Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Một hành trình triết học hấp dẫn
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 4811" data-attributes="member: 7"><p>Triết học trong đối thoại của những nền văn hóa</p><p></p><p><strong>Hoàng Ngọc Hiến </strong></p><p></p><p>Francois Jullien (sinh năm 1951) giáo sư Đại học tổng hợp Paris-VII, giảng dạy triết học và mỹ học Trung Hoa cổ điển, chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương là tác giả của mười tập chuyên luận so sánh triết học Trung Hoa và triết học Âu Châu. Trong số đó chuyên luận Đặt cơ sở cho đạo đức (Đối thoại của Mạnh Tử với một triết gia Khai sáng) được đặc biệt chú ý bởi tác giả đã làm nổi bật vai trò cơ bản của triết học trong đối thoại của những nền văn hóa, đưa ra một phương pháp luận so sánh Triết Đông- Triết Tây làm đổi mới tư duy triết học.</p><p></p><p>Ở những công trình này tác giả qua lại giữa hai bờ của thượng lưu dòng sông tư tưởng nhân1oại: tư tưởng Trung Hoa cổ đại (là cơ sở để nghiên cứu minh triết phương Đông) và triết lý Hy Lạp cổ đại (là căn cứ để xác định tư duy triết học phương Tây), và ông đưa ra quan niệm riêng trong sự định nghĩa và phân hóa hai khái niệm: minh triết (sagesse) và triết học (philosophie).</p><p></p><p>Trong quan niệm của Platon, minh triết là trên - triết học và triết gia là người không bao giờ với tới minh triết, nhiều lắm chỉ có thể bày tỏ lòng yêu mến đối với minh triết. Tương quan giữa minh triết (sophia) và triết học (philosophia) trong buổi bình minh của triết học (phương Tây) là như vậy.</p><p></p><p>Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, những thành tựu rực rỡ nhất của triết học cổ điển Đức đã khiến không ít triết gia phương Tây hiện đại xem minh triết là người bà con nghèo của triết học, minh triết trở thành cái gì đó dưới- triết học. Francois Jul1ien không quan tâm đến trật tự trên dưới giữa minh triết và triết học, ông xem đây là hai phương thức trí năng (mode d'intelligibilité) khác nhau, có thể bổ sung cho nhau. So sánh tư duy của minh triết phương Đông và tư duy của triết học phương Tây, tác giả không làm công việc suy tư quẩn quanh về những chỗ giống nhau và khác nhau, không dừng lại ở sự đối lập dễ dãi giữa tư duy duy lý phương Tây và tư duy huyền bí phương Đông hoặc năng lực phân tích của tư duy phương Tây và năng lực tổng hợp của tư duy phương Đông...</p><p></p><p>Có một chiều sâu khác thường trong phương pháp luận so sánh văn hóa Đông Tây của tác giả, có thể trình bày như sau: hiểu lý trí Âu Châu từ lý trí Trung Hoa và ngược lại, suy tư Trung Hoa bằng Âu Châu và ngược lại. Lời tư duy đối sánh chiều sâu đã làm bộc lộ khá bất ngờ những nhược điểm cơ bản của minh triết phương Đông. Mặt khác, cũng nêu lên được những gì minh triết phương Đông ngộ được mà bất cập đối với triết học phương Tây. Tác giả đã nhập được vào phương thức trí năng của minh triết để ngộ và tìm cách trình bày những gì ngộ được bằng ngôn ngữ trí năng của triết học phương Tây. Mục đích của tác giá là trình dẫn tư duy Trung Hoa. . . sao cho gây được những hiệu quả vang dội “trong tư duy châu Âu” mà vẫn có nối kết chặt chẽ" (cohérent). Đọc công trình của Francois Jullien, những học giả về phương Tây có thể thấy được rằng người bà con nghèo của triết học có những sở đắc- không lẩn thẩn chút nào- mà triết học bỏ vuột mất. </p><p></p><p>Từ ngàn xưa văn hóa Việt Nam là một bộ phận của văn hóa phương Đông... Minh triết phương Đông đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong nếp suy nghĩ, cách nhìn và cách ứng xử của người Việt. Từ sự đối sánh chiều sâu, E. Jul1ien đã có những phát hiện quan trọng về những sự khác biệt, những sở trường, sở đoản của minh triết phương Đông và triết học</p><p></p><p>phương Tây. Những phát hiện này giúp ta nhận ra những nét phảng phất của minh triết phương Đông trong bản sắc dân tộc. Không có ý thức về những nét này, việc vận dụng triết học phương Tây (có những thành tựu phổ quát hết sức quan trọng) có thể bị cứng, bị sống sượng, và người ta cảm thấy xa lạ.