Một số chỉ tiêu xác định mức độ phát triển kinh tế - xã hội

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Đây là tiêu thức thường được nêu ra đầu tiên, để so sánh, đánh giá qui mô, mức độ phát triển kinh tế và mức sống giữa các nước. GNP là tổng giá trị toàn bộ các sản phẩm cuối cùng và các hoạt động dịch vụ được tạo ra hàng năm của mỗi nước; GNP không kể các sản phẩm trung gian và các phần giá trị phải chi trả cho người nước ngoài, nhưng lại bao gồm cả phần giá trị được tạo ra ở nước ngoài mà thuộc quyền sở hữu của người trong nước.

● Tổng sản phẩm trong nước (GDP). Là tiêu thức so sánh cũng thường được dùng với GNP (hoặc thay thế GNP).
GDP khác GNP ở chỗ GDP không bao gồm phần giá trị của người trong nước được tạo ra ở nước ngoài, nhưng lại bao gồm cả những phần giá trị của người nước ngoài được tạo ra trong lãnh thổ quốc gia. GNP nhấn mạnh khía cạnh chủ sở hữu của các giá trị được tạo ra, bất kể được tạo ra ở nơi nào. Còn GDP nhấn mạnh khía cạnh không gian lãnh thổ của các giá trị được tạo ra, bất kể nó thuộc về ai, về quốc gia nào. Như vậy, trong cùng một niên hạn thống kê, cùng một biểu tính và chuyển đổi thì các chỉ số GNP và GDP chỉ bằng nhau trong 3 trường hợp sau:

(1) Khi tổng hợp trên qui mô toàn thế giới, không phân biệt quốc gia, lãnh thổ và chủ sở hữu.

(2) Những quốc gia có nền kinh tế khép kín, không đầu tư kinh doanh sản xuất ở nước ngoài, cũng không buôn bán, liên doanh, nhận đầu tư của các nước ngoài.

(3) Nước có phần giá trị thu về từ nước ngoài cân bằng với phần giá trị phải trả cho người nước ngoài ở trong nước (trường hợp này ít xảy ra).

- Hầu hết các quốc gia trên thế giới nằm trong hai trường hợp sau đây:

+ Những quốc gia có GNP > GDP: là những nước chủ đầu tư lớn, có nhiều cơ sở kinh doanh sản xuất ở nước ngoài và nhận đầu tư của nước ngoài vào trong nước ít hơn. Đó là những nước mạnh, có nguồn thu nhập lớn ở ngoài lãnh thổ của họ.

+ Nước có GNP < GDP: là những nước có ít nguồn lực đầu tư ra nước ngoài và chấp nhận nhiều nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vào trong nước; thường là những nước đang phát triển, những nước còn lạc hậu; hoặc những nước có nhiều nguồn tài nguyên, lao động phong phú nhưng thiếu vốn đầu tư và các phương tiện khai thác có hiệu quả.

Vì vậy, khi sử dụng GNP và GDP làm tiêu thức so sánh qui mô và mức độ phát triển kinh tế xã hội giữa các nước trên thế giới, cần lưu ý: Tránh nhầm lẫn và đồng nhất giữa GNP và GDP. Những chỉ số GNP và GDP là cần thiết để phác hoạ những nét lớn bộ mặt KT-XH của một quốc gia, nhưng cũng chưa đủ là “thước đo ngắn gọn” và “tốt nhất” về tầm vóc một nền kinh tế cũng như mức sống của người dân. Ví dụ Trung Quốc, Ấn Độ và Iran là những nước có GNP nằm trong số 20 nước dẫn đầu TG, nhưng trình độ phát triển sức SX và mức sống trung bình còn ở dưới mức trung bình của TG. Khi nhấn mạnh và làm rõ khía cạnh chủ sở hữu từng quốc gia, thì người ta sử dụng GNP. Còn khi cần hình dung cụ thể về khu vực phân bố theo lãnh thổ thì người ta dùng GDP.

