Tuy có nhiều nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách Việt Nam biết khá rõ về những chuẩn mực để viết một bài viết khoa học, song trên thực tế các bài viết khoa học ở Việt Nam, cho đến nay, vẫn rất khác nhau về các chuẩn mực, đặc biệt là cách trình bài trong mục Tài liệu tham khảo.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn, ngoài các vấn đề tác quyền, tính khoa học của bài viết, việc thống nhất cách trình bày, nhất là đối với phần Tài liệu tham khảo, đảm bảo tính thống nhất giữa các bài viết trong tạp chí là rất quan trọng, trong đó có việc góp phần giảm thiểu “gánh nặng” về hiệu đính cho các thành viên Ban biên tập. Ban biên tập Tạp chí Quản lý Kinh tế xin đưa ra một số quy định đối với bài viết cho Tạp chí (cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt). Phần lớn các quy định dưới đây là mang tính bắt buộc, nhưng một số quy định chỉ mang tính tham khảo, khuyến khích thực hiện. Dưới đây là các quy định về (i) cấu trúc, nội dung của bài viết; (ii) cách trình bày Tài liệu tham khảo; và (iii) cách trích dẫn.
1. Quy định về Cấu trúc, nội dung của bài viết
Đối với bài viết tiếng Anh, nên có phần Tóm tắt (Abstraction) với nội dung vắn tắt (5-7 dòng) và các từ khóa (keyword).
+ Cấu trúc bài viết thông thường có ba phần chính:
Phần 1: Lời giới thiệu/Dẫn luận: Phần này tác giả nên dẫn luận, trình bày, những vấn đề có liên quan tới tiêu đề bài viết, mục tiêu của bài viết. Cuối phần này tác giả nên trình bày sơ lược nội dung/cấu trúc của bài viết.
Phần 2: Nội dung chính của bài viết. Phần này có thể có nhiều mục. Tác giả nên cố gắng giảm mô tả, tăng tính phân tích (cả định tính lẫn định lượng), tranh luận và so sánh.
Phần 3: Kết luận/Thay cho lời kết. Nêu những kết luận chính của bài viết và, nếu cần, có thể đưa ra một số gợi suy/bài học chính sách.
+ Các Hình trong bài viết phải để dạng mở (không để dạng Picture) để Ban biên tập có thể biên tập (vẽ) lại trong trường hợp cần thiết hoặc khi bài viết được dịch sang tiếng Anh.
+ Về văn phong, câu chữ: Cố gắng trình bày ngắn gọn, không rườm rà, đảm bảo đúng ngữ pháp và tính nhất quán về trật tự các cấu thành của câu trong suốt bài viết. Câu văn nên ngắn gọn, có độ dài dưới bốn dòng là tốt nhất.
2. Quy định về trình bày Tài liệu tham khảo (phần bắt buộc phải có)
Phần này, tác giả phải liệt kê ít nhất là các ấn phẩm đã được trích dẫn trong bài viết.
1. Danh mục tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự ABC theo họ của tác giá chứ không phải theo tên tác giả, hay học hàm và học vị của tác giả.
2. Khi trích dẫn hai hoặc nhiều tài liệu của một tác giả trong cùng một năm, cần dùng các chữ cái viết thường bổ sung, được đặt sau năm xuất bản. Các tài liệu được sắp xếp theo thứ tự abc theo tên bài viết, ví dụ như:
Smith, A. (l983a), Aardvarks và Toadstools, ...
Smith, A. (l983b), Sustainable Agriculture, ...
3. Trong Danh mục tài liệu tham khảo, tất cả các tác giả của một tài liệu cần được liệt kê đầy đủ; nên hạn chế viết kiểu “Nguyễn Văn A và các cộng sự” .
Cách trình bày Tài liệu tham khảo:
-Đối với tên sách
Letheridge, S. và Cannon, C.R. (eds) (l980), Bilingual Education: Teaching English as a Second Language (tên sách), Praeger (tên nhà xuất bản), New York (nơi xuất bản).
