Một Số ĐỀ THI HK I Lịch Sử 10

ngan trang

New member
Đề 1:
Câu 1: (2 điểm)
Em hãy nêu những thành tựu văn hóa của các quốc gia Cổ Đại Phương Đông trên lĩnh vực chữ viết và toán học ?
Câu 2: (2 điểm)
So sánh các quốc gia Cổ Đại Phương Đông và các quốc gia Cổ Đại Địa Trung Hải theo yêu cầu sau: điều kiện tự nhiên; nền tảng kinh tế; thời gian hình thành nhà nước; cơ cấu xã hội; thể chế chính trị; thành tựu văn hóa ?
Câu 3: (2 điểm)
Em hãy nêu những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời kỳ Phong Kiến trên lĩnh vực tư tưởng và sử học ?
Câu 4: (2 điểm)
Trình bày những hiểu biết của em về Vương triều Gúp Ta trong lịch sử Ấn Độ Trung Đại.
Câu 5: (2 điểm)
Lãnh Địa Phong Kiến là gì ? các giai cấp chính trong xã hội Phong Kiến Tây Âu ? đặc điểm của Lãnh Địa Phong Kiến.
 
Đề 2:

Câu 1: Lập bảng so sánh về điều kiện tự nhiên, thời gian hình thành nhà nước, các giai cấp xã hội và thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Đông và các quốc gia cổ đại Phương Tây (4đ)
Câu 2: Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến những khu vực nào? (2đ)
Câu 3: Vẽ sơ đồ bộ máy Nhà nước thời Tần-Hán và rút ra nhận xét (2đ)
Câu 4:Trình bày nguyên nhân và vai trò của sự xuất hiện thành thị trung đại (2đ)

Câu 1:
*Phương Đông:
- Điều kiện tự nhiên: Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, được các con sông bồi đắp phù sa, màu mỡ..
- Thời gian hình thành nhà nước: Khoảng thiên niên kỉ IV- III T.CN
- Giai cấp xã hội: Quý tộc, Nông dân công xã, Nô lệ
- Thể chê chính trị: Quân chủ chuyên chế

* Phương Tây
- Điều kiện tự nhiên: Vùng ven biển, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng…
- Thời gian hình thành nhà nước: Khoảng thiên niên kỉ I T.CN
- Giai cấp xã hội: Chủ nô, Bình dân, Nô lệ
- Thể chê chính trị: Dân chủ chủ nô

Câu 2: (2đ)
Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng tới khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á
Câu 3: (2đ)
Vẽ sơ đồ đúng, đẹp (1đ)
Nhận xét: Đây là bộ máy nhà nước theo chế độ QCCC TW tập quyền (1đ)
Câu 4: Nguyên nhân và vai trò của thành thị trung đại
Nguyên nhân(1đ)
- Sản xuất phát triển, xuát hiện tiền đề của nền kinh tế hàng hóa…
- Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa mạnh mẽ…
Vai trò (1đ)
- Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển..
- Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền..hình thành các trường đại học lớn…
 
Đề 3:

Câu 1 (4,0 điểm):
Trình bày sự hình thành và phát triển của vương quốc Campuchia?
Câu 2 (3,0 điểm):
Em có nhận xét gì về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
Câu 3 (3,0 điểm):
Nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?

ĐÁP ÁN
Câu 1: (4,0 đ)
- Ở Cam-pu-chia tộc người chủ yếu là Khơ me.
- Địa bàn sinh sống ban đầu là phía bắc nước Cam-pu-chia ngày nay trên cao nguyên Cò Rạt và mạn trung lưu sông Mê Công; đến thế kỷ VI Vương quốc người Cam-pu-chia được thành lập.
- Thời kỳ Ăng-co (802 - 1432) là thời kỳ phát triển nhất của vương quốc Cam-pu-chia, họ quần cư ở bắc Biển Hồ, kinh đô là Ăng-co được xây dựng ở tây bắc Biển Hồ.
- Biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:
+ Về kinh tế: nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển.
+ Xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn.
+ Ăng co còn chinh phục các nước láng giềng, trở thành cường quốc trong khu vưc.
- Văn hóa: Sáng tạo ra những chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật.
- Kiến trúc, nổi tiếng nhất là quần thể kiến trúc Ăng co.

