Người ta không nghĩ nhiều về những chiếc lá, cho tới khi mùa thu trở về. Thiên nhiên trong thoáng chốc đã thay tấm áo màu xanh bao la để khoác lên mình xiêm y sặc sỡ.
Tất nhiên, có nhiều hình khối và họa tiết trong không gian xanh bao quanh chúng ta suốt mùa hè ấy, nhưng sau khi màu xanh đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân, chúng ta nhanh chóng quen với tấm phông nền xanh của lá cây và dồn sự tập trung vào cái gì đó khác. Hoa nở và trái chín dường như là tất cả những gì chúng ta quan tâm dù những yếu tố ấy nhỏ bé đến đâu so với toàn bộ cái cây đầy lá. Chúng ta thường chỉ coi lá là cái nền để tôn vinh những phần hấp dẫn hơn của cây cối.
Những sắc màu của lá mùa thu.
Nhưng khi ngày ngắn lại và mát hơn, lá bắt đầu có ích, mặc dù đến lúc chết chúng mới khiến chúng ta chú ý. Khi sắc vàng, đỏ, nâu của mùa thu loang ra, chúng ta mới nhận thấy đám cây cối từng nhập thành màu xanh của mùa hè hóa ra thật phong phú. Nơi nào có nhiều loài cây cùng mọc thì nơi đó, cái màn xanh sẽ biến thành bức tranh ghép đủ sắc màu. Cây cối thường mang màu sắc “không đụng hàng” với hàng xóm của chúng nên ngay cả khi chỉ có một loài cây duy nhất được trồng thì cây này cũng vẫn khác với cây kia. Chỉ vài tuần ngắn ngủi trước khi mùa đông phủ tấm áo choàng trắng, Mẹ thiên nhiên rũ bỏ màu xanh "lỗi mốt", thổi không khí thời trang vào trong gió và ào tới mang theo một mùa bùng nổ màu sắc.
... là những bảng màu hoàn hảo nhất. Bạn hỏi từ đâu mà mùa thu huy hoàng đến vậy? Những sắc vàng, hoàng kim, đỏ và nâu ấy từ đâu tới? Câu trả lời đầy đủ cho những câu hỏi này liên quan tới vài vấn đề khoa học phức tạp, với đủ thứ sinh hóa và sinh lý thực vật. Tôi không định tìm hiểu toàn bộ chuỗi xử lý phức tạp ấy, nhưng tôi nghĩ tôi đã biết về nó vừa đủ để giúp bạn cùng hiểu. Nhưng, có lẽ bạn đang vội và muốn nghe vắn tắt, thế thì nó như sau:
Khi lá cây bắt đầu chết vào mùa thu, chất diệp lục bị phân rã nhanh chóng trong khi các sắc tố vàng phân rã chậm hơn còn sắc tố đó lại được tạo thêm vì nó là phụ phẩm của quá trình lá chết. Màu xanh mờ dần để màu vàng, đỏ và nâu (từ chất ta-nanh và một số chất khác) hiện lên. Màu sắc phụ thuộc vào loài cây và môi trường.
Tất nhiên, có nhiều hình khối và họa tiết trong không gian xanh bao quanh chúng ta suốt mùa hè ấy, nhưng sau khi màu xanh đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân, chúng ta nhanh chóng quen với tấm phông nền xanh của lá cây và dồn sự tập trung vào cái gì đó khác. Hoa nở và trái chín dường như là tất cả những gì chúng ta quan tâm dù những yếu tố ấy nhỏ bé đến đâu so với toàn bộ cái cây đầy lá. Chúng ta thường chỉ coi lá là cái nền để tôn vinh những phần hấp dẫn hơn của cây cối.
Những sắc màu của lá mùa thu.
Nhưng khi ngày ngắn lại và mát hơn, lá bắt đầu có ích, mặc dù đến lúc chết chúng mới khiến chúng ta chú ý. Khi sắc vàng, đỏ, nâu của mùa thu loang ra, chúng ta mới nhận thấy đám cây cối từng nhập thành màu xanh của mùa hè hóa ra thật phong phú. Nơi nào có nhiều loài cây cùng mọc thì nơi đó, cái màn xanh sẽ biến thành bức tranh ghép đủ sắc màu. Cây cối thường mang màu sắc “không đụng hàng” với hàng xóm của chúng nên ngay cả khi chỉ có một loài cây duy nhất được trồng thì cây này cũng vẫn khác với cây kia. Chỉ vài tuần ngắn ngủi trước khi mùa đông phủ tấm áo choàng trắng, Mẹ thiên nhiên rũ bỏ màu xanh "lỗi mốt", thổi không khí thời trang vào trong gió và ào tới mang theo một mùa bùng nổ màu sắc.
... là những bảng màu hoàn hảo nhất. Bạn hỏi từ đâu mà mùa thu huy hoàng đến vậy? Những sắc vàng, hoàng kim, đỏ và nâu ấy từ đâu tới? Câu trả lời đầy đủ cho những câu hỏi này liên quan tới vài vấn đề khoa học phức tạp, với đủ thứ sinh hóa và sinh lý thực vật. Tôi không định tìm hiểu toàn bộ chuỗi xử lý phức tạp ấy, nhưng tôi nghĩ tôi đã biết về nó vừa đủ để giúp bạn cùng hiểu. Nhưng, có lẽ bạn đang vội và muốn nghe vắn tắt, thế thì nó như sau:
"Sự tích" sắc thu:
Khi lá cây bắt đầu chết vào mùa thu, chất diệp lục bị phân rã nhanh chóng trong khi các sắc tố vàng phân rã chậm hơn còn sắc tố đó lại được tạo thêm vì nó là phụ phẩm của quá trình lá chết. Màu xanh mờ dần để màu vàng, đỏ và nâu (từ chất ta-nanh và một số chất khác) hiện lên. Màu sắc phụ thuộc vào loài cây và môi trường.
- Theo VNN