- Đối với bài viết trong tạp chí:
Tiêu đề của bài báo được đặt trong dấu ngoặc đơn, và tiêu đề của tờ báo được in nghiêng. Nếu được, tác giả đưa ra những số trang có tham khảo của tờ báo (ở phía cuối câu, đứng sau dấu phẩy). Cấu trúc của tài liệu như sau.
Họ, chữ cái đầu của tên (tên đệm). (Năm), ‘Tên bài báo’, Tên Tờ báo, Số tuyển tập (Volume) (số báo (Issue)), số trang có bài viết tham khảo. Ví dụ:
Dowling, J.M. và Hiemenz, U. (1983), ‘Aid, savings, and growth in the Asian region’, Developing Economies 21 (1), 3-13.
- Đối với các bài viết hoặc chương trong các sách
Joel, L.A. (l990), ‘Changes in the hospital as a place of practice’, in McCloskey, J.C. and Grace, H.K. (eds), Current Issues in Nursing (3rd edn), The C.V. Mosby Company, Missouri, 28-46.
- Tài liệu hội thảo
Anderson, J.C. (1987) 'Current status of chorion villus biopsy', in Tudenhope, D. and Chenoweth, J. (eds), Proceedings of the Fourth Congress of the Australian Perinatal Society, September 3-6 1986, Australian Perinatal Society, Brisbane, 190-196.
- Phim ảnh hoặc băng video
Maas, J.B. (Producer) và Gluck, D.H. (Director) (l979), Deeper into Hypnosis (Film), Prentice-Hall, New Jersey.
- Băng ghi âm
Clark, K.B. (l976), Problems of Freedom and Behaviour Modification, Cassette Recording No. 7612, American Psychological Association, Washington D.C.
- Trao đổi cá nhân
Mục này bao gồm thư từ, ghi nhớ, trao đổi điện thoại, phỏng vấn và các hình thức khác của giao tiếp mà không phải là những tài liệu được xuất bản. Đưa tên của người hội thoại và đưa những thông tin càng xác thực càng tốt, bao gồm cả tên công việc và tổ chức, ví dụ: McCarty, J. (1985), Chief Economist, Indochina Economics, Personal Communication - Conversation, Vienchan, April 23.
- Các tài liệu không rõ tên tác giả
Nếu thông tin về tác giả của tờ báo/tạp chí không rõ ràng, đưa tham khảo tên của ấn phẩm/nhà xuất bản, v.v.. Ví dụ: The Economist (2004), ‘…..
- Những luận văn hoặc luận án không được xuất bản
Bailey, T.O. (l976), The Relationship Between Income and Share Investment, Unpublished Master Thesis, Monash University, Melbourne
- Những bài diễn thuyết không phải là ấn phẩm
Atkins, J.M. (l976), Foreigner Funding, Speech at the Rotary Club, Melbourne, April, 21.
- Các báo cáo, tài liệu
World Bank (1992), Viet Nam: Population, Health and Nutrition Sector Review, Report No. 102849-VN, East Asia and Pacific Regional Office, Washington, D.C., September.
- Trang WEB
Áp dụng những quy tắc chung sau:
Tên tác giả (năm), tiêu đề bài viết, Công ty hoặc tổ chức (nếu khác với tác giả), (URL - địa chỉ trang web đầy đủ, ngày duyệt web).
Ví dụ: World Bank (2002), World Development Indicators Online, [https://publications.worldbank.org/WDI/, truy cập ngày 17/7/2002.
- Những nguồn tài liệu của Việt Nam hoặc không phải tài liệu tiếng Anh.
