Một số đề nghị luận xã hội mình cần mọi người giúp!

pswinter

New member
Xu
0
Mình vừa tìm hiểu được diễn đàn này và thấy được đây là một diễn đàn rất bổ ích cho học sinh, năm nay mình học 12, định thi khối D, nhưng phần nghị luận xã hội mình làm hơi kém, nên post topic này mong mọi người, các bạn, anh, chị, em giúp đỡ cho mình với:
-Nêu suy nghĩ của em về đức tính khiêm nhường!
- Suy nghĩ về câu nói: Ba điều làm nên giá trị của con người: Siêng năng, Chân thành, Thành đạt. (Khuyết danh)
- Suy nghĩ về câu nói: Nhân nghĩa làm cao con người, tiền tài danh vọng làm nhục con người (Euclide)
- Suy nghĩ về ý nghĩa câu thơ sau của Phùng Quán: Có những phút yếu lòng/ Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy.
Mình nghĩ diễn đàn có nhiều bạn, anh, chị, em làm rất tốt các thể loại nghị luận này, nên mong mọi người giúp mình, nêu ý, dàn bài ra thô cũng được, nếu viết hộ được 1 ít thôi cũng đã tốt quá rồi, bài NLXH của mình hay bị cô phê là đưa ngôn ngữ nói vào, giải thích chưa rõ ràng, lập luận ko chặt chẽ, thiếu dẫn chứng, nói chung là chẳng đáp ứng được yêu cầu nào!
Là mem mới, mình mong mọi người giúp đỡ, mình xin cảm ơn trước vậy!:friendly_wink:
 
Chào bạn ! ^^
Thực ra để làm bài văn nghị luận đạt yêu cầu không khó. NLXH thường có 1 bố cục chung, làm theo đúng bố cục, đọc nhiều thông tin để đưa dẫn chứng...là ổn rồi.

Bố cục 1 số dạng đề Nghị luận:

+ Nghị luận về 1 tư tưởng, đạo lí:


-Luận điểm 1: Giải thích tư tuởng, đạo lí
-LĐ 2: Phân tích mặt đúng của nội dung tư tưởng, đạo lí
- LĐ 3 : Bác bỏ những biểu hiện chưa đúng hoặc quan điểm lệch lạc về tư tưởng, đạo lí đó
- LĐ 4: Đáng giá ý nghĩa đối với đời sống và cn

KB: Liên hệ bản thân ( đây là điều không thể thiếu trong đề văn NL)

+ Dạng đề Nghị luận về 1 hiện tượng đời sống.


MB: - giới thiệu vấn đề NL
TB :
- LĐ 1: Nêu rõ hiện thượng sẽ nghị luận
- LĐ 2: Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên
- LĐ 3: Phân tích mặt lợi, hại của hiện tượng đời sống đó.
- LĐ 4 : Nêu những biện pháp để hạn chế mặt tiêu cực hoặc phát huy mặt tích cực
KB : - Liên hệ bản thân. Xây dựng chương trình hành động....

Chúc bạn học tốt !
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ví dụ với Đề: -Nêu suy nghĩ của em về đức tính khiêm nhường.
Đây là dạng nghị luận về 1 tư tưởng đạo lí ( đức tính khiêm nhường).
MB: Giới thiệu vấn đề
TB:
- Giải thích thế nào là khiêm nhường ( khiêm: khiêm tốn ; nhường: nhường nhịn)
- Phân tích:
Đây là 1 đức tính tốt, ta phân tích những mặt tốt của nó
+ Vai trò: Đức khiêm nhường giúp con người sống lễ độ hơn, xã hội yên bình hơn...
+ Biểu hiện: Nhường nhị người khác, lễ độ trong giao tiếp, khiêm tốn, giản dị trong hành xử, thái độ, phong cách....vv
- Bác bỏ biểu hiện chưa đúng:
Trong xã hội vẫn còn không ít người sống không biết khiêm nhường trong quan hệ và đối xử với người khác, sống tự kiêu tự đại, không tôn trọng những ng xung quanh.... vv
- Nêu ý nghĩa: Người sống khiêm nhường sẽ được mọi người yêu mến và kính trọng, các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn...
KB: Liên hệ bản thân.

