Vượt lên gần 150 đồ án dự thi, tác phẩm của sinh viên Việt Nam Lê Ngọc Anh đã đoạt giải Nhì của cuộc thi Kiến trúc học Chernozemia - 2009 lần 3, được tổ chức hàng năm tại thành phố Voronezh (Nga) với đồ án Trường trung học phổ thông 860 học sinh.
Sinh viên Lê Ngọc Anh
1. Sinh viên Lê Ngọc Anh hiện đang học năm thứ 5 khoa Kiến trúc - xây dựng, Trường ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Tambov. Anh là sinh viên nước ngoài đầu tiên đồng thời cũng là sinh viên đầu tiên của trường này giành giải thưởng Kiến trúc học Chernozemia.
Đồ án của Lê Ngọc Anh được hội đồng giám khảo đánh giá cao tính thực tế, giải quyết đúng, đủ và hợp lý tính năng của công trình. Đồng thời đã giải quyết tốt các tiêu chuẩn của Nga dành cho trường học như: Hướng gió, chiếu sáng, kinh tế, các công năng của các khu thể dục thể thao, nhà học, hội trường, sân vườn...
Ý tưởng chính của Lê Ngọc Anh là trường học - môi trường dành cho trẻ - phải thân thiện. Vì vậy đã giải quyết tốt sự giao thoa của các hình khối rất đơn giản (khối hộp chữ nhật, khối lập phương, hình vuông...), không có các góc nhọn (không tạo cảm giác nguy hiểm, sợ hãi cho trẻ), không có các đường cong lượn (không bay bổng, khó hiểu cho trẻ).
2. Trường học phổ thông ở Nga và các nước châu Âu khác với Việt Nam là không chia ra làm các cấp 1,2,3. Tất cả các lớp từ lớp 1 đến lớp 11 đều học trong một ngôi trường. Nên vấn đề đặt ra là làm sao để không những phù hợp với học sinh lớp lớn ( lớp 8, 9, 10, 11), trung bình (4, 5, 6, 7) mà còn hợp lý cho cả các lớp nhỏ (1, 2, 3) khi mới vừa từ mẫu giáo lên. Các khu nhà học và đơn vị kiến trúc đi kèm (phòng nghỉ, khu thể dục thể thao, sân trong, hội trường, khu nghiên cứu, phòng thí nghiệm...) dành cho các lứa tuổi khác nhau không những phải phát huy được tối đa công năng của chúng mà còn không gây cản trở giao thông, không chồng chéo trong trường học.
Công trình phải đơn giản, dễ hiểu, thân thiện theo đúng nghĩa trường học phổ thông - nhà xã hội dành cho trẻ em, học sinh.
Đồ án này đã hoàn thiện khi Lê Ngọc Anh còn là sinh viên năm thứ 4. Cũng như các đồ án khác trong chương trình đào tạo kiến trúc sư của Nga, các sinh viên có 2 tháng để thực hiện dưới sự hướng dẫn của 2 giảng viên. Sau đó khoa sẽ thành lập hội đồng để chấm điểm đồ án cho các khóa khác nhau. Hướng dẫn Lê Ngọc Anh là trợ lý giáo sư. M.Popov và giảng viên I.JU. Karasova. Đồ án được hội đồng chấm điểm 5 MF (5 MF tức là 5 tuyệt đối).
3. Trường học môi trường thân thiện (child- friendly school) là mô hình trường học do UNICEF đưa ra, nhằm khuyến khích các kiến trúc sư thiết kế trường học không những có trang thiết bị hiện đại mà còn tạo được môi trường phù hợp với tâm sinh lý học sinh trong các lứa tuổi ở trong lớp học. Đồng thời tạo nên sự an toàn tuyệt đối cho học sinh khi vui chơi và các hoạt động ngoài trời.
Ở nước ta, nhiều kiến trúc sư thiết kế trường học còn nặng về hình thức, tạo nên những hình khối nặng nề, nhiều góc cạnh, xa lạ. Cũng nhiều nơi coi trường học chỉ là những lớp có hình khối chữ nhật ghép lại với nhau, ít chú ý đến môi trường cảnh quan chung quanh như vườn hoa, nơi vui chơi, hoạt động ngoài trời, chưa tạo được một môi trường thân thiết để các em coi trường học là ngôi nhà của mình.
Trong hoàn cảnh đó, việc một sinh viên Việt Nam thành công với đồ án thiết kế trường học tại Nga là một điều đáng để suy ngẫm.
