rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Áp lực nhóm là vô cùng hiệu quả trong việc tạo ra sự phù hợp xã hội, và không ở đâu mà áp lực tuân theo nhóm mạnh mẽ hơn ở những nhóm nhỏ, gắn bó với nhau (về tình cảm, quyền lợi). Và áp lực nhóm mạnh mẽ như thế nào đã được chứng minh bằng thực nghiệm. Nhà tâm lý Solomon Asch đã tiến hành một trong những nghiên cứu nổi tiếng nhất: Ông cho những người tham gia xem 2 cái thẻ. Tấm đầu tiên có một đoạn thẳng. Tấm thứ hai có 3 đoạn thẳng, một trong số chúng có độ dài bằng đoạn thẳng ở tấm thứ nhất.
Các đối tượng được hỏi đoạn nào trong 3 đoạn dài bằng đoạn thẳng ở tấm thứ nhất. Trước khi thực nghiệm bắt đầu, Asch đã sắp xếp cho 7 người cấu kết với nhau để đưa ra những câu trả lời của họ trước khi những người tham gia khác trả lời. Ông hướng dẫn cho 7 người đó đôi lúc đưa ra câu trả lời sai. Cuối cùng, mặc dù nhiệm vụ có vẻ đơn giản, 3 trong 4 người tham gia đã đồng ý với một câu trả lời sai từ 7 người cấu kết ít nhất một lần – 1 trong 4 người tham gia đã đồng ý với câu trả lời sai 50% số lần.
Năm 2005, bác sỹ tâm thần và nhà khoa học thần kinh Gregory Berns đã cập nhật nghiên cứu của Asch – và phát hiện thấy các kết quả hầu như đồng nhất. Berns yêu cầu một nhóm đối tượng nhìn vào các vật thể, sau đó xác định xem liệu chúng là giống hay khác nhau. Lần lượt từng người một, những người tham gia được đưa vào một máy quét não, cho phép các nhà nghiên cứu nhìn thấy phần nào của não bộ đáp ứng trước nhiêm vụ. Nhưng 32 người tham gia không biết rằng trong nghiên cứu, có 4 người khác – người họ gặp trong phòng đợi – từng bị Berns xúi giục đưa ra những câu trả lời sai cho một số câu hỏi.
Trong phòng đợi, mỗi người tham gia, và những người câu kết, tán gẫu, chơi đùa và chụp ảnh nhau, tất cả đều là một cách để hình thành nên một sự liên kết nhóm. Sau đó những người tham gia đi vào phòng MRI. Những người tham gia được cho biết rằng, đầu tiên, những người khác sẽ thảo luận về những quan sát của họ như một nhóm, sau đó quyết định xem liệu các vật thể là giống nhau hay khác nhau. Đối tượng được cho thấy câu trả lời của nhóm, và sau đó là của đối tượng. Đôi lúc nhóm nhất trí đưa ra một đáp án sai; những lúc khác nhóm nhất trí đưa ra một đáp án đúng. Vài đáp án hỗn hợp cũng được tính đến.
Về trung bình, những người tham gia nhất trí với những câu trả lời sai nhiều hơn 40% số lần.
Hình ảnh MRI cho thấy những người đầu hàng trước áp lực nhóm thì có hoạt động trong vùng não dành cho nhận thức về không gian; những người không có hoạt động trong vùng não đó thì cho thấy sự nhô lên về cảm xúc. Từ đó, Berns kết luận rằng áp lực nhóm thực sự khiến con người thay đổi nhận thức của họ về thực tế, trong khi đó những người chống lại áp lực nhóm thì trải nghiệm sự không thoải mái về cảm xúc.
Các kết quả của những nghiên cứu đó gây ngạc nhiên: Áp lực xã hội thường khiến con người thay đổi bức tranh về thực tế của họ, và những ai chống lại áp lực xã hội thì trải nghiệm sự khó chịu, rối loạn cảm xúc.
Nguồn
The Astonishing Power of Social Pressure
A new study shows that others can influence us more than we ever imagined.
Published on April 14, 2014 by Arthur Dobrin, D.S.W. in Am I Right?
PsychologyToday
Các đối tượng được hỏi đoạn nào trong 3 đoạn dài bằng đoạn thẳng ở tấm thứ nhất. Trước khi thực nghiệm bắt đầu, Asch đã sắp xếp cho 7 người cấu kết với nhau để đưa ra những câu trả lời của họ trước khi những người tham gia khác trả lời. Ông hướng dẫn cho 7 người đó đôi lúc đưa ra câu trả lời sai. Cuối cùng, mặc dù nhiệm vụ có vẻ đơn giản, 3 trong 4 người tham gia đã đồng ý với một câu trả lời sai từ 7 người cấu kết ít nhất một lần – 1 trong 4 người tham gia đã đồng ý với câu trả lời sai 50% số lần.
Năm 2005, bác sỹ tâm thần và nhà khoa học thần kinh Gregory Berns đã cập nhật nghiên cứu của Asch – và phát hiện thấy các kết quả hầu như đồng nhất. Berns yêu cầu một nhóm đối tượng nhìn vào các vật thể, sau đó xác định xem liệu chúng là giống hay khác nhau. Lần lượt từng người một, những người tham gia được đưa vào một máy quét não, cho phép các nhà nghiên cứu nhìn thấy phần nào của não bộ đáp ứng trước nhiêm vụ. Nhưng 32 người tham gia không biết rằng trong nghiên cứu, có 4 người khác – người họ gặp trong phòng đợi – từng bị Berns xúi giục đưa ra những câu trả lời sai cho một số câu hỏi.
Trong phòng đợi, mỗi người tham gia, và những người câu kết, tán gẫu, chơi đùa và chụp ảnh nhau, tất cả đều là một cách để hình thành nên một sự liên kết nhóm. Sau đó những người tham gia đi vào phòng MRI. Những người tham gia được cho biết rằng, đầu tiên, những người khác sẽ thảo luận về những quan sát của họ như một nhóm, sau đó quyết định xem liệu các vật thể là giống nhau hay khác nhau. Đối tượng được cho thấy câu trả lời của nhóm, và sau đó là của đối tượng. Đôi lúc nhóm nhất trí đưa ra một đáp án sai; những lúc khác nhóm nhất trí đưa ra một đáp án đúng. Vài đáp án hỗn hợp cũng được tính đến.
Về trung bình, những người tham gia nhất trí với những câu trả lời sai nhiều hơn 40% số lần.
Hình ảnh MRI cho thấy những người đầu hàng trước áp lực nhóm thì có hoạt động trong vùng não dành cho nhận thức về không gian; những người không có hoạt động trong vùng não đó thì cho thấy sự nhô lên về cảm xúc. Từ đó, Berns kết luận rằng áp lực nhóm thực sự khiến con người thay đổi nhận thức của họ về thực tế, trong khi đó những người chống lại áp lực nhóm thì trải nghiệm sự không thoải mái về cảm xúc.
Các kết quả của những nghiên cứu đó gây ngạc nhiên: Áp lực xã hội thường khiến con người thay đổi bức tranh về thực tế của họ, và những ai chống lại áp lực xã hội thì trải nghiệm sự khó chịu, rối loạn cảm xúc.
Nguồn
The Astonishing Power of Social Pressure
A new study shows that others can influence us more than we ever imagined.
Published on April 14, 2014 by Arthur Dobrin, D.S.W. in Am I Right?
PsychologyToday