Các đề còn lại cũng thuộc dạng nghị luận này. Chúc bạn thành công nhé ^^
 
Cảm ơn mọi người!
Vậy là ví dụ như đề 2: ta cần giải thích siêng năng, chân thành, thành đạt là gì đúng không ạ! Rồi phân tích lợi hại, biểu hiện của từng cái, rồi nêu lên cái chung phải không? Nếu thế thì có dài quá không ạ!
Còn đề cuối là thuộc dạng nào ạ, có phải nghị luận về đạo lí đâu, hay là nghị luận về một ý kiến bàn về văn học!
À cho em hỏi nốt, liên hệ bản thân là sao ạ, chẳng lẽ lại nói là mình chưa khiêm nhường (VD) hay đại loại thế ạ!
Em xin cảm ơn mọi người!
 
Cảm ơn mọi người!
Vậy là ví dụ như đề 2: ta cần giải thích siêng năng, chân thành, thành đạt là gì đúng không ạ! Rồi phân tích lợi hại, biểu hiện của từng cái, rồi nêu lên cái chung phải không? Nếu thế thì có dài quá không ạ!
Còn đề cuối là thuộc dạng nào ạ, có phải nghị luận về đạo lí đâu, hay là nghị luận về một ý kiến bàn về văn học!
À cho em hỏi nốt, liên hệ bản thân là sao ạ, chẳng lẽ lại nói là mình chưa khiêm nhường (VD) hay đại loại thế ạ!
Em xin cảm ơn mọi người!

Đúng vậy, thực ra dài hay ngắn là do cách viết và yêu cầu của đề. Ví dụ đề 15p hay học kì thì phải viết ở mức độ dài ngắn khác nhau. Hoặc ở văn phong của mỗi người. Nên bám sát vào từng luận điểm để phân tích chứ không nên cứ lan man, dài dòng, rồi lại thành dài mà thừa ý.

Liên hệ bản thân là đề ra chương trình hành động cho bản thân, cũng như những người xung quanh. Ví dụ đề 1 ta có thể liên hệ: LÀ 1 hs, là chủ nhân tương tai của đất nước, em sẽ cố gắng để trau dồi học tập, tu dưỡng đạo đức, nhân cách, để sao cho thành người sống tốt, có ích, biết khiêm nhường..... vv (Có nhiều cách liên hệ nhưng chung nhất là ý như vậy :D )

Đề cuối là dạng đề nghị luận từ 1 câu thơ, bài thơ, cũng giống như đưa ra 1 câu chuyện rồi yêu cầu mình bày tỏ suy nghĩ... Trước hết bạn giải thích nội dung câu thơ đó ( chú ý đến ''phút yếu lòng'' ; hình ảnh ''câu thơ''...) Rồi phân tích, bình luận về nó....Chứ không phải bàn về 1 ý kiến văn học bạn ah :)
 
Vâng! Em cảm ơn anh và mọi người đã giúp đỡ, có gì mọi người cứ vào cho thêm ý kiến ạ!
À chị vuonchuoixanh cho em hỏi, "câu thơ" có phải đại diện cho thơ văn, văn học nói chung không ạ! Ý 2 câu là thơ văn giúp nâng đỡ con người lúc khó khăn ạ!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
- Suy nghĩ về ý nghĩa câu thơ sau của Phùng Quán: Có những phút yếu lòng/ Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy.

Uhm, theo mình nên chia ra làm 2 ý:
- Thứ 1: Bày tỏ suy nghĩ theo ý nghĩa của nghệ thuật :
Có thể hiểu ''câu thơ'' là tượng trưng cho nghệ thuật, là chỗ dựa, nâng bước của tác giả nói riêng cũng như mọi người nói chung, đứng dậy khi ''những phút yếu lòng'' . Muốn vậy trước hết nghệ thuật phải có giá trị của nó, là nơi để con người có thể ''vịn'' mà tìm lại niềm tin....vv

-Thứ 2 : Bày tỏ suy nghĩ theo ý nghĩa xã hội:
''Câu thơ''... có thể tượng trưng cho lí tưởng, niềm đam mê của mỗi người, mà từ đấy con người tìm ra mục đích, ý nghĩa sống của mình, là ngọn đèn soi sáng cho con người vượt qua thất bại, tiếp tục đứng lên để hoàn thiện bản thân...
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top