Đưa danh mục tham khảo của các ấn phẩm bằng tiếng Việt hoặc ngôn ngữ khác tiếng Anh sẽ áp dụng giống như liệt kê các ấn phầm bằng tiếng Anh. Tên ấn phẩm được để nguyên theo tiếng bản ngữ. Trong trường hợp bài viết được trình bày bằng tiếng Anh thì bên cạnh tên bằng tiếng Việt/ngôn ngữ khác, nên có tên bài viết được dịch sang tiếng Anh; tên tác giả Việt Nam không được viết tắt chữ đầu hoặc sắp xếp lại, chỉ viết đầy đủ họ tên.
3. Quy định về Trích dẫn nguồn
Cách thức trích dẫn đúng và chính xác giúp độc giả có thể dò tìm nguồn tư liệu tham khảo một cách dễ dàng và chính xác. Cách trích dẫn cũng cung cấp những ý kiến ủng hộ cho các luận giải và kết luận của tác giả. Một số người nghĩ rằng việc đưa tham khảo chỉ cần thiết khi sao chép (trích dẫn) những từ ngữ một cách trực tiếp. Việc ngộ nhận này có thể dẫn đến đạo văn.
Nên lưu ý về cách chú giải: không nên quá lạm dụng các chú giải (dưới dạng footnote/endnote). Các chú giải nên dùng để bổ sung thông tin hoặc giải thích bổ sung mà không được đưa ra trong bài viết (ví dụ một kiểm chứng, nhận xét hoặc đánh giá).
Các trích dẫn nguồn là cần thiết khi:
1. Trích dẫn trực tiếp (sao chép) các từ ngữ của một tác giả:
Một đoạn trích dẫn là một bản sao giống đến từng từ của bài viết đã được xuất bản. Trích dẫn trực tiếp phải đặt trong ngoặc kép “….” và kết thúc với một phần ghi trích dẫn. Việc ghi trích dẫn bao gồm trang số, ví dụ McCarty (1989, trang 6).
Ở một số nước, nếu hơn 5 từ được sao chép giống từng từ một của một nguồn tài liệu được xuất bản và không chỉ rõ đây là tài liệu trích dẫn, thì được coi là đạo văn ngay cả khi tác giả đưa ra nguồn tài liệu trong bài viết và/hoặc là trong danh mục tham khảo.
2. Viết lại câu (trích dẫn, tổng hợp gián tiếp hoặc viết lại câu bằng cách khác) các từ ngữ, ý tưởng của một tác giả hoặc những dữ kiện, số liệu do tác giả đó báo cáo.
Không cần dùng dấu ngoặc kép đối với những câu viết lại, nhưng cần thiết phải ghi trích dẫn cuối câu. Việc liệt kê số trang là không cần thiết khi viết lại câu, trừ trường hợp một sự kiện đặc thù hoặc một nhóm số liệu được báo cáo. Không cần thiết phải viết đầy đủ tên tác giả hoặc tiêu đề của ấn phẩm trong bài viết. Cấu trúc ghi trích dẫn bao gồm: (1) Họ tên của tác giả (không nên đưa tên viết tắt của tác giả), (2) Năm xuất bản; và (3) Các trang viết liên quan (chỉ yêu cầu đối với các trích dẫn có sự kiện đặc thù hoặc số liệu được báo cáo được nhắc đến).
3) Quy định trích dẫn
1. Cần đưa họ của tác giả và năm xuất bản, tách biệt bằng dấu phẩy tại phần thích hợp của bài viết, ví dụ như:
Trong một nghiên cứu về sự khác biệt dân tộc (Milgram, 1968), vấn đề…
2. Nơi tên của tác giả xuất hiện trong bài viết, thêm năm xuất bản trong dấu ngoặc đơn, sau tên tác giả.
Milgram (1968) chỉ ra trong nghiên cứu của mình rằng…..
3. Trích dẫn với hai hoặc ba tác giả, luôn trích dẫn toàn bộ các tên trong bài viết, ví dụ: Amidon và Carey (1972).
4. Những trích dẫn có hơn 3 tác giả: viết tên của tác giả đầu tiên và thêm từ ‘và các cộng sự’ sau đó, ví dụ như:
Farley và các cộng sự (1972) cho rằng....
