Sự trưởng thành về tâm lý là cả một quá trình dài mà ai cũng phải đi qua. Đến tuổi dậy thì, tâm lý của các bạn có nhiều biến chuyển, thể hiện trong những mối quan hệ cuộc sống, rõ nét nhất là trong quan hệ với cha mẹ, với bạn bè và các mối quan hệ xã hội. Bạn cũng nhận thấy mình có ý thức hơn về giới tính, muốn khám phá bản thân mình và những người khác giới... Sự thay đổi tâm lý này đem đến cho cuộc sống của bạn nhiều niềm vui, nhưng cũng có khi khiến bạn gặp phải nhiều điều rắc rối.
Một đặc điểm tâm lý phổ biến ở tuổi dậy thì là “muốn làm người lớn và tự coi mình là người lớn”. Đôi lúc bạn thất vọng, ấm ức vì "hình như" cha mẹ chưa nhận thấy bạn “đã lớn”, vẫn coi bạn là đứa trẻ con bé bỏng. Bạn cảm thấy dường như cha mẹ không hiểu những tâm tư, suy nghĩ, tình cảm của mình. Bạn cũng không còn tâm sự nhiều với cha mẹ như hồi còn bé. Đôi khi bạn còn “giở quẻ” không vâng theo lời cha mẹ. Nhưng sự thực là lúc này bạn mới cần đến sự hướng dẫn của cha mẹ nhiều nhất.
Bạn bắt đầu mở rộng các mối quan hệ bạn bè, tập làm quen dần với cuộc sống xã hội, giao tiếp với mọi người. Bạn bè trở thành một phần quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống của các bạn trẻ.
Ý thức về giới tính trở nên rõ rệt hơn trước. Bạn không còn là một cô bé, cậu bé mà đã dần trở thành những chàng trai, cô gái xinh đẹp rồi. Và bạn đã bắt đầu có những cảm nhận riêng về cơ thể mình. Mỗi người có những đặc điểm riêng về hình dáng cơ thể bên ngoài, như màu da, màu mắt, vóc dáng, thân hình ... Điều đó là do bộ nhiễm sắc thể của cơ thể quy định cũng như do chế độ dinh dưỡng, tập luyện hình thành nên. Đến tuổi dậy thì, bạn bắt đầu chú ý hơn đến cách ăn mặc, đầu tóc sao cho đẹp trai, xinh gái. Nhiều bạn gái ở lứa tuổi này khi bắt đầu ý thức được rằng mình đã lớn lại cứ nghĩ là con gái phải “yểu điệu thục nữ”, thậm chí phải yếu đuối, phải ít nói…nên mất dần sự vô tư, hồn nhiên, nhí nhảnh của tuổi học trò. Lại có bạn cứ mãi đau khổ vì không có vóc dáng cao, làn da trắng, thân hình mảnh mai như một vài người khác. Có bạn trai lại cho rằng mình không đủ mạnh mẽ, không đủ tính quyết đoán của đàn ông hay cứ mãi dằn vặt vì cơ thể không vạm vỡ, to cao như "Lý Đức" nên cũng dần dần im lặng, thu mình lại và đánh mất đi sự tự tin vốn có. Khi nói chuyện, bạn thích "bàn luận" về giới kia. Ý thức về giới len lỏi vào mối quan hệ bạn bè và một số bạn bắt đầu để ý đến những người bạn khác giới. Đó là những rung động trong sáng của tuổi mới lớn. Sự hấp dẫn có thể khá mạnh mẽ, làm bạn xúc động, băn khoăn nhưng hãy tin rằng tình cảm lúc này phần nhiều là cảm tính, rồi nó sẽ qua đi tự nhiên như khi nó đến. Các nhà tâm lý học nhận định rằng những rung động tuổi mới lớn là bước phát triển đầu tiên của tình cảm đối với người khác giới, nhưng chưa phải là lúc bước vào quan hệ yêu đương, vì tâm sinh lý tuổi này còn chưa đủ chín muồi để gánh vác một mối tình phức tạp mà đến người lớn cũng phải đau đầu vì nó. Vì vậy, tình cảm tuổi học trò rất đáng quý, bạn hãy nâng niu và giữ gìn nó, nhưng cũng đừng quên chờ đợi những tình cảm thực sự sâu sắc sau này.
Ý thức giới tính của chúng ta rộng mở trong các mối quan hệ xã hội nhưng cũng không quên trở về với chính bản thân mình. Tự nhiên chúng ta bắt đầu muốn tìm hiểu về cơ thể của mình và của người khác giới. Có thể chữ “tình dục” hay những câu chuyện "yêu đương" vô tình lọt vào tai khiến bạn phải tò mò đôi chút.
Nhu cầu của bạn trẻ muốn tìm hiểu về tâm sinh lý và giới tính là chính đáng nhưng đáng tiếc là những thông tin từ bạn bè cùng trang lứa không phải lúc nào cũng đúng, những cuốn sách giúp cho các bạn trẻ có được nhận thức đúng đắn về giới tính, tình dục còn chưa nhiều, bên cạnh đó lại có rất nhiều sách báo, băng hình lưu hành trái phép làm sai lệch ý niệm của chúng ta về vấn đề này. Vì vậy, các bạn cần hết sức thận trọng khi lựa chọn "kênh thông tin" giúp tăng cường hiểu biết về vấn đề này.