Câu 2 (3,0 đ)
- Sống đơn sơ, giản dị, hòa nhập với thiên nhiên (dẫn chứng: ăn, trang phục, nhà ở…)
- Đời sống tinh thần phong phú, đa dạng: các phong tục tập quán, ca múa, lễ hội, tín ngưỡng…

Câu 3 (3,0 đ)
+ Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược…
+ Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình Þ nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình vâng mệnh kháng chiến…
 
Đề 4:

Câu 1: (2 điểm)
Em hãy nêu những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến trên lĩnh vực tư tưởng và sử học?
Câu 2: ( 5 điểm)
Thời kỳ hình thành, phát triển và nét văn hóa đặc sắc của Vương quốc Lào?
Câu 3: (3 điểm)
Lãnh địa phong kiến là gì? Các giai cấp chính trong xã hội phong kiến Tây Âu? Đặc điểm của lãnh địa phong kiến?

ĐÁP ÁN
Câu 1:
a.Tư tưởng:
- Nho giáo: là công cụ sắc bén, cơ sở lí luận và chỗ dựa của CĐPK. Người sáng lập: Khổng Tử
+ Đề cao chữ “nhân” trong trị quốc
+ Tam cương: ba mối quan hệ giường cột trong xã hội, kỉ cương của đạo đức PK ( vua – tôi, cha – con, chồng – vợ)
+ Ngũ thường: năm đức tính của người quân tử ( nhân, lễ, nghĩa, trí, tín)
- Phật giáo: Phát triển thịnh đạt dưới thời Đường
b. Sử học: “ Sử kí” – Tư Mã Thiên, có giá trị cao về tư liệu và tư tưởng.
=>Ý nghĩa:
- Là di sản văn hóa vô cùng quý giá của nhân dân TQ
- Là cống hiến to lớn của nhân dân TQ đối với nền văn minh thế giới, có ảnh hưởng đối với Châu Á (VN)

Câu 2:
a. Thời kì hình thành:
- Chủ nhân: Người Lào Thơng
- TKỉ XIII, một nhóm người nói thiếng Thái di cư sống hòa hợp với người Lào Thơng à người Lào Lùm
- Năm 1353, Pha Ngừm thống nhất các mường Lào lập nên nước Lan Xang (Triệu Voi)
b. Sự phát triển: thịnh vượng nhất từ thế kỉ XV – XVII ( dưới triều vua Xu – li – nha Vông – xa )
+ Chia đất nước thành các mường, cử quan cai trị
+ Xây dựng quân đội do vua chỉ huy
+ Buôn bán với người Châu Âu
+ Giữ quan hệ hòa hiếu với CPC và Đại Việt, chống quân xâm lược Mi-an-ma.
- Thế kỉ XVIII, Lào suy yếu => 1 tỉnh của Xiêm => thuộc địa của Pháp (1893)
c. Văn hóa:
- Sáng tạo chữ viết riêng trên cơ sở chữ CPC + Mianma
- Thích ca nhạc, ưa múa hát
- Kiến trúc: Thạt Luổng => thể hiện tinh thần đoàn kết

Câu 3:
a. Lãnh địa PK: ra đời giữa thế kỉ IX
- Là khu đất riêng của quý tộc và nhà thờ, rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần …..
- Là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.
b. Các giai cấp chính:
- Nông nô: SX chính, bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa
- Lãnh chúa: sống xa hoa, nhàn rỗi, sung sướng bằng việc bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô
c. Đặc điểm:
- Lãnh địa là cơ sở KT đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cung, tự cấp, tự túc.
- Lãnh địa là đơn vị chính trị độc lập có quân đội, tòa án pháp luật riêng, CĐ thuế khóa, tiền tệ, đo lường riêng...
 
Đề 5:


Câu 1: (2 điểm)
Em hãy nêu những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến trên lĩnh vực văn học và khoa học – kĩ thuật ?
Câu 2: ( 5 điểm)
Thời kỳ hình thành, phát triển và nét văn hóa đặc sắc của Vương quốc Campuchia?
Câu 3: (3 điểm)
Thế nào là phát kiến địa lý? Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý

ĐÁP ÁN

Câu 1:
a.Văn học:
- Thơ Đường: nổi bật nhất
+ Phản ánh toàn diện bộ mặt XHTQ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, đặt cơ sở nghệ thuật, phong cách, luật thể cho thi ca TQ sau này.
+ Các tác gia nổi tiếng: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị….
- Tiểu thuyết Minh Thanh: Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần), Tam Quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Thủy Hử (Thi Nại Am), Tây Du Kí (Ngô Thừa Ân)…
b. Khoa học – kĩ thuật:
- Đạt nhiều thành tựu: hàng hải, gốm, dệt, luyện sắt…
- Bốn phát minh lớn: giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng.
- Y học: Hoa Đà…
- Nghệ thuật: Vạn Lí Trường Thành...

