Các nhà sản xuất bán ra loại hàng Refurbished thường chấp nhận thời hạn bảo hành cho người dùng là 90 ngày, với hàng Reconditioned là 30 ngày.Thời gian cam kết bảo hành các loại hàng cho công ty bán lẻ tùy theo thỏa thuận với các nhà nhập khẩu, phân phối. Về giá cả, đối với hàng Refurbished, các công ty bán lẻ có thể được giảm tới 30% và Reconditioned thì tới 50% so với hàng Brand New.

Hàng Refurbished, Reconditioned nhập về Việt Nam, các công ty đều tăng thời gian bảo hành lên một năm (bằng với thời gian bảo hành hàng BrandNew), và giảm giá bán từ 10 - 20 USD so với hàng Brand New. Tuy nhiên, dù được nhà sản xuất hoặc hãng bán hàng nước ngoài cung cấp thông tin về từng loại hàng, nhưng các công ty nhập hàng về Việt Nam che giấu hoặc chỉ công bố thông tin một cách mập mờ. Do đó, người tiêu dùng không thể biết thông tin chính xác về sản phẩm mình chọn mua. Nói cách khác, nhiều người mua sản phẩm Refurbished (hoặc Reconditioned) nhưng cứ tưởng mình mua được hàng chính hãng mới toanh, với giá ưu đãi.

fullbox.jpg

Hàng Brand New with Sealed​


Thông tin về sản phẩm tới người tiêu dùng trong nước chưa trọn vẹn. Vậy chất lượng hai loại hàng trên thực sự thế nào? Câu trả lời cho những khách hàng lỡ mua loại này là còn tùy vào sự may rủi.

Về lý thuyết, chất lượng loại hàng Refurbished và Reconditioned không đáng tin cậy bằng hàng Brand New. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chất lượng hai loại hàng đó không tốt.

Thông thường, chất lượng hàng hóa còn phụ thuộc vào tên tuổi, uy tín của nơi bán và thường nguồn hàng sẽ không được đảm bảo như nguồn hàng của hãng sản xuất. Các công ty Việt Nam thường nhập hàng từ các công ty Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia...

Lỗi thường thấy của những loại này là bị điểm chết trên màn hình sau một thời gian ngắn sử dụng, hoặc màn hình hay bị một đường sáng thẳng kéo ngang qua hay bị giựt hình.

Tất cả những lô hàng nhập từ nhà sản xuất đều có thùng đựng máy được niêm phong. Các lô hàng loại hai và loại ba luôn được các hãng ghi rõ bên ngoài thùng các tông: Refurbished hoặc Reconditioned, nhưng khi đến tay người mua thì lại mất ghi chú.

Khi hàng nhập về và đến tay người mua, nhiều thùng hàng niêm phong không còn nguyên vẹn do các khâu kiểm tra hàng và những nguyên nhân khác. Nhưng điều đáng nói là hầu hết những thùng hàng loại hai (hàng Refurbished), loại ba (hàng Reconditioned), đều bị giấu nhẹm, không cho người mua biết. Bao bì sản phẩm được làm lại, đựng trong những chiếc thùng các tông làm tại Việt Nam hoặc thùng của một laptop khác. Tất nhiên, không hề có ghi chú sản phẩm loại hai hay loại ba.

Điều đầu tiên người mua máy có thể tự mình kiểm tra là phải có sự trùng khớp các thông tin trên thân máy và bên ngoài thùng các tông, như (Part Number, Service Tag), cấu hình máy... Nếu có sự khác biệt, nghĩa là chiếc thùng đó không phải của máy bên trong. Trong trường hợp này, người mua nên từ chối nhận hàng hoặc yêu cầu người bán giao thùng hàng có thông tin trùng với laptop.

Nếu chưa thực sự an tâm, người mua có thể kiểm chứng số (PartNumber, Service Tag) của máy trên website của nhà sản xuất laptop để biết thông tin về loại hàng. Mỗi chiếc laptop có một Part Number, Service Tag riêng, không trùng lắp với sản phẩm nào.

Link Check Waranty của HP : https://www13.itrc.hp.c om/service/ewa...184+283 53475
Theo giới chuyên môn, một số hãng có quy ước riêng trong cách đánh số để nhận biết hàng loại hai, loại ba. Như Toshiba, họ thường thêm vào cuối dãy số Part Number (được ghi phía dưới máy tính) chữ B cho biết đó là hàng loại hai và chữ Z nếu là hàng loại ba.

Ví dụ, sản phẩm hoàn thiện 100% (loại một) có Part Number là PSAFOU_01P009
parttoshiba.jpg

sealtoshiba.jpg

SEAL của máy TOSHIBA​

Nếu là hàng loại hai sẽ có Part Number là PSAFOU_01P009B; hàng loại ba sẽ là PSAFOU_01P009Z. Tuy nhiên, cách đánh Part Number của laptop Toshiba không đồng nhất cho tất cả các model.Từng model của Toshiba có cách ghi Part Number khác nhau để phân loại hàng. Một số dòng thường thấy có hàng loại hai của hãng này là Satellite, Satellite Pro, Tecra.

