rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo:
How Powerful is an Apology?
Spring.org.uk
Chúng ta giả định rằng nói lời xin lỗi sẽ giúp hàn gắn, nhưng liệu chúng ta có đánh giá quá mức sức mạnh của lời xin lỗi không ?
Có vô số những nhà chính trị, những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các ngôi sao xuất hiện trên TV và báo chí, nói lời xin lỗi cho những gì họ đã làm sai. Đôi lúc, những lời xin lỗi có vẻ như chân thành, lúc khác thì nó có tính chiếu lệ và không thành thật. Nhưng nói xin lỗi đã thực sự đủ để phục hồi lại uy tín của họ ?
Những kỳ vọng cao
Trong cuộc sống riêng tư, chúng ta cũng có những kỳ vọng rất cao về sức mạnh của lời xin lỗi. Hầu hết chúng ta được lớn lên trong nền văn hoá của sự xin lỗi : trẻ em phải nói xin lỗi khi chúng làm điều gì sai trái và lớn lên phải biết xin lỗi nếu chúng va đập vào ai trên đường phố.
Trong 1 nghiên cứu mới của nhà tâm lý học người Hà Lan David De Cremer và các cộng sự (De Cremer et al., 2010), họ đã có một linh cảm rằng nhận được một lời xin lỗi không có sức mạnh chữa lành như chúng ta tưởng đâu.
Trong nghiên cứu của họ, những người tham gia chơi một trò chơi tin tưởng. Mỗi người được phát cho 10 euro và cặp với một đối tác.
Những người tham gia được cho biết, nếu họ đưa tất cả tiền mặt cho đối tác, nó sẽ được tăng gấp 3 lần, sau đó đối tác của họ sẽ quyết định chia sẻ lại cho họ bao nhiêu tiền trong số 30 euro đó.
Trong thực tế, người thử nghiệm chỉ đưa lại 5 euro, vì vậy những người tham gia cảm thấy bị lừa. Điều này có nghĩa là những người thử nghiệm có thể kiểm tra được những hiệu quả của một lời xin lỗi.
Tuy nhiên, chỉ một nửa số người tham gia nhận được một lời xin lỗi thật sự, trong khi số còn lại chỉ tưởng tượng nhận được lời xin lỗi.
Sau đó, những người tham gia đánh giá cả những lời xin lỗi thật lẫn tưởng tượng theo thang điểm từ 1 đến 7 trên cơ sở mức độ "hoà giải" và "giá trị". Những người chỉ tưởng tượng về lời xin lỗi đánh giá nó là 5.3 điểm. Nhưng những người thực sự nhận được lời xin lỗi chỉ cho nó 3.5 điểm.
Điều này khẳng định những nghi ngờ của các nhà thử nghiệm rằng con người đánh giá quá cao giá trị của một lời xin lỗi.
Xin lỗi mới chỉ là sự bắt đầu
Phát hiện này phản ánh kinh nghiệm của chúng ta về những lời xin lỗi được nói công khai. Chúng ta tin là một điều sai phải trở nên đúng và có những kỳ vọng cao về một lời xin lỗi, nhưng chúng có một xu hướng gây thất vọng.
Chắc chắn rằng nói xin lỗi không phải là vô ích. Những lời xin lỗi thừa nhận sự tồn tại của những quy tắc xã hội và việc phá vỡ những quy tắc đó. Nếu lời xin lỗi chân thành thì có thể giúp phục hồi lại nhân phẩm của nạn nhân.
Con người tốt hơn là nên xin lỗi và nhận trách nhiệm cho những hành động của họ hơn là cố viện lý do và phủ nhận mình đã phạm một sai lầm. Nghiên cứu tâm lý học cho thấy sự viện lý do bào chữa và phủ nhận chỉ chọc tức người khác thôi.
Trong khi những lời xin lỗi có một chức năng hữu ích như là một bước đầu tiên, thì chúng ta dễ dàng đánh giá cao hiệu quả của nó có thể sửa chữa một mối quan hệ. Đây là lý do tại sao chúng ta cảm thấy bực bội khi những nhân vật của công chúng xin lỗi và sau đó hành động như thể vấn đề đã kết thúc.
Những lời xin lỗi không chân thành
Thật kỳ lạ là mọi người ít có khả năng phát hiện ra sự không chân thành khi những lời xin lỗi được nói trực tiếp với họ.
Theo một loạt nghiên cứu được tiến hành bởi Risen và Gilovich (2007), những người quan sát khắt khe với một lời xin lỗi không chân thành hơn người nhận được lời xin lỗi trực tiếp. Có thể điều này giúp giải thích tại sao mọi người hầu như luôn luôn chấp nhận một lời xin lỗi được nói trực tiếp với họ, cho dù lời xin lỗi đó là chân thành hay không. Chúng ta muốn tin rằng nó chân thành, tuy nhiên chúng ta có thể cảm nhận sau đó là nó không thực sự hiệu quả.
Nó cũng tương tự như khi có ai đó đang tâng bốc chúng ta. Những người đang quan sát điều này có thể nói đó là sự tâng bốc, nhưng chúng ta có xu hướng nghĩ nó là chân thật bởi vì nó làm chúng ta cảm thấy tốt về bản thân.
Risen và Gilovich phát hiện thấy những người quan sát có xu hướng phát hiện một lời xin lỗi không chân thành dễ dàng hơn và có thể từ chối nó.
Những lời xin lỗi không chân thành gây nguy hại, nó làm chúng ta cảm thấy tức giận và không tin tưởng cái người đang cố lừa chúng ta để tha thứ cho họ.
