Một số so sánh nhỏ về ngôn ngữ qua sự khác biệt về văn hóa

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
MỘT SỐ SO SÁNH NHỎ VỀ NGÔN NGỮ QUA SỰ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA

Chúng ta biết rằng có một số thuyết giải thích về sự hình thành và phát triển về ngôn ngữ, một trong những thuyết được nhiều nhà khoa học công nhận đó là thuyết "tiếng kêu trong lao động". Nói chung, các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất rằng ngôn ngữ xuất phát từ cuộc sống lao động của loài người. Trong quá trình lao động, để thông báo cho đồng đội của mình, họ đã sử dụng những tiếng kêu, những âm thanh...trải qua hàng ngàn năm, ngôn ngữ đã hình thành.

Một trong những yếu tố quyết định tính đặc thù của ngôn ngữ là văn hóa. Ở những nền văn hóa khác nhau có những ngôn ngữ khác nhau. Và ngay cả một ngôn ngữ nếu được sử dụng ở các nền văn hóa khác nhau thì sẽ có những đặc thù khác nhau. Tiếng Anh được nói ở nhiều quốc gia, và thực tế có nhiều trường phái tiếng Anh như Anh Mỹ, Anh Anh, Anh Ấn...

Xét về nguồn gốc của văn hóa, trên thế giới có hai nền văn hóa chính đó là văn hóa gốc du mục và văn hóa gốc nông nghiệp. Văn hóa gốc du mục gắn liền với nền văn hóa phương Tây trong khi đó nền văn hóa gốc nông nghiệp gắn liền với nền văn hóa gốc phương Đông.

Mình xin lấy ngôn ngữ tiếng Anh (là tiêu biểu của ngôn ngữ gắn với nền văn hóa gốc du mục) so sánh với tiếng Việt (là tiêu biểu của ngôn ngữ gắn liền với nền văn hóa gốc nông nghiệp) trên một số vấn đề để bạn đọc thấy được sự khác biệt.

Trước hết, có thể thấy, trong nền văn hóa gốc nông nghiệp, người nông dân gắn bó với đồng ruộng. Tuy nhiên, khác với người dân du mục, người nông dân sinh sống ở một nơi, ruộng của họ ở một nơi khác, thường họ không làm nhà ngay bên bờ ruộng. Sáng ra, người nông dân phải mang các dụng cụ làm nông nghiệp như cuốc, cày, mai, xẻng...từ nhà ra đồng. Trong tiếng Việt, chúng ta bắt gặp rất nhiều những từ chỉ những hành động như thế này: Mang, vác, đeo, xách, gánh, gồng, bê, khuân, địu, khênh, khiêng, đội...

Tuy nhiên, trong tiếng Anh, người ta chỉ tìm thấy từ take và từ bring mang nghĩa này. Trong nền văn hóa gốc du mục, cuộc sống của con người nay đây mai đó, họ chăn thả gia súc và nếu có đồ đạc gì thì cũng sử dụng gia súc để chuyên chở, do vậy, chẳng cần phải nghĩ ra nhiều từ như chúng ta.

Có một điểm khác biệt rất đặc thù giữa tiếng Anh và tiếng Việt, đó là trong tiếng Việt, người ta thống kê được rất nhiều từ cảm thán than trời trách đất, và tần suất sử dụng những từ ngày nhiều gấp nhiều lần so với người nói tiếng Anh. Trong tiếng Việt, chúng ta thường bắt gặp những từ như "trời ơi", "trời đất", "nhờ trời", "cầu trời khấn phật", "trời thương", "ông trời ơi"... hay những câu ca dao như "ơn trời mưa nắng phải thì - Nơi thì đồng cạn nơi thì cày sâu"...

Sở dĩ có rất nhiều từ, ngữ như vậy trong tiếng Việt vì nền văn hóa gốc nông nghiệp của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên "cày cấy mong mưa đò đưa mong nắng", còn nền văn hóa gốc du mục ít phụ thuộc vào thiên nhiên hơn. Nơi nào có đồng cỏ tốt thì người ta lùa gia súc đến.

(còn tiếp)

Bút Chì
 
Sự khác biệt ngôn ngữ có nguồn gốc văn hóa đã được phân tích và cm nhiều
Một VD nữa là cách gọi và xưng hô. Trong tiếng Anh thường chỉ có I và You
Trong tiếng Việt cách tự xưng có nhiều: tôi, em, con, cháu... thậm chí cả ai và ng ta
Còn cách gọi ng khác thì ôi thôi vô số: cha, mẹ, ông bà, cụ kị, cô chú, dì già, thím mợ... tùy quan hệ
Ngay cả TQ cũng ko có nhiều đại từ nhân xưng như vậy mà dùng tổ hợp từ. Vd họ gọi cha mẹ là phụ mẫu thì ông bà là tổ phụ, tổ mẫu (như grand father trong tA)
Còn khi nói chuyện bình thường thì họ cũng như phương Tây dùng các đại từ ngã, nhĩ mà sang tV phiên âm thành ngộ, nị (đôi khi dùng ngô - tiếng miền Nam là 'qua')
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top