Câu 2:
a. Thời kì hình thành:
- Chủ nhân: Người Khơ – me.
- Địa bàn sinh tụ: cao nguyên Cò Rạt và trung lưu s. Mê kông ( phía Bắc CPC hiện nay)
- Thể kỉ VI, vương quốc CPC được hình thành (Chân Lạp)
b. Sự phát triển: rực rỡ nhất thời kì Ăng Co
(802 - 1432)
+ KT: Nông nghiệp, ngư nghiệp, TCN đều phát triển
+ CT: không ngừng mở rộng lãnh thổ, trở thành cường quốc trong khu vực. Đặc biệt dưới thời vua
Giay – a – vác – man VII (1181 – 1201)
- Thế kỉ XIII, CPC bắt đầu suy yếu, bị vương quốc Thái tấn công à bỏ kinh đô Ăng Co chạy về miền Namà Pháp xâm chiếm 1863
c. Văn hóa:
- Sáng tạo chữ Khơ-me cổ trên cơ sở chữ Phạn (Ấn Độ)
- Văn học dân gian và văn học viết phát triển: truyện cười, truyện Trạng…
- Kiến trúc: quần thể kiến trúc Ăng co vát và Ăng co thom…

Câu 3:
a. Phát kiến địa lý:
- Là những cuộc hành trình tìm ra những vùng đất mới, dân tộc mới.. diễn ra chủ yếu ở thế kỉ XV – XVI.
b. Nguyên nhân:
- SX phát triển à nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường cao
- Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả rập độc chiếm.
- KH – KT có nững bước tiến quan trọng: đóng tàu, sa bàn, hải đồ…
c. Hệ quả:
- Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức, lần đầu tiên có hình ảnh chính xác về Trái Đất hình cầu.
- Đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất.
- Thúc đẩy sự tan rã của QHPK
- Nảy sinh cướp bóc và buôn bán nô lệ.
 
Đề 6:


Câu 1( 4,0 điểm). Trình bày những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia cổ đại phương Tây? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?
Câu 2( 3,5 điểm). Trình bày các cuộc phát kiến địa lí lớn ở thế kỉ XV – XVI? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí đó?
Câu 3( 2,5 điểm). Tại sao vào hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Tây Âu?

ĐÁP ÁN

Câu 1:
- Lịch: Một năm có 365 ngày và 1/4, 1 năm có 12 tháng, lần lượt có 30 và 31 ngày riêng tháng 2 có 28 ngày.
- Chữ viết:
+ Hệ thống chữ cái A, B, C.. có 20 chữ sau thêm 6 chữ.
+ Hệ chữ số La mã
- Toán học: mệnh đề, định lý có giá trị khái quát cao của Pitago, Talét, Ơcơlit
- Vật lý: nguyên lý về vật nổi và các phát minh cơ học của Acsimét
- Sử học: trình bày có hệ thống lịch sử của một nước hay một cuộc chiến tranh (Hêrôđôt)
- Địa lý: STrabôn khảo sát các vùng quanh ĐTH
- Văn học Hy Lạp: Anh hùng ca của Hôme là Iliat và Ôđixê
- Hi Lạp: nhà văn, nhà soạn kịch (Kịch kèm theo hát) như Sô Phốc, Ê Sin,…
Các khoa học đến đây mới trở thành khoa học vì đến đây các khoa học đã đạt đến trình độ chính xác cao...

Câu 2:
- 1487 B. Đia xơ Thám hiểm bờ biển phía Tây châu Phi
1492 Cô lôm bô Tìm ra châu Mỹ
1497 Va-xcô-đa Ga-ma Đến Ca-li-cút bờ biển tây nam ấn Độ
1519 -1522 Ma-gien-lăng Đi vòng quanh thế giới
+ Văn hoá: tạo nên sự chuyển biến nhận thức của con người: Khẳng định trái đất hình cầu, các dân tộc mới, vùng đất mới.
+ Ktế: Mở ra con đường mới, thị trường mới. Đem về cho Tây Âu nhiều vàng bạc, nguyên liệu.
+ CT-XH: Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ PK và sự ra đời của CNTB. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

Câu 3:
- Vì đến thời kì hậu kì trung đại ở Tây Âu đã có đầy đủ những hình thức kinh doanh sau:
+ Công trường thủ công: quan hệ chủ với thợ.
+ Nông nghiệp: các trang trại TBCN và công nhân nông nghiệp.
+ Thương nghiệp: công ty thương mại.
- Xã hội Tây Âu biến đổi, các giai cấp mới được hình thành: giai cấp tư sản và giai cấp công nhân làm thuê.
- Với những biểu hiện như thế nên vào hậu kì trung đại quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Tây Âu
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top