How Powerful is an Apology?
Spring.org.uk
Chúng ta giả định rằng nói lời xin lỗi sẽ giúp hàn gắn, nhưng liệu chúng ta có đánh giá quá mức sức mạnh của lời xin lỗi không ?
Có vô số những nhà chính trị, những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các ngôi sao xuất hiện trên TV và báo chí, nói lời xin lỗi cho những gì họ đã làm sai. Đôi lúc, những lời xin lỗi có vẻ như chân thành, lúc khác thì nó có tính chiếu lệ và không thành thật. Nhưng nói xin lỗi đã thực sự đủ để phục hồi lại uy tín của họ ?
Những kỳ vọng cao
Trong cuộc sống riêng tư, chúng ta cũng có những kỳ vọng rất cao về sức mạnh của lời xin lỗi. Hầu hết chúng ta được lớn lên trong nền văn hoá của sự xin lỗi : trẻ em phải nói xin lỗi khi chúng làm điều gì sai trái và lớn lên phải biết xin lỗi nếu chúng va đập vào ai trên đường phố.
Trong 1 nghiên cứu mới của nhà tâm lý học người Hà Lan David De Cremer và các cộng sự (De Cremer et al., 2010), họ đã có một linh cảm rằng nhận được một lời xin lỗi không có sức mạnh chữa lành như chúng ta tưởng đâu.
Trong nghiên cứu của họ, những người tham gia chơi một trò chơi tin tưởng. Mỗi người được phát cho 10 euro và cặp với một đối tác.
Những người tham gia được cho biết, nếu họ đưa tất cả tiền mặt cho đối tác, nó sẽ được tăng gấp 3 lần, sau đó đối tác của họ sẽ quyết định chia sẻ lại cho họ bao nhiêu tiền trong số 30 euro đó.
Trong thực tế, người thử nghiệm chỉ đưa lại 5 euro, vì vậy những người tham gia cảm thấy bị lừa. Điều này có nghĩa là những người thử nghiệm có thể kiểm tra được những hiệu quả của một lời xin lỗi.
Tuy nhiên, chỉ một nửa số người tham gia nhận được một lời xin lỗi thật sự, trong khi số còn lại chỉ tưởng tượng nhận được lời xin lỗi.
Sau đó, những người tham gia đánh giá cả những lời xin lỗi thật lẫn tưởng tượng theo thang điểm từ 1 đến 7 trên cơ sở mức độ "hoà giải" và "giá trị". Những người chỉ tưởng tượng về lời xin lỗi đánh giá nó là 5.3 điểm. Nhưng những người thực sự nhận được lời xin lỗi chỉ cho nó 3.5 điểm.
Điều này khẳng định những nghi ngờ của các nhà thử nghiệm rằng con người đánh giá quá cao giá trị của một lời xin lỗi.
Xin lỗi mới chỉ là sự bắt đầu
Phát hiện này phản ánh kinh nghiệm của chúng ta về những lời xin lỗi được nói công khai. Chúng ta tin là một điều sai phải trở nên đúng và có những kỳ vọng cao về một lời xin lỗi, nhưng chúng có một xu hướng gây thất vọng.
Chắc chắn rằng nói xin lỗi không phải là vô ích. Những lời xin lỗi thừa nhận sự tồn tại của những quy tắc xã hội và việc phá vỡ những quy tắc đó. Nếu lời xin lỗi chân thành thì có thể giúp phục hồi lại nhân phẩm của nạn nhân.
Con người tốt hơn là nên xin lỗi và nhận trách nhiệm cho những hành động của họ hơn là cố viện lý do và phủ nhận mình đã phạm một sai lầm. Nghiên cứu tâm lý học cho thấy sự viện lý do bào chữa và phủ nhận chỉ chọc tức người khác thôi.
Trong khi những lời xin lỗi có một chức năng hữu ích như là một bước đầu tiên, thì chúng ta dễ dàng đánh giá cao hiệu quả của nó có thể sửa chữa một mối quan hệ. Đây là lý do tại sao chúng ta cảm thấy bực bội khi những nhân vật của công chúng xin lỗi và sau đó hành động như thể vấn đề đã kết thúc.
Những lời xin lỗi không chân thành
Thật kỳ lạ là mọi người ít có khả năng phát hiện ra sự không chân thành khi những lời xin lỗi được nói trực tiếp với họ.
Theo một loạt nghiên cứu được tiến hành bởi Risen và Gilovich (2007), những người quan sát khắt khe với một lời xin lỗi không chân thành hơn người nhận được lời xin lỗi trực tiếp. Có thể điều này giúp giải thích tại sao mọi người hầu như luôn luôn chấp nhận một lời xin lỗi được nói trực tiếp với họ, cho dù lời xin lỗi đó là chân thành hay không. Chúng ta muốn tin rằng nó chân thành, tuy nhiên chúng ta có thể cảm nhận sau đó là nó không thực sự hiệu quả.
Nó cũng tương tự như khi có ai đó đang tâng bốc chúng ta. Những người đang quan sát điều này có thể nói đó là sự tâng bốc, nhưng chúng ta có xu hướng nghĩ nó là chân thật bởi vì nó làm chúng ta cảm thấy tốt về bản thân.
Risen và Gilovich phát hiện thấy những người quan sát có xu hướng phát hiện một lời xin lỗi không chân thành dễ dàng hơn và có thể từ chối nó.
Những lời xin lỗi không chân thành gây nguy hại, nó làm chúng ta cảm thấy tức giận và không tin tưởng cái người đang cố lừa chúng ta để tha thứ cho họ.