5. Nếu cần phải trích dẫn số trang (của một trích dẫn hoặc một sự kiện đặc thù hoặc dữ liệu), sử dụng một dấu phẩy giữa năm và số trang, ví dụ (McCarty, 2003, tr.122).
6. Sử dụng một dấu chấm phẩy giữa nhiều trích dẫn, ví dụ:
Clanchy and Ballard, 1991, tr.122; Anderson và Poole, 1994, tr.101-108)
7. Để trích dẫn nhiều tài liệu của cùng một tác giả thì sắp xếp theo thứ tự thời gian của tác phẩm, ví dụ như:
Anderson và Poole (1978, 1986, 1994) đã không giải thích được…..
8. Khi nhắc đến các tác giả có cùng một họ tên, chữ cái đầu tiên của tên được liệt kê cùng ngay cả khi thời gian của các ấn phẩm không giống nhau, ví dụ:
(K. Smith, 1983) và (L. Smith, 1875)
9. Trích dẫn gián tiếp: Khi một tác giả nào nói đến tài liệu của một tác giả khác nào đó và không tìm thấy nguồn tài liệu. Chúng ta chỉ trích dẫn nguồn chính và nguồn tài liệu mà chúng ta đã đọc, chẳng hạn (McCarty, 2002, trích từ Ballard, 2003). Nếu có thể, nên tránh sử dụng trích dẫn gián tiếp trong cả bài viết và trong danh mục tham khảo.
10. Nguồn của các bảng biểu và đồ thị - viết dưới bảng, viết:
Nguồn: Tác giả (năm) (nếu được tác giả (năm, trang)), ví dụ:
Jackson (2004, tr. 2-3)
11. Trích dẫn các tài liệu tiếng Việt: Nếu các ấn phẩm bằng tiếng Việt được nhắc tới, tên của tác giả Việt Nam được viết đầy đủ, ví dụ như Lê Xuân Lộc (2004).
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn, ngoài các vấn đề tác quyền, tính khoa học của bài viết, việc thống nhất cách trình bày, nhất là đối với phần Tài liệu tham khảo, đảm bảo tính thống nhất giữa các bài viết trong tạp chí là rất quan trọng, trong đó có việc góp phần giảm thiểu “gánh nặng” về hiệu đính cho các thành viên Ban biên tập. Ban biên tập Tạp chí Quản lý Kinh tế xin đưa ra một số quy định đối với bài viết cho Tạp chí (cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt). Phần lớn các quy định dưới đây là mang tính bắt buộc, nhưng một số quy định chỉ mang tính tham khảo, khuyến khích thực hiện. Dưới đây là các quy định về (i) cấu trúc, nội dung của bài viết; (ii) cách trình bày Tài liệu tham khảo; và (iii) cách trích dẫn.
1. Quy định về Cấu trúc, nội dung của bài viết
Đối với bài viết tiếng Anh, nên có phần Tóm tắt (Abstraction) với nội dung vắn tắt (5-7 dòng) và các từ khóa (keyword).
+ Cấu trúc bài viết thông thường có ba phần chính:
Phần 1: Lời giới thiệu/Dẫn luận: Phần này tác giả nên dẫn luận, trình bày, những vấn đề có liên quan tới tiêu đề bài viết, mục tiêu của bài viết. Cuối phần này tác giả nên trình bày sơ lược nội dung/cấu trúc của bài viết.
Phần 2: Nội dung chính của bài viết. Phần này có thể có nhiều mục. Tác giả nên cố gắng giảm mô tả, tăng tính phân tích (cả định tính lẫn định lượng), tranh luận và so sánh.
