4.Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta
Hiện nay đất nông nghiệp ở nước ta được sử dụng theo 4 loại:
-Đất trồng cây hằng năm:
+Các cây lương thực – thực phẩm như lúa, ngô, khoai, sắn, rau…
+Các cây công nghiệp như lạc, đậu tương, thuốc lá, mía…
-Đất trồng cây lâu năm:
+Cây CN như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè…
+Cây ăn quả
+Cây dược liệu
-Đất trồng cỏ chăn nuôi:
+Đất có cỏ tự nhiên hoặc nuôi đất trồng cỏ để phục vụ cho ngành chăn nuôi.
-Đất có diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy hải sản
+Đó là diện tích nước mặn, nước lợ… để nuôi trông thủy hải sản.
+Các loại đất trên có đặc điểm, quy mô, tính chất khác nhauvaf mức sử dụng khác nhau giữa vùng đồng bằng và trung du miền núi.
a.Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng đồng bằng
-Đất ở các ĐB được sử dụng với các mục đích chính là trồng các loại cây LT – TP (90%) còn lại là mục đích khác.
*Đồng bằng Sông Hồng
-Hiện trạng:
+Diện tích khoảng 1,3 triệu ha trong đó đất NN khoảng 70 vạn ha (chiếm 56%), chủ yếu là đất phù sa ngọt được bồi và không được bồi hằng năm. Đất rất tốt.
+ĐBSH hiện nay còn 2 vạn ha đất chưa được khai thác cho mục đích NN, trong đó có 1 vạn ha là mặt nước mặn, lợ có thể sử dụng nuôi trồng thủy, hải sản.
+Đất trong vùng hiện nay vẫn còn có thể mở rộng bằng quai đê lấn biển (vì hằng năm đất ven biển thường lấn ra biển hàng trăm mét do phù sa bồi đắp).
+Do lịch sử khai thác lâu đời, dân số đông nên hiện nay đất bình quân trên đầu người thấp nhất 0,05 ha, khả năng mở rộng diện tích rất thấp.
+ĐBSH có trình độ canh tác rất cao, biển hiện ở quá trình thâm canh, xen canh gối vụ, với 2 vụ lúa chính, một vụ màu, một vụ đông dẫn đến hệ số sử dụng đất trong vùng rất cao, có thể đạt tới trên 3 vụ.
-Phương hướng
+Để sử dụng hợp lý đất nông nghiệp ở ĐBSH cần phải tiếp tục nâng cao trình độ thâm canh, xen canh tăng vụ để tăng sản lượng LT – TP, cần phải nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng cho phù hợp hơn nữa, đẩy mạnh phát triển thủy lợi. TRong dử dụng đất NN cần phải bảo vệ và tiết kiệm đất, hạn chế việc chuyển từ đất canh tác sang đất thổ cư chuyên dùng (nếu chuyển cần phải theo quy hoạch của Nhà nước). Trong sử dụng đất cần kết hợp cải tạo, bảo vệ môi trường đất và nước, không được quá lạm dụng vào sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, cần tăng trưởng phân bón hữu cơ cho đất, cần tiếp tục đầu tư cải tạo diện tích đất còn chưa sử dụng, đặc biệt là diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy hải sản.
*Đồng bằng Sông Cửu Long
-Hiện trạng
+Diện tích rộng 4 triệu ha (gấp gần 3 lần ĐBSH ), trong đó đất nông nghiệp là 2,65 triệu ha, gồm đất phù sa ngọt bên sông Tiền, sông hậu rất phì nhiêu, màu mỡ thuận lợi cho sản xuất LT – TP, còn lại là đất nhiễm phèn, nhiễm mặn…đặc biệt là diện tích đất nhiễm phèn rất lớn (1,5 triệu ha)
+ĐBSCL do mới được khai thác (300 năm), nên hiện nay vẫn còn 67 vạn ha đất hoang hóa, trong đó có 35 vạn ha mặt nước nhiễm mặn, lợ để nuôi trồng thủy hải sản, trong đó có 10 vạn ha đất có thể nuôi tôm xuất khẩu, ĐBSCL có 30 vạn ha đất lâm nghiệp, 33 vạn ha đất sử dụng mục đích khác.
+Do đất rộng người thưa với trình độ thâm canh chưa cao là quảng canh nên đất NN trong vùng chủ yếu cấy lúa 1 vụ (khoảng 1,5 triệu ha), lúa 2 vụ rất ít (0,6 triệu ha), lúa 3 vụ ít hơn (2 vạn ha), vì thế hệ số sử dụng đất trong vùng rất thấp khoảng 1,35.
+Đất NN ĐBSCL ngoài cấy là chính ngày nay đã đẩy mạnh các loại cây ngắn ngày điển hình là lạc, mía, đay, cói, dâu tằm và nhiều loại cây ăn quả khác…
+Bình quân đất NN trên đầu người gấp 3 lần ĐBSH, năm 1998 khoảng 0,18 ha trên đầu người, nhưng vùng này vẫn còn nhiều khả năng mở rộng diện tích không phải bằng quai đê lấn biển mà bằng khai hoang kết hợp với cải tạo đất.
