Câu hỏi: Khí khổng là gì?
Trả lời:
Khí khổng là những lỗ cực nhỏ trong lá. Khi khí khổng mở, chúng để cho không khí vào và ra, đồng thời nước cũng thoát ra. Khi khí khổng đóng, nước được giữ lại bên trong lá.
[ATTACH]9273[/ATTACH]
1. Tế bào biểu bì; 2. Tế bào bảo vệ; 3. Lỗ khí.
Cấu tạo của khí khổng
[ATTACH]9271[/ATTACH]
Khí khổng (Ảnh chụp dưới kính hiển vi)
Thực vật hấp thu nước từ đất thông qua rễ. Nước này di chuyển lên thân và lá, ở đó sẽ có khoảng 90% bốc hơi qua khí khổng. Cây lớn mất hơn 800 lít nước mỗi ngày qua khí khổng trong lá. Lượng nước mất từ lá dưới dạng bốc hơi được gọi là sự thoát nước. Các quá trình khác của thực vật liên quan đến nước gồm có sự quang hợp (dùng nước để tạo ra thức ăn) và sự hô hấp (trong đó nước được tạo ra). Khi trời tối, thực vật đóng khí khổng của chúng lại.
[ATTACH]9272[/ATTACH]
Cơ chế đóng mở của khí khổng
Dữ kiện: Mỗi ngày, lượng nước mất đi của một cây lớn đủ để cho ta tắm 8 đợt bằng vòi hoa sen. Khoảng 99% lượng nước do rễ hấp thu bị mất qua lá trong sự thoát nước