Một Thông tư hạn chế quyền khiếu nại,tố cáo của công dân

trucdiepthanh

New member
Xu
0
Vì sao hạn chế quyền khiếu nại,tố cáo của công dân?

Q
uyền khiếu nại,tố cáo của công dân đã được Hiến pháp và luật pháp Nhà nước ta tôn trọng:

Điều 74
Hiến pháp quy định:”Công dân có quyền khiếu nại,quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước…”

Điều 1
Luật Khiếu nại,tố cáo quy định:”Công dân,cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính,hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước,của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định,hành vi đó là trái pháp luật,xâm phạm quyền,lợi ích hợp pháp của mình”. Điều 32 quy định:”Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý để giải quyết:1/Quyêt định hành chính,hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền,lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;2/Người khiếu nại không có năng lực hành vi đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp,trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;3/Người đại diện không hợp pháp;4/Thời hiệu khiếu nại,thời hạn khiếu nại tiếp đã hết;5/việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;6/Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án,quyết định của Tòa án”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng dạy cán bộ làm công tác Thanh tra:”Đồng bào có oan ức mới khiếu nại,hoặc vì chưa hiểu rõ chính sách của Đảng mà khiếu nại,Ta phải giải quyết nhanh,tốt thì đồng bào thấy rõ Đảng và Chính phủ quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ,do đó mối quan hệ giữa Nhân dân với Đảng và Chính phủ càng được củng cố tốt hơn”. Người còn căn dặn:”Thanh tra là tai mắt của trên,là người bạn của dưới”(Huấn thị của Hồ chủ tịch về công tác Thanh tra).

Tù những điều cơ bản về Hiến pháp,Luật pháp và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền khiếu nại,tố cáo của công dân về công tác Thanh tra và cán bộ Thanh tra như trên đối chiếu với việc Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 04/2010/TT-TTCP ngày 26/8/2010 trong đó Điều 8 quy định:”Đơn khiếu nại có họ tên,chữ ký của nhiều người thì…chuyễn trả đơn và hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại riêng từng người…”.Thông tư cũng nêu rõ nội dung quy định như trên là “căn cứ điều 6 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ”.Bất cứ ai am hiểu luật pháp cũng có thể đặt câu hỏi: Hiến pháp và Luật Khiếu nại tố cáo không cấm ngừoi dân khiếu nại,tố cáo cùng ký tên nhiều người thì vì sao Thủ tướng Chính phủ,Thanh tra Chính phủ lại ban hành Nghị định,Thông tư không công nhận, đơn thư khiếu nại tố cáo,kiến nghị ,phản ảnh có nhiều người cùng ký tên? Như vậy Luật quy định một đàng,cơ quan hành pháp làm quàng một nẻo!Cuối cùng chỉ có người dân là chịu thiệt.Trên thực tế có không ít quyết định hành chính xâm hại đến lợi ích của hàng trăm,thậm chí hàng nghìn người.Buộc người dân phải từng người tự viết đơn,nghiêm cầm ký đơn tập thể thực sự là hành vi ngăn cản,hạn chế quyền khiếu nại,tố cáo của người dân gây không ít phiền phức,tốn kém không đáng có cho dân và cả cho người và cơ quan giải quyết khiếu nại,tố cáo.”Đồng bào có oan ức mới khiếu nại” nỗi oan trong dân ngày càng gia tăng đặc biệt trong lĩnh vực đền bù thu hồi đất dai,giải phóng mặt bằng với tình trạng thiếu dân chủ,công khai,minh bạch có biểu hiện vụ lợi,tham nhũng của chính quyền các cấp.Trong thực trạng tình hình oan sai của người dân như trên,Thông tư 04/2010/TT-TTCP ngày 26/8/2010 không những không có tác dụng giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại tố cáo mà còn làm cho tình hình đã xấu càng thêm xấu.Hình ảnh của một cơ quan được Bác Hồ tặng danh hiệu “Tai mắt của trên,bạn của dưới” càng thêm nhạt nhòa!Mong rằng Thủ tướng CP,Thanh tra CP xem xét sửa các quy đình không phù hợp với Hiến Pháp,Luật pháp về quyền khiếu nại,tố cáo của công dân như trên.

Trúc Diệp Thanh
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top