Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
THỂ THAO & GIẢI TRÍ
Thể Thao 24/7
MU – Thời “chơi đẹp” nay còn đâu?
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="b0y10van" data-source="post: 12683" data-attributes="member: 2747"><p>MU là đội bóng đại diện cho lối chơi tấn công đẹp mắt và cống hiến những trận cầu mãn nhãn cho người hâm mộ. Không những thế, Quỷ đỏ còn được biết tới như một đội bóng chơi khá fair-play trước các đối thủ. Nhưng hiện tại, điều đó dường như đã mai một theo thời gian, thay vào đó là một “con Quỷ” đầy bạo lực…</p><p>Vì sao nên nỗi?</p><p></p><p>Chiếc thẻ đỏ trực tiếp cho hậu vệ Gary Neville trong trận gặp Barnsley tại vòng 4 Carling Cup là lần thứ 2 liên tiếp MU phải nhận ở đấu trường không mấy quan trọng này (trước đó Fabio Da Silva cũng bị truất quyền thi đấu ở trận gặp Wolverhampton ở vòng 3). Còn tại Premier League, MU cũng được các trọng tài “tặng” cho 2 chiếc thẻ đỏ của Paul Scholes (trận gặp Tottenham) và Nemenja Vidic (trận gặp Liverpool). Có lẽ chỉ còn đấu trường Champions League là MU chưa “nếm mùi” thiếu người (MU chưa tham gia cúp FA). Cũng may mắn là trong 4 trận mất người đó, MU giành chiến thắng tới 3 trận và chỉ thua duy nhất trận gặp Liverpool.</p><p>Số thẻ vàng tại Premier League sau 10 vòng đấu của MU là 17 chiếc và ở Champions League là 3 chiếc/3 trận. Và 2 gương mặt đóng góp nhiều chiếc thẻ vàng nhất cũng là những cái tên đã dính những chiếc thẻ đỏ, Scholes (4 thẻ sau 7 lần ra sân ở Premier League) và Vidic (3 thẻ sau 7 lần ra sân ở Premier League và 2 thẻ sau 3 lần ra sân ở Champions League). Đó là một con số đáng báo động với Quỷ đỏ về phong cách chơi bóng trên sân, nhất là hoàn cảnh MU đang bị giới trọng tài nước Anh (và có thể lan sang cả những trận đấu ở Châu Âu) “soi mói” vì những phản ứng gay gắt của HLV Alex Fegurson trong thời gian qua.</p><p></p><p>MU đá “rát” là điều khá bình thường bởi trong quá khứ, hàng tiền vệ với thủ lĩnh là Roy Keane được mệnh danh là “vua đá rắn” ở khu vực trung tuyến và không ít lần phải nhận thẻ phạt và treo giò. Những hậu vệ như Vidic hay Neville nhận thẻ là chuyện bình thường trong việc phòng ngự nhưng một cầu thủ vốn có lối chơi khá hiền hòa như Paul Scholes trước đây lại thường xuyên có những pha vào bóng ác ý với đối phương là điều rất nên xem xét. Bởi điều đó có thể trực tiếp ảnh hưởng tới quân số và sơ đồ tấn công của toàn đội. Scholes có số lần ra sân chỉ sau Ryan Giggs và Michael Carrick ở Premier League (8 trận) nhưng anh chính là cầu thủ đá rắn nhất của MU và mỗi lần tiền vệ số 18 “ra chân” là cảm giác lo sợ lại đến với CĐV Quỷ đỏ.</p><p></p><p>Điều này cũng có thể hiểu được bởi Scholes đã gần 35 tuổi, sự nhanh nhẹn và chính xác không còn như trước và trong các trận cầu tốc độ khó có thể theo kịp đối phương. Do đó việc phạm lỗi rất dễ xảy ra, một mặt sẽ hạn chế nguy hiểm cho khung thành đội nhà từ xa nhưng mặt khác lại tạo nguy hiểm từ những cú sút phạt của đối phương hay những biện pháp trừng phạt của các trọng tài. Sir Alex có lẽ hiểu hết được tầm nguy hiểm của những pha “đốn củi” nhưng có thể đó là một giải pháp bất đắc dĩ để ngăn chặn đối phương nếu muốn chiến thắng.