● Bình quân GNP/người hoặc GDP/người. Là tiêu thức để chỉ ra mức sống trung bình (mức tiêu dùng) của mỗi quốc gia và sự chênh lệch giàu-nghèo về đời sống vật chất giữa các quốc gia, các khu vực lãnh thổ trên thế giới.

GNP và GDP được tính theo tiền riêng của mỗi nước, sau đó qui đổi qua USD theo tỉ giá hối đoái chính thức giữa 2 loại tiền. Nhưng trên thực tế, giá trị sức mua của 1USD ở mỗi nước lại khác nhau và rất khác so với ở Hoa Kỳ, do đó không đánh giá được sát đúng thực tế mức tiêu dùng giữa các quốc gia. Vì vậy, đầu 1990, Liên Hiệp Quốc đưa ra phương pháp tính GDP của mỗi nước theo sức mua tương đương (PPP) hay đồng giá sức mua, làm cho kết quả so sánh gần đúng với thực tế hơn. Ví dụ, năm 1998, GNP/người của Việt Nam tính theo cách cũ là 310 USD/người, theo cách tính mới là 1.755 USD/người.

● Chỉ số phát triển (HDI). Chỉ số này là sự kết hợp của 3 yếu tố: Tuổi thọ BQ; Giáo dục (tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học trung bình) và GDP/người (theo PPP - đồng sức mua).

Chỉ số HDI là tiêu thức để bổ sung và làm sáng tỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển sức sản xuất và mức sống vật chất-văn hoá giữa các nước. Chỉ số này không chỉ phản ánh qui mô sản xuất, tiêu dùng theo đầu người về các giá trị vật chất mà còn phản ánh một phần giá trị tinh thần, đạo lý, văn hoá, giáo dục, y tế, công bằng xã hội, an ninh xã hội, chất lượng môi trường.

● Cơ cấu kinh tế (% GDP): Là tỉ trọng (%) các ngành trong nền kinh tế, tính theo giá trị sản phẩm (có thể hiểu theo nghĩa thông thường là cơ cấu các ngành kinh tế). Đây là tiêu thức phản ánh đặc trưng trình độ phát triển và sức mạnh kinh tế của một nước, một vùng.

GDP là tỉ trọng (%) tương quan của 3 nhóm ngành (3 khu vực) kinh tế: Nông nghiệp (N-L-N); Công nghiệp (CN-XD); Dịch vụ (bao gồm mọi hoạt động kinh tế hữu ích ngoài CN và NN). Những nước có công-thương nghiệp-dịch vụ chiếm tỉ trọng cao là những nước phát triển mạnh, thu nhập cao (ngược lại).

Ngoài các tiêu chí trên, để xác định rõ sức mạnh kinh tế, trình độ phát triển KT-XH của một quốc gia, mức sống TB của người dân một nước, một khu vực lãnh thổ; người ta còn sử dụng nhiều tiêu thức và chỉ số khác bổ sung nhằm tránh sự đánh giá và so sánh phiến diện. Đó là các chỉ số về: Cơ cấu dân cư, X-NK, mức độ giàu có của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, vốn nhân lực, vốn sản xuất (máy móc, thiết bị và cấu trúc hạ tầng). Ngoài ra, khả năng phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế; vai trò của nó trong tổng thể kinh tế thế giới cũng được xem là sức mạnh kinh tế của một quốc gia.



Nguồn: Giáo trình Địa lý kinh tế xã hội VN
 
Việt nam ta nên sử dụng chỉ số GNP trong những bài phát biểu hơn là GDP

Đầu tư nuớc ngoài thì ít ( chủ yếu sang Lào ) mà đuợc các nuớc khác đầu tư thì nhiều..

Bây giờ ở Hải Phòng có công ty tòan tuyển nhân viên TQ , khiến cho nguồn lao động Vn nhiều mà tỉ lệ thất nghiệp và ko có việc làm thì lớn
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top