Phần 3: Kết luận/Thay cho lời kết. Nêu những kết luận chính của bài viết và, nếu cần, có thể đưa ra một số gợi suy/bài học chính sách.
+ Các Hình trong bài viết phải để dạng mở (không để dạng Picture) để Ban biên tập có thể biên tập (vẽ) lại trong trường hợp cần thiết hoặc khi bài viết được dịch sang tiếng Anh.
+ Về văn phong, câu chữ: Cố gắng trình bày ngắn gọn, không rườm rà, đảm bảo đúng ngữ pháp và tính nhất quán về trật tự các cấu thành của câu trong suốt bài viết. Câu văn nên ngắn gọn, có độ dài dưới bốn dòng là tốt nhất.
2. Quy định về trình bày Tài liệu tham khảo (phần bắt buộc phải có)
Phần này, tác giả phải liệt kê ít nhất là các ấn phẩm đã được trích dẫn trong bài viết.
1. Danh mục tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự ABC theo họ của tác giá chứ không phải theo tên tác giả, hay học hàm và học vị của tác giả.
2. Khi trích dẫn hai hoặc nhiều tài liệu của một tác giả trong cùng một năm, cần dùng các chữ cái viết thường bổ sung, được đặt sau năm xuất bản. Các tài liệu được sắp xếp theo thứ tự abc theo tên bài viết, ví dụ như:
Smith, A. (l983a), Aardvarks và Toadstools, ...
Smith, A. (l983b), Sustainable Agriculture, ...
3. Trong Danh mục tài liệu tham khảo, tất cả các tác giả của một tài liệu cần được liệt kê đầy đủ; nên hạn chế viết kiểu “Nguyễn Văn A và các cộng sự” .
Cách trình bày Tài liệu tham khảo:
-Đối với tên sách
Letheridge, S. và Cannon, C.R. (eds) (l980), Bilingual Education: Teaching English as a Second Language (tên sách), Praeger (tên nhà xuất bản), New York (nơi xuất bản).
- Đối với bài viết trong tạp chí:
Tiêu đề của bài báo được đặt trong dấu ngoặc đơn, và tiêu đề của tờ báo được in nghiêng. Nếu được, tác giả đưa ra những số trang có tham khảo của tờ báo (ở phía cuối câu, đứng sau dấu phẩy). Cấu trúc của tài liệu như sau.
Họ, chữ cái đầu của tên (tên đệm). (Năm), ‘Tên bài báo’, Tên Tờ báo, Số tuyển tập (Volume) (số báo (Issue)), số trang có bài viết tham khảo. Ví dụ:
Dowling, J.M. và Hiemenz, U. (1983), ‘Aid, savings, and growth in the Asian region’, Developing Economies 21 (1), 3-13.
- Đối với các bài viết hoặc chương trong các sách
Joel, L.A. (l990), ‘Changes in the hospital as a place of practice’, in McCloskey, J.C. and Grace, H.K. (eds), Current Issues in Nursing (3rd edn), The C.V. Mosby Company, Missouri, 28-46.
- Tài liệu hội thảo
Anderson, J.C. (1987) 'Current status of chorion villus biopsy', in Tudenhope, D. and Chenoweth, J. (eds), Proceedings of the Fourth Congress of the Australian Perinatal Society, September 3-6 1986, Australian Perinatal Society, Brisbane, 190-196.
- Phim ảnh hoặc băng video
Maas, J.B. (Producer) và Gluck, D.H. (Director) (l979), Deeper into Hypnosis (Film), Prentice-Hall, New Jersey.
- Băng ghi âm
Clark, K.B. (l976), Problems of Freedom and Behaviour Modification, Cassette Recording No. 7612, American Psychological Association, Washington D.C.
- Trao đổi cá nhân
Mục này bao gồm thư từ, ghi nhớ, trao đổi điện thoại, phỏng vấn và các hình thức khác của giao tiếp mà không phải là những tài liệu được xuất bản. Đưa tên của người hội thoại và đưa những thông tin càng xác thực càng tốt, bao gồm cả tên công việc và tổ chức, ví dụ: McCarty, J. (1985), Chief Economist, Indochina Economics, Personal Communication - Conversation, Vienchan, April 23.