Nhà sản xuất laptop HP quản lý hàng loại hai và loại ba bằng PartNumber theo quy ước thống nhất cho tất cả các model. Khác với Toshiba, dãy số và chữ của Part Number sẽ có chữ R phía trước dấy # nếu đó là hàng loại hai.

Ví dụ, sản phẩm loại một của HP có Part Number là GS797UA#ABA

parthp.jpg


sealhp.jpg

HP FULL BOX​

thì hàng loại hai của hãng này sẽ là RK573AAR#ABA.
Nếu là hàng bung thùng
openboxhp-1.jpg


opensealhp.jpg


SEAL bảo vệ của HP bên trong cũng không còn..
Hãng Lenovo thì thêm ba chữ cái REF ở sau cùng để phân biệt đó là hàngloại hai. Ví dụ, sản phẩm loại một của Lenovo có Part Number là 2887W1F thì hàng loại hai sẽ là 288W1F-REF. Một số dòng Pavilion của HP và Presario của Compaq có nhiều sản phẩm là hàng loại hai.


Riêng Dell không áp dụng cách ghi service tag như trên
servicetag.jpg


Service tag của Dell


Vì thế, người mua chỉ có thể kiểm chứng thông tin trên website của hãng, tại địa chỉ https://supportapj.dell .com/support/t.../details?c=au& . Dòng Inspiron của Dell là một trong những dòng máy có nhiều sản phẩm loại hai.

Không phải tất cả dòng máy của nhà sản xuất đều có hàng loại hai và loại ba, mà chỉ có ở một số model nhất định. Vì vậy, trước khi mua laptop, người dùng nên vào mạng để tìm thông tin về loại mình đang mua xem có hàng loại hai hay không.

Bạn có thể tra cứu thông tin về phân loại sản phẩm xuất xưởng của các hãng Toshiba, Sony, IBM, HP, Lenovo tại địa chỉ : www.shopping.hp .com; www.toshibadire ct.com; www.ibm.com; www.sony.com.

Tuy nhiên, biện pháp vừa nêu chỉ giúp người dùng kiểm tra sản phẩm thuộc loại hàng nào khi được nhà sản xuất đưa ra thị trường. Đối với trường hợp các thiết bị bị lỗi, hoặc đã qua sử dụng, được các công ty bán lẻ ở Việt Nam (thậm chí cả từ nước ngoài) tân trang, đóng thùng niêm phong rồi tung ra thị trường, cố ý lừa bịp khách hàng thì những biện pháp trên là vô hiệu.

- Thêm một điều đáng lưu ý. Người tiêu dùng ở Việt nam bị "qua mặt" bởi hai chữ CHÍNH HÃNG mà một số cty lớn áp đặt. Những hàng nhập khẩu thông qua FPT thì được gọi là hàng CHÍNH HÃNG. Những dòng hàng này được đặt hàng trực tiếp từ China, không có WINDOWS bản quyền (Free DOS), không thấy bất cứ cơ quan nào đứng ra kiểm định chất lượng, không được bảo hành toàn cầu...

winlicense.jpg




Tem chứng nhận WINDOWS Bản quyền.​
- Vấn đề cam kết bảo hành cũng là một trong những điều đáng lưu ý. Bảo hành toàn bộ máy hay "Bảo hành theo quy định của công ty". Cái này cũng có khách hàng dở cười dở khóc với những QUY ĐỊNH . Dưới đây là một số "bài" mà một số cửa hàng thường dùng để tránh phải bảo hành:

+ Khi bạn thay đổi cấu hình máy : Ram, ổ cứng, DVD (CD)... lý do: Vì bạn tự thay (nâng cấp) nên ảnh hưởng đến sự ĐỒNG BỘ của máy ---> máy hư -> không bảo hành.

+ Rách TEM (Tem bột mì) - Cái này thì khi mua về, nên lấy băng keo dán lại.

+ Lỗi sọc màn hình : Không bảo hành.

+ Và một điều khá phổ biến nhưng ít ai lưu tâm: Đó là việc Nhân Viên bán hàng tự ý mua hàng ở một cty khác. Rồi lấy TEM của cty mình dán vào. rồi bán cho khách hàng. Khi khách hàng quay lại bảo hành thì chắc chắn sẽ không được bảo hành vì trong danh sách nhập hàng không có dòng máy đó.

Do đó, bạn phải thỏa thuận với nơi bán hàng về các điều kiện bảo hành. Chắc chắn bạn sẽ gặp phải sự khó chịu từ người bán hàng nhưng được lợi về sau. Đừng nghe những lời nói có cánh của nhân viên bán hàng. Bạn hãy nhìn vào quy định bảo hành của Công ty.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top