</p><p></p><p>Hết rồi thời “chơi đẹp”? </p><p></p><p>Mùa giải 1998/1999 khi MU giành cú ăn 3 vĩ đại trong lịch sử, đội hình được mệnh danh là “trong mơ” đó luôn thể hiện lối chơi quyến rũ nhưng cũng không kém phần fair-play. Nhưng đó là chuyện ở ngày xưa bởi khi đó MU sở hữu một đội hình trứ danh với những cá nhân xuất sắc trong một tập thể đồng đều. Còn hiện tại, theo dòng chảy của bóng đá, MU đang thay đổi từng ngày cho phù hợp với những sự chuyển mình của những đối thủ muốn nhăm nhe phá vỡ sự thống trị của mình bằng lối chơi chắc chắn và không kém phần thực dụng. Không chỉ có nhiều trận thắng sát nút hơn mà tần suất những pha “chặt chém” sẽ cao hơn rất nhiều</p><p>Để có chiến thắng đôi khi phải hi sinh đi một hình ảnh đội bóng chơi đẹp mắt và ít có va chạm. Sir Alex là vị HLV số 1 của nước Anh (và cũng có thể là của thế giới) không đơn thuần bởi vì ông giành tới 11 chức vô địch Ngoại hạng hay 2 Champions League, mà bởi trong hơn 20 năm dẫn dắt MU, ông luôn mang lại cho đội bóng bộ mặt phù hợp với những nhân tố có trong tay cũng như hoàn cảnh ở mỗi mùa bóng. Từng ấy thời gian là rất nhiều những thay đổi nhân sự cũng như lối chơi và kể cả MU có đá fair-play hay không thì kết quả thu được vẫn là những danh hiệu. Đó có lẽ là lời lý giải thuyết phục nhất cho một MU “xù xì” trong lối chơi và phong cách thi đấu.</p><p></p><p>Ai đó ưa hoài niệm có thể nghĩ MU đã chống lại bóng đá đẹp hay tự phá bỏ đi hình ảnh đẹp đẽ thường thấy. Nhưng không có gì là mãi mãi, luôn cần có sự thay đổi và thích nghi với những gì đang thay đổi. Và Sir Alex cũng vậy, ông không như Arsene Wenger của Arsenal luôn chỉ hướng tới những cái hoàn mỹ trong bóng đá tấn công đẹp mắt (dù rằng Pháo thủ vẫn chưa đạt được những danh hiệu mong muốn cũng như nhiều khi cũng là đội đá rất thô bạo). Ông già gân là con người của tham vọng và chiến đấu không ngừng nghỉ, nếu MU có “xấu xí” ở thời điểm nào đó để vươn tới những đỉnh cao, thì có thể sẽ chẳng mấy ai chỉ trích một “con Quỷ” như vậy. Chiến thắng đôi khi phải bằng mọi giá!</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="b0y10van, post: 12683, member: 2747"] MU là đội bóng đại diện cho lối chơi tấn công đẹp mắt và cống hiến những trận cầu mãn nhãn cho người hâm mộ. Không những thế, Quỷ đỏ còn được biết tới như một đội bóng chơi khá fair-play trước các đối thủ. Nhưng hiện tại, điều đó dường như đã mai một theo thời gian, thay vào đó là một “con Quỷ” đầy bạo lực… Vì sao nên nỗi? Chiếc thẻ đỏ trực tiếp cho hậu vệ Gary Neville trong trận gặp Barnsley tại vòng 4 Carling Cup là lần thứ 2 liên tiếp MU phải nhận ở đấu trường không mấy quan trọng này (trước đó Fabio Da Silva cũng bị truất quyền thi đấu ở trận gặp Wolverhampton ở vòng 3). Còn tại Premier League, MU cũng được các trọng tài “tặng” cho 2 chiếc thẻ đỏ của Paul Scholes (trận gặp Tottenham) và Nemenja Vidic (trận gặp Liverpool). Có lẽ chỉ còn đấu trường Champions League là MU chưa “nếm mùi” thiếu người (MU chưa tham gia cúp FA). Cũng may mắn là trong 4 trận mất người đó, MU giành chiến thắng tới 3 trận và chỉ thua duy nhất trận gặp Liverpool. Số thẻ vàng tại Premier League sau 10 vòng đấu của MU là 17 chiếc và ở Champions League là 3 chiếc/3 trận. Và 2 gương mặt đóng góp nhiều chiếc thẻ vàng nhất cũng là những cái tên đã dính những chiếc thẻ đỏ, Scholes (4 thẻ sau 7 lần ra sân ở Premier League) và Vidic (3 thẻ sau 7 lần ra sân ở Premier League và 2 thẻ sau 3 lần ra sân ở Champions League). Đó là một con số đáng báo động với Quỷ đỏ về phong cách chơi bóng trên sân, nhất là hoàn cảnh MU đang bị giới trọng tài nước Anh (và có thể lan sang cả những trận đấu ở Châu Âu) “soi mói” vì những phản ứng gay gắt của HLV Alex Fegurson