- Các tài liệu không rõ tên tác giả
Nếu thông tin về tác giả của tờ báo/tạp chí không rõ ràng, đưa tham khảo tên của ấn phẩm/nhà xuất bản, v.v.. Ví dụ: The Economist (2004), ‘…..
- Những luận văn hoặc luận án không được xuất bản
Bailey, T.O. (l976), The Relationship Between Income and Share Investment, Unpublished Master Thesis, Monash University, Melbourne
- Những bài diễn thuyết không phải là ấn phẩm
Atkins, J.M. (l976), Foreigner Funding, Speech at the Rotary Club, Melbourne, April, 21.
- Các báo cáo, tài liệu
World Bank (1992), Viet Nam: Population, Health and Nutrition Sector Review, Report No. 102849-VN, East Asia and Pacific Regional Office, Washington, D.C., September.
- Trang WEB
Áp dụng những quy tắc chung sau:
Tên tác giả (năm), tiêu đề bài viết, Công ty hoặc tổ chức (nếu khác với tác giả), (URL - địa chỉ trang web đầy đủ, ngày duyệt web).
Ví dụ: World Bank (2002), World Development Indicators Online, [https://publications.worldbank.org/WDI/, truy cập ngày 17/7/2002.
- Những nguồn tài liệu của Việt Nam hoặc không phải tài liệu tiếng Anh.
Đưa danh mục tham khảo của các ấn phẩm bằng tiếng Việt hoặc ngôn ngữ khác tiếng Anh sẽ áp dụng giống như liệt kê các ấn phầm bằng tiếng Anh. Tên ấn phẩm được để nguyên theo tiếng bản ngữ. Trong trường hợp bài viết được trình bày bằng tiếng Anh thì bên cạnh tên bằng tiếng Việt/ngôn ngữ khác, nên có tên bài viết được dịch sang tiếng Anh; tên tác giả Việt Nam không được viết tắt chữ đầu hoặc sắp xếp lại, chỉ viết đầy đủ họ tên.
3. Quy định về Trích dẫn nguồn
Cách thức trích dẫn đúng và chính xác giúp độc giả có thể dò tìm nguồn tư liệu tham khảo một cách dễ dàng và chính xác. Cách trích dẫn cũng cung cấp những ý kiến ủng hộ cho các luận giải và kết luận của tác giả. Một số người nghĩ rằng việc đưa tham khảo chỉ cần thiết khi sao chép (trích dẫn) những từ ngữ một cách trực tiếp. Việc ngộ nhận này có thể dẫn đến đạo văn.
Nên lưu ý về cách chú giải: không nên quá lạm dụng các chú giải (dưới dạng footnote/endnote). Các chú giải nên dùng để bổ sung thông tin hoặc giải thích bổ sung mà không được đưa ra trong bài viết (ví dụ một kiểm chứng, nhận xét hoặc đánh giá).
Các trích dẫn nguồn là cần thiết khi:
1. Trích dẫn trực tiếp (sao chép) các từ ngữ của một tác giả:
Một đoạn trích dẫn là một bản sao giống đến từng từ của bài viết đã được xuất bản. Trích dẫn trực tiếp phải đặt trong ngoặc kép “….” và kết thúc với một phần ghi trích dẫn. Việc ghi trích dẫn bao gồm trang số, ví dụ McCarty (1989, trang 6).
Ở một số nước, nếu hơn 5 từ được sao chép giống từng từ một của một nguồn tài liệu được xuất bản và không chỉ rõ đây là tài liệu trích dẫn, thì được coi là đạo văn ngay cả khi tác giả đưa ra nguồn tài liệu trong bài viết và/hoặc là trong danh mục tham khảo.