Tài liệu tham khảo
1. Sách “Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khoẻ”. Biên soạn: Nguyễn Quỳnh Trang, Debra Efroymson, Nguyễn Khánh Linh. Do Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Tổ chức PATH Canada xuất bản. NXB Thanh niên 2001.
2. Webside :ykhoa.net
Nguồn :TSBT
Một đặc điểm tâm lý phổ biến ở tuổi dậy thì là “muốn làm người lớn và tự coi mình là người lớn”. Đôi lúc bạn thất vọng, ấm ức vì "hình như" cha mẹ chưa nhận thấy bạn “đã lớn”, vẫn coi bạn là đứa trẻ con bé bỏng. Bạn cảm thấy dường như cha mẹ không hiểu những tâm tư, suy nghĩ, tình cảm của mình. Bạn cũng không còn tâm sự nhiều với cha mẹ như hồi còn bé. Đôi khi bạn còn “giở quẻ” không vâng theo lời cha mẹ. Nhưng sự thực là lúc này bạn mới cần đến sự hướng dẫn của cha mẹ nhiều nhất.
Bạn bắt đầu mở rộng các mối quan hệ bạn bè, tập làm quen dần với cuộc sống xã hội, giao tiếp với mọi người. Bạn bè trở thành một phần quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống của các bạn trẻ.
Ý thức về giới tính trở nên rõ rệt hơn trước. Bạn không còn là một cô bé, cậu bé mà đã dần trở thành những chàng trai, cô gái xinh đẹp rồi. Và bạn đã bắt đầu có những cảm nhận riêng về cơ thể mình. Mỗi người có những đặc điểm riêng về hình dáng cơ thể bên ngoài, như màu da, màu mắt, vóc dáng, thân hình ... Điều đó là do bộ nhiễm sắc thể của cơ thể quy định cũng như do chế độ dinh dưỡng, tập luyện hình thành nên. Đến tuổi dậy thì, bạn bắt đầu chú ý hơn đến cách ăn mặc, đầu tóc sao cho đẹp trai, xinh gái. Nhiều bạn gái ở lứa tuổi này khi bắt đầu ý thức được rằng mình đã lớn lại cứ nghĩ là con gái phải “yểu điệu thục nữ”, thậm chí phải yếu đuối, phải ít nói…nên mất dần sự vô tư, hồn nhiên, nhí nhảnh của tuổi học trò. Lại có bạn cứ mãi đau khổ vì không có vóc dáng cao, làn da trắng, thân hình mảnh mai như một vài người khác. Có bạn trai lại cho rằng mình không đủ mạnh mẽ, không đủ tính quyết đoán của đàn ông hay cứ mãi dằn vặt vì cơ thể không vạm vỡ, to cao như "Lý Đức" nên cũng dần dần im lặng, thu mình lại và đánh mất đi sự tự tin vốn có. Khi nói chuyện, bạn thích "bàn luận" về giới kia. Ý thức về giới len lỏi vào mối quan hệ bạn bè và một số bạn bắt đầu để ý đến những người bạn khác giới. Đó là những rung động trong sáng của tuổi mới lớn. Sự hấp dẫn có thể khá mạnh mẽ, làm bạn xúc động, băn khoăn nhưng hãy tin rằng tình cảm lúc này phần nhiều là cảm tính, rồi nó sẽ qua đi tự nhiên như khi nó đến. Các nhà tâm lý học nhận định rằng những rung động tuổi mới lớn là bước phát triển đầu tiên của tình cảm đối với người khác giới, nhưng chưa phải là lúc bước vào quan hệ yêu đương, vì tâm sinh lý tuổi này còn chưa đủ chín muồi để gánh vác một mối tình phức tạp mà đến người lớn cũng phải đau đầu vì nó. Vì vậy, tình cảm tuổi học trò rất đáng quý, bạn hãy nâng niu và giữ gìn nó, nhưng cũng đừng quên chờ đợi những tình cảm thực sự sâu sắc sau này.
Ý thức giới tính của chúng ta rộng mở trong các mối quan hệ xã hội nhưng cũng không quên trở về với chính bản thân mình. Tự nhiên chúng ta bắt đầu muốn tìm hiểu về cơ thể của mình và của người khác giới. Có thể chữ “tình dục” hay những câu chuyện "yêu đương" vô tình lọt vào tai khiến bạn phải tò mò đôi chút.
Nhu cầu của bạn trẻ muốn tìm hiểu về tâm sinh lý và giới tính là chính đáng nhưng đáng tiếc là những thông tin từ bạn bè cùng trang lứa không phải lúc nào cũng đúng, những cuốn sách giúp cho các bạn trẻ có được nhận thức đúng đắn về giới tính, tình dục còn chưa nhiều, bên cạnh đó lại có rất nhiều sách báo, băng hình lưu hành trái phép làm sai lệch ý niệm của chúng ta về vấn đề này. Vì vậy, các bạn cần hết sức thận trọng khi lựa chọn "kênh thông tin" giúp tăng cường hiểu biết về vấn đề này.
Tài liệu tham khảo
1. Sách “Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khoẻ”. Biên soạn: Nguyễn Quỳnh Trang, Debra Efroymson, Nguyễn Khánh Linh. Do Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Tổ chức PATH Canada xuất bản. NXB Thanh niên 2001.
2. Webside :ykhoa.net
Nguồn :TSBT