Sinh viên Lê Ngọc Anh
1. Sinh viên Lê Ngọc Anh hiện đang học năm thứ 5 khoa Kiến trúc - xây dựng, Trường ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Tambov. Anh là sinh viên nước ngoài đầu tiên đồng thời cũng là sinh viên đầu tiên của trường này giành giải thưởng Kiến trúc học Chernozemia.
Đồ án của Lê Ngọc Anh được hội đồng giám khảo đánh giá cao tính thực tế, giải quyết đúng, đủ và hợp lý tính năng của công trình. Đồng thời đã giải quyết tốt các tiêu chuẩn của Nga dành cho trường học như: Hướng gió, chiếu sáng, kinh tế, các công năng của các khu thể dục thể thao, nhà học, hội trường, sân vườn...
Ý tưởng chính của Lê Ngọc Anh là trường học - môi trường dành cho trẻ - phải thân thiện. Vì vậy đã giải quyết tốt sự giao thoa của các hình khối rất đơn giản (khối hộp chữ nhật, khối lập phương, hình vuông...), không có các góc nhọn (không tạo cảm giác nguy hiểm, sợ hãi cho trẻ), không có các đường cong lượn (không bay bổng, khó hiểu cho trẻ).
2. Trường học phổ thông ở Nga và các nước châu Âu khác với Việt Nam là không chia ra làm các cấp 1,2,3. Tất cả các lớp từ lớp 1 đến lớp 11 đều học trong một ngôi trường. Nên vấn đề đặt ra là làm sao để không những phù hợp với học sinh lớp lớn ( lớp 8, 9, 10, 11), trung bình (4, 5, 6, 7) mà còn hợp lý cho cả các lớp nhỏ (1, 2, 3) khi mới vừa từ mẫu giáo lên. Các khu nhà học và đơn vị kiến trúc đi kèm (phòng nghỉ, khu thể dục thể thao, sân trong, hội trường, khu nghiên cứu, phòng thí nghiệm...) dành cho các lứa tuổi khác nhau không những phải phát huy được tối đa công năng của chúng mà còn không gây cản trở giao thông, không chồng chéo trong trường học.
Công trình phải đơn giản, dễ hiểu, thân thiện theo đúng nghĩa trường học phổ thông - nhà xã hội dành cho trẻ em, học sinh.
Đồ án này đã hoàn thiện khi Lê Ngọc Anh còn là sinh viên năm thứ 4. Cũng như các đồ án khác trong chương trình đào tạo kiến trúc sư của Nga, các sinh viên có 2 tháng để thực hiện dưới sự hướng dẫn của 2 giảng viên. Sau đó khoa sẽ thành lập hội đồng để chấm điểm đồ án cho các khóa khác nhau. Hướng dẫn Lê Ngọc Anh là trợ lý giáo sư. M.Popov và giảng viên I.JU. Karasova. Đồ án được hội đồng chấm điểm 5 MF (5 MF tức là 5 tuyệt đối).
|Đồ án Trường trung học phổ thông 860 học sinh
3. Trường học môi trường thân thiện (child- friendly school) là mô hình trường học do UNICEF đưa ra, nhằm khuyến khích các kiến trúc sư thiết kế trường học không những có trang thiết bị hiện đại mà còn tạo được môi trường phù hợp với tâm sinh lý học sinh trong các lứa tuổi ở trong lớp học. Đồng thời tạo nên sự an toàn tuyệt đối cho học sinh khi vui chơi và các hoạt động ngoài trời.
Ở nước ta, nhiều kiến trúc sư thiết kế trường học còn nặng về hình thức, tạo nên những hình khối nặng nề, nhiều góc cạnh, xa lạ. Cũng nhiều nơi coi trường học chỉ là những lớp có hình khối chữ nhật ghép lại với nhau, ít chú ý đến môi trường cảnh quan chung quanh như vườn hoa, nơi vui chơi, hoạt động ngoài trời, chưa tạo được một môi trường thân thiết để các em coi trường học là ngôi nhà của mình.
Trong hoàn cảnh đó, việc một sinh viên Việt Nam thành công với đồ án thiết kế trường học tại Nga là một điều đáng để suy ngẫm.
Cuộc thi Kiến trúc học Chernozemia - 2009 lần 3 được tổ chức hàng năm tại thành phố Voronezh (Nga) là một cuộc thi mang tính chuyên nghiệp cao dành cho các kiến trúc sư, chuyên gia quy hoạch, các giáo sư và cả sinh viên các trường nghệ thuật, kiến trúc - xây dựng.
Theo KTS Đoàn Đức Thành
Thể Thao& Văn Hóa
Thể Thao& Văn Hóa