Một số thể loại văn học: KỊCH, VĂN NGHỊ LUẬN

sieungoc

New member
Xu
0
I/ Kịch
1/ Khái niệm
Kịch là một lọai hình nghệ thuật tổng hợp.
Kịch bản là một bộ phận của văn học => kịch bản văn học.
2/ Kịch bản văn học:
a/ Khái niệm:
Kịch bản văn học tái hiện những xung đột trong cuộc sống thông qua diễn tiến của cốt truyện kịch, qua lời thọai và hành động của nhân vật kịch.
b/ Đặc trưng:
Chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng miêu tả.
*Xung đột kịch: là những mâu thuẫn, hành động, diễn ra ngày càng gay gắt, căng thẳng đòi hỏi phải giải quyết bằng cách này hoặc cách khác để kết thúc vấn đề mâu thuẫn.
*Hành động kịch: là sự tổ chức các tình tiết, sự kiện… trong cốt truyện theo trình tự logic, chặt chẽ, chủ yếu theo luật nhân quả và được thực hiện bởi các nhân vật.
*Nhân vật kịch: được xây dựng chủ yếu bằng ngôn ngữ của chính họ – ngôn ngữ đối thọai, độc thọai=> ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ khắc họa tích cách, mang tính hành động, gần gũi với ngôn ngữ đời sống ( có tính khẩu ngữ cao)
c/ Các kiểu lọai kịch dựa trên nội dung ý nghĩa:
- Bi kịch:
phản ánh xung đột giữa người tốt và kẻ xấu.
Các nhân vật tốt, cao thượng thường hay chết hoặc thảm bại. Bi kịch luôn gợi nỗi xót xa, thương cảm cho mọi người về những nhân vật cao đẹp
- Hài kịch:
thể hiện những tình huống khôi hài, sự đối lập giữa bề ngồi đẹp với bên trong xấu xa, đen tối để bật lên tiếng cười chế giễu, mỉa mai
- Chính kịch:
phản ánh mâu thuẫn, xung đột trong đới sống hằng ngày.
Dựa vào ngôn ngữ biểu hiện chúng ta còn có : kịch thơ, kịch nói, ca kịch…
3/ Yêu cầu về đọc kịnh bản văn học:
a/ Đọc ky lời giới thiệu để hiểu rõ hơn về tác giả, tác phẩm, thới đại mà tác phẩm ra đời.
b/ Chú y vào lời thọai nhân vật để nắm rõ tính cách.
Chú trọng tới tranh luận, biện bác để làm thay đổi tình thế hoặc khắc sâu mâu thuẫn kịch => phải cảm nhận lời thọai của nhân vật.
c/ Phân tích hành động kịch, xác định đước xung đột chính, phụ và phân tích hậu quả từng xung đột.
d/ Nêu rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội chủ tác phẩm .

II/ Nghị luận

1/ Khái niệm
là một thể lọai văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đốn, chứng cứ… để bàn bạc một vấn đề nào đó trong cuộc sống và văn học hiện đại
2/ Đặc trưng
a/ Chủ yếu dùng lý lẽ, chứng cứ… để bàn bạc.
b/ Ngôn ngữ chính xác, mang tính xã hội, tính học thuật cao và giàu hình ảnh, sắc thái biểu cảm.
c/ Sử dụng nhiều thao tác như : giải thích, chứng minh , phân tích bình luận so sánh , bác bỏ… giúp người đọc hiểu vấn đề.
3/ Các lọai văn nghị luận xét theo nội dung:
- Văn chính luận: bàn về các vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức, triết học…
- VD: Hịch Tướng Sĩ , Đại cáo bình Ngô, Chiếu cầu hiền…
4/ Yêu cầu về đọc văn nghị luận:
a/ Tìm hiểu tác giả, hòan cảnh sáng tác, mục đích sáng tác.
b/ Nắm bắt được tư tưởng quan điểm chính của tác giả. Tóm lược được những luận điểm và xác định mối liên hệ giữa chúng với nhau.
c/ Cảm nhận được tâm tư tình cảm qua sắc thái của các cung bậc cảm xúc.
d/ Phân tích nghệ thuật lập luận, sử dụng ngôn ngữ, dùng từ diễn tả…
e/ Nêu khái quát giá trị của tác phẩm về nội dung và nghệ thuật và bài học từ tác phẩm.

III/ LUYỆN TẬP

Bài 1
Xung đột kịch trong đọan trích “ Tình yêu và hận thù “ là xung đột tâm trạng vì đọan trích không có xung đột giữa tình yêu và hận thù, chỉ có tình yêu vượt lên mọi thù hận.
Bài 2
Nghệ thuật lập luận trong “ Ba cống híên vĩ đại của Các Mác”.
- Mở bài
Giới thiệu thời gian, không gian Mác ra đi => Ăng ghen đã làm rõ vấn đề: tư tưởng của Mác là tư tưởng của con người hiện đại.
- Thân bài
Ăng ghen lần lượt trình bày các cống hiến của Mác.
· Phát biểu ra quy luật phát triển của xã hội lồi người => so sánh với Đác - uyn để so sánh vai trò to lớn của Mác.
· Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sảm xuất Tư bản chủ nghĩa và của xã hội Tư bản do phương thức đó đẻ ra => đáp ứng được quyền lợi, địa vị của giai cấp công nhân trong XHTB.
· Ứng dụng học thuyết khoa học vào hành động thực tiễn => đấu tranh là hành động tự nhiên của Mác.
- Kết luận
· Mác mất đi là tổn thất cho nhân lọai đặc biệt là người cộng sản.
· Mác mất để lại nhiều thương tiếc cho mọi người – Mác không có kẻ thù riêng.
Lời cầu nguyện của tác gia
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top