• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Một sinh viên sáng tạo từ những ý tưởng 'không tưởng'

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Vượt qua 800 đề án, “ToiTietKiem.com - Giải pháp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường” của chàng trai 20 tuổi Phan Ngọc Thắng đã giành giải nhất cuộc thi “ Ý tưởng Xanh 2009”.

Ý tưởng “ToiTietKiem.com” đã được Thắng (sinh viên ĐH FPT) ấp ủ từ cách đây hai năm nhưng chưa có động lực để hiện thực hóa. Vì vậy, khi biết cuộc thi “Ý tưởng Xanh” (do Bộ GD-ĐT, Tổng cục môi trường phối hợp với Công ty ô tô Toyota Việt Nam tổ chức), Thắng chỉ mất có ba ngày để hoàn thiện.​

gd-3.5-y-tuong.jpg


Phạm Tấn Khoa với những chiếc gáo dừa, nguyên liệu để sản xuất ra bê tông nhẹ. Xuất phát từ thực tế nhiều gia đình phải trả tiền điện rất cao, trong khi có cách để tiết kiệm một cách hiệu quả nhưng ít người biết và quan tâm, dự án của Thắng sẽ dùng sức mạnh truyền thông của công nghệ tác động vào giới trẻ, những người sử dụng nhiều năng lượng và lãng phí nhất để thay đổi nhận thức. Ý tưởng đơn giản là thế, nhưng trong quá trình triển khai, Thắng lại vấp phải những khó khăn về mặt kỹ thuật khiến Thắng phải đầu tư khá nhiều công sức và tiền bạc để tự mày mò khắc phục.

Giải nhất mà Thắng giành được đã nhận được khoản tài trợ 250 triệu đồng từ Công ty Toyota Việt Nam để biến ý tưởng thành hiện thực. “Khoản tiền này sẽ được dùng để tổ chức các buổi talk show, triển lãm; sau đó nâng cấp server với những công nghệ mới hơn để cải thiện cho phần mềm của dự án”, Thắng chia sẻ.

Một trong những ý tưởng thú vị nhất của cuộc thi “Ý tưởng Xanh 2009” cùng nhận được khoản tài trợ 250 triệu đồng là biến gáo dừa thành bê tông nhẹ của Nguyễn Tấn Khoa (23 tuổi, cựu sinh viên ĐH Bách khoa TP HCM). Dự án tận dụng nguồn phế thải gáo dừa từ công nghệ sản xuất cơm dừa nạo sấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long để làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, ban đầu, ý tưởng của Khoa bị coi là “không tưởng” vì không ai tin rằng gáo dừa có thể sản xuất ra bê tông.

Theo đánh giá của Ban giám khảo, bên cạnh cách xử lý nguồn phế thải gáo dừa (dùng nhiệt lượng để đốt cháy trong môi trường yếm khí; sản xuất các sản phẩm trang trí) thì dự án của Khoa vừa mang lại nguồn lợi kinh tế đồng thời tăng thêm việc bảo vệ môi trường. “Theo tính toán, chi phí cho dự án khoảng một tỷ đồng và giá thành của loại bê tông này khoảng 900.000 đồng một m3. Tuy nhiên, dự kiến, sau khi dự án được mở rộng loại bê tông này sẽ rẻ hơn để mọi người đều sử dụng được”, Khoa chia sẻ.

Trao đổi với Đất Việt, giáo sư Nguyễn Lân Dũng (Ủy viên Ban giám khảo - Chuyên gia cao cấp Viện Vi sinh vật và công nghệ sinh học, ĐH Quốc gia Hà Nội) đánh giá cao tính sáng tạo của các dự án. “Với mức đầu tư 250 triệu, các dự án này đều có khả năng thành công trong thực tiễn”, giáo sư Dũng nhận định.


Theo Đất việt.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top