trong thời gian qua. MU đá “rát” là điều khá bình thường bởi trong quá khứ, hàng tiền vệ với thủ lĩnh là Roy Keane được mệnh danh là “vua đá rắn” ở khu vực trung tuyến và không ít lần phải nhận thẻ phạt và treo giò. Những hậu vệ như Vidic hay Neville nhận thẻ là chuyện bình thường trong việc phòng ngự nhưng một cầu thủ vốn có lối chơi khá hiền hòa như Paul Scholes trước đây lại thường xuyên có những pha vào bóng ác ý với đối phương là điều rất nên xem xét. Bởi điều đó có thể trực tiếp ảnh hưởng tới quân số và sơ đồ tấn công của toàn đội. Scholes có số lần ra sân chỉ sau Ryan Giggs và Michael Carrick ở Premier League (8 trận) nhưng anh chính là cầu thủ đá rắn nhất của MU và mỗi lần tiền vệ số 18 “ra chân” là cảm giác lo sợ lại đến với CĐV Quỷ đỏ. Điều này cũng có thể hiểu được bởi Scholes đã gần 35 tuổi, sự nhanh nhẹn và chính xác không còn như trước và trong các trận cầu tốc độ khó có thể theo kịp đối phương. Do đó việc phạm lỗi rất dễ xảy ra, một mặt sẽ hạn chế nguy hiểm cho khung thành đội nhà từ xa nhưng mặt khác lại tạo nguy hiểm từ những cú sút phạt của đối phương hay những biện pháp trừng phạt của các trọng tài. Sir Alex có lẽ hiểu hết được tầm nguy hiểm của những pha “đốn củi” nhưng có thể đó là một giải pháp bất đắc dĩ để ngăn chặn đối phương nếu muốn chiến thắng. Hết rồi thời “chơi đẹp”? Mùa giải 1998/1999 khi MU giành cú ăn 3 vĩ đại trong lịch sử, đội hình được mệnh danh là “trong mơ” đó luôn thể hiện lối chơi quyến rũ nhưng cũng không kém phần fair-play. Nhưng đó là chuyện ở ngày xưa bởi khi đó MU sở hữu một đội hình trứ danh với những cá nhân xuất sắc trong một tập thể đồng đều. Còn hiện tại, theo dòng chảy của bóng đá, MU đang thay đổi từng ngày cho phù hợp với những sự chuyển mình của những đối thủ muốn nhăm nhe phá vỡ sự thống trị của mình bằng lối chơi chắc chắn và không kém phần thực dụng. Không chỉ có nhiều trận thắng sát nút hơn mà tần suất những pha “chặt chém” sẽ cao hơn rất nhiều Để có chiến thắng đôi khi phải hi sinh đi một hình ảnh đội bóng chơi đẹp mắt và ít có va chạm. Sir Alex là vị HLV số 1 của nước Anh (và cũng có thể là của thế giới) không đơn thuần bởi vì ông giành tới 11 chức vô địch Ngoại hạng hay 2 Champions League, mà bởi trong hơn 20 năm dẫn dắt MU, ông luôn mang lại cho đội bóng bộ mặt phù hợp với những nhân tố có trong tay cũng như hoàn cảnh ở mỗi mùa bóng. Từng ấy thời gian là rất nhiều những thay đổi nhân sự cũng như lối chơi và kể cả MU có đá fair-play hay không thì kết quả thu được vẫn là những danh hiệu. Đó có lẽ là lời lý giải thuyết phục nhất cho một MU “xù xì” trong lối chơi và phong cách thi đấu. Ai đó ưa hoài niệm có thể nghĩ MU đã chống lại bóng đá đẹp hay tự phá bỏ đi hình ảnh đẹp đẽ thường thấy. Nhưng không có gì là mãi mãi, luôn cần có sự thay đổi và thích nghi với những gì đang thay đổi. Và Sir Alex cũng vậy, ông không như Arsene Wenger của Arsenal luôn chỉ hướng tới những cái hoàn mỹ trong bóng đá tấn công đẹp mắt (dù rằng Pháo thủ vẫn chưa đạt được những danh hiệu mong muốn cũng như nhiều khi cũng là đội đá rất thô bạo). Ông già gân là con người của tham vọng và chiến đấu không ngừng nghỉ, nếu MU có “xấu xí” ở thời điểm nào đó để vươn tới những đỉnh cao, thì có thể sẽ chẳng mấy ai chỉ trích một “con Quỷ” như vậy. Chiến thắng đôi khi phải bằng mọi giá! [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
THỂ THAO & GIẢI TRÍ
Thể Thao 24/7
MU – Thời “chơi đẹp” nay còn đâu?
Top