2. Viết lại câu (trích dẫn, tổng hợp gián tiếp hoặc viết lại câu bằng cách khác) các từ ngữ, ý tưởng của một tác giả hoặc những dữ kiện, số liệu do tác giả đó báo cáo.
Không cần dùng dấu ngoặc kép đối với những câu viết lại, nhưng cần thiết phải ghi trích dẫn cuối câu. Việc liệt kê số trang là không cần thiết khi viết lại câu, trừ trường hợp một sự kiện đặc thù hoặc một nhóm số liệu được báo cáo. Không cần thiết phải viết đầy đủ tên tác giả hoặc tiêu đề của ấn phẩm trong bài viết. Cấu trúc ghi trích dẫn bao gồm: (1) Họ tên của tác giả (không nên đưa tên viết tắt của tác giả), (2) Năm xuất bản; và (3) Các trang viết liên quan (chỉ yêu cầu đối với các trích dẫn có sự kiện đặc thù hoặc số liệu được báo cáo được nhắc đến).
3) Quy định trích dẫn
1. Cần đưa họ của tác giả và năm xuất bản, tách biệt bằng dấu phẩy tại phần thích hợp của bài viết, ví dụ như:
Trong một nghiên cứu về sự khác biệt dân tộc (Milgram, 1968), vấn đề…
2. Nơi tên của tác giả xuất hiện trong bài viết, thêm năm xuất bản trong dấu ngoặc đơn, sau tên tác giả.
Milgram (1968) chỉ ra trong nghiên cứu của mình rằng…..
3. Trích dẫn với hai hoặc ba tác giả, luôn trích dẫn toàn bộ các tên trong bài viết, ví dụ: Amidon và Carey (1972).
4. Những trích dẫn có hơn 3 tác giả: viết tên của tác giả đầu tiên và thêm từ ‘và các cộng sự’ sau đó, ví dụ như:
Farley và các cộng sự (1972) cho rằng....
5. Nếu cần phải trích dẫn số trang (của một trích dẫn hoặc một sự kiện đặc thù hoặc dữ liệu), sử dụng một dấu phẩy giữa năm và số trang, ví dụ (McCarty, 2003, tr.122).
6. Sử dụng một dấu chấm phẩy giữa nhiều trích dẫn, ví dụ:
Clanchy and Ballard, 1991, tr.122; Anderson và Poole, 1994, tr.101-108)
7. Để trích dẫn nhiều tài liệu của cùng một tác giả thì sắp xếp theo thứ tự thời gian của tác phẩm, ví dụ như:
Anderson và Poole (1978, 1986, 1994) đã không giải thích được…..
8. Khi nhắc đến các tác giả có cùng một họ tên, chữ cái đầu tiên của tên được liệt kê cùng ngay cả khi thời gian của các ấn phẩm không giống nhau, ví dụ:
(K. Smith, 1983) và (L. Smith, 1875)
9. Trích dẫn gián tiếp: Khi một tác giả nào nói đến tài liệu của một tác giả khác nào đó và không tìm thấy nguồn tài liệu. Chúng ta chỉ trích dẫn nguồn chính và nguồn tài liệu mà chúng ta đã đọc, chẳng hạn (McCarty, 2002, trích từ Ballard, 2003). Nếu có thể, nên tránh sử dụng trích dẫn gián tiếp trong cả bài viết và trong danh mục tham khảo.
10. Nguồn của các bảng biểu và đồ thị - viết dưới bảng, viết:
Nguồn: Tác giả (năm) (nếu được tác giả (năm, trang)), ví dụ:
Jackson (2004, tr. 2-3)
11. Trích dẫn các tài liệu tiếng Việt: Nếu các ấn phẩm bằng tiếng Việt được nhắc tới, tên của tác giả Việt Nam được viết đầy đủ, ví dụ như Lê Xuân Lộc (2004).