-Phương hướng
+Để sử dụng hợp lý đất NN ở ĐBSCLcần thiết phải tiến hành đầu tư nâng cao trình độ thâm canh, xen canh tăng vụ để tăng năng suất và sản lượng NN.
+Cần phải đầu tư để cải tạo đất mặn, đất phèn, trong đó cải tạo đất mặn ven biển để nuôi trồng thủy hải sản, cải tạo đất phèn ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Cần Thơ để mở rộng thêm diện tích đất trồng trọt.
+Phải nghiên cứu và sử dụng hợp lý diện tích mặt nước mặn, lợ đặc biệt là 10 vạn ha mặt nước lợ để nuôi tôm xuất khẩu.
+Cần phải nghiên cứu để phát triển thủy lợi với mục đích lấy nước ngọt đẻ tưới lúa, cải tạo đất phèn vào mùa khô, hạn chế lũ lụt vào mùa mưa.
+Việc sử dụng đất NN ở đồng bằng SCL phải gắn với vấn đề then chốt là thủy lợi, với vấn đề bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển để giữ cân bằng sinh thái Duyên hải miền Trung. Việc sử dụng đất ở ĐBSCL cũng phải gắn với vấn đề hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn có gắn với các hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn với các xí nghiệp, công nghiệp chế biến.
*Duyên hải miền Trung:
-Hiện trạng
+DHMT là những dải đất nhỏ, hẹp nằm sát ven biển từ Thanh Hóa tới Bình Thuận gồm nhiều đồng bằng nhỏ hẹp là đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh, đồng bằng Bình – Trị - Thiên, Nam – Ngãi – Định…với tổng diện tích đất NN của vùng khoảng 1,5 triệu ha.
+DHMT có địa hình nghiêng từ Tây sang Đông với độ dốc lớn nên đất đai dễ bị xói mòn rửa trôi, bạc mầu. Nhưng DHMT có dải phù sa ngọt ven sông Mã, Cả, Trà Khúc… rất tốt để trồng cây LT – TP, các cây công nghiệp ngắn ngày. Bờ biển có khoảng 160.000 ha đầm phá, cửa sông bãi triều, nổi tiếng như Phá Tam Giang rất tốt đẻ nuôi trồng thủy hải sản, nơi tiếp giáp giữa đồng bằng và miền núi có vùng gò đồi thấp rất nhiều đồng cỏ tự nhiên để chăn nuôi trâu, bò…
+ Nhờ bản chất cần cù năng động của người dân miền trung nên đất NN trong vùng được sủ dụng khá triệt để để sản xuất LT – TP ở những vùng có khả năng chủ động tưới tiêu. Đất phù sa cát được sử dụng để trồng hoa màu như ngô, khoai, sắn, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, vừng…
-Phương hướng
+Để sử dụng đất nông nghiệp ở DHMT thì, trước hết, đối với Bắc Trung Bộ phải trồng rừng ở dọc biên giới Trường Sơn để chắn gió Lào, trồng rừng ven biển để chống cát bay, cát lấn và cồn cát di động, đối với Nam Trung Bộ phải nghiên cứu thủy lợi để tưới nước cho những vùng khô hạn và tiêu nước cho những vùng ngập lụt, đồng thời phải đầu tư vốn để nghiên cứu xác lập cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng để hạn chế ảnh hưởng của thiên tai.
b.Hiện trạng sử dụng đất ở Trung du và miền núi
Trung du miền núi nước ta có diện tích tự nhiên rộng tới ¾ diện tích cả nước, như đất feralit đỏ vàng, nâu đỏ, đất đỏ đá vôi… rất thích hợp với cây trồng lâu năm.
-Đất NN ở miền núi phân bố ở địa hình dốc, với độ chia cắt phức tạp nên rất khó làm đất, khó làm thủy lợi và rễ bị sói mòn, rửa trôi. Nhiều năm qua để giải quyết LT – TP tại chỗ nhân dân đã sử dụng trồng hoa màu lương thực như lúa, nương, ngô, khoai, sắn… hiệu quả không cao và đất bị xói mòn rửa trôi.
-Ngày nay do trình độ khoa học cao, nhân dân đã xác lập được cơ cấu cây trồng khá phù hợp cho miền núi và trung du như sau: ở trung du miền núi phía Bắc có cơ cấu trồng lá chè búp, sơn,hồi, lạc, mía…, ở Đông Nam Bộ là cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, lạc, mía, đỗ tương..; ở Tây Nguyên là cà phê, cao su, chè búp, hồ tiêu…
-Để sử dụng có hiệu quả đất trung du miền núi phải nghiên cứu hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm để thay cây rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. Muốn đẩy mạnh vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm thì phải đảm bảo ổn định được LT – TP tại chỗ (thủy lợi, phân bón, cơ cấu cây trồng, cơ cấu thời vụ…), phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến, bên cạnh đó cần phải hoàn thiện triệt để chính sách giao đất giao rừng đến từng hộ nông dân tạo cho đất có chủ.
-Ở miền núi trung du cần đầu tư thâm canh để sản xuất LT – TP tại chỗ (thủy lợi, phân bón, cơ cấu cây trồng, cơ cấu thời vụ…)