</p><p></p><p>Công trình của E. Jullien về đạo đức học Mạnh Tử có sức mạnh lạ thường gợi sự tìm tòi, nghiên cứu những quan niệm của Mạnh Tử về đạo đức và thầy rằng trong tình hình đạo đức hiện nay của xã hội ta, có nhiều điều trong đạo đức học Mạnh Tử đáng để chúng ta suy nghĩ.</p><p></p><p>Nguồn: Tạp chí Tia Sáng</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 4811, member: 7"] Triết học trong đối thoại của những nền văn hóa [B]Hoàng Ngọc Hiến [/B] Francois Jullien (sinh năm 1951) giáo sư Đại học tổng hợp Paris-VII, giảng dạy triết học và mỹ học Trung Hoa cổ điển, chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương là tác giả của mười tập chuyên luận so sánh triết học Trung Hoa và triết học Âu Châu. Trong số đó chuyên luận Đặt cơ sở cho đạo đức (Đối thoại của Mạnh Tử với một triết gia Khai sáng) được đặc biệt chú ý bởi tác giả đã làm nổi bật vai trò cơ bản của triết học trong đối thoại của những nền văn hóa, đưa ra một phương pháp luận so sánh Triết Đông- Triết Tây làm đổi mới tư duy triết học. Ở những công trình này tác giả qua lại giữa hai bờ của thượng lưu dòng sông tư tưởng nhân1oại: tư tưởng Trung Hoa cổ đại (là cơ sở để nghiên cứu minh triết phương Đông) và triết lý Hy Lạp cổ đại (là căn cứ để xác định tư duy triết học phương Tây), và ông đưa ra quan niệm riêng trong sự định nghĩa và phân hóa hai khái niệm: minh triết (sagesse) và triết học (philosophie). Trong quan niệm của Platon, minh triết là trên - triết học và triết gia là người không bao giờ với tới minh triết, nhiều lắm chỉ có thể bày tỏ lòng yêu mến đối với minh triết. Tương quan giữa minh triết (sophia) và triết học (philosophia) trong buổi bình minh của triết học (phương Tây) là như vậy. Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, những thành tựu rực rỡ nhất của triết học cổ điển Đức đã khiến không ít triết gia phương Tây hiện đại xem minh triết là người bà con nghèo của triết học, minh triết trở thành cái gì đó dưới- triết học. Francois Jul1ien không quan tâm đến trật tự trên dưới giữa minh triết và triết học, ông xem đây là hai phương thức trí năng (mode d'intelligibilité) khác nhau, có thể bổ sung cho nhau. So sánh tư duy của minh triết phương Đông và tư duy của triết học phương Tây, tác giả không làm công việc suy tư quẩn quanh về những chỗ giống nhau và khác nhau, không dừng lại ở sự đối lập dễ dãi giữa tư duy duy lý phương Tây và tư duy huyền bí phương Đông hoặc năng lực phân tích của tư duy phương Tây và năng lực tổng hợp của tư duy phương Đông... Có một chiều sâu khác thường trong phương pháp luận so sánh văn hóa Đông Tây của tác giả, có thể trình bày như sau: hiểu lý trí Âu Châu từ lý trí Trung Hoa và ngược lại, suy tư Trung Hoa bằng Âu Châu và ngược lại. Lời tư duy đối sánh chiều sâu đã làm bộc lộ khá bất ngờ những nhược điểm cơ bản của minh triết phương Đông. Mặt khác, cũng nêu lên được những gì minh triết phương Đông ngộ được mà bất cập đối với triết học phương Tây. Tác giả đã nhập được vào phương thức trí năng của minh triết để ngộ và tìm cách trình bày những gì ngộ được bằng ngôn ngữ trí năng của triết học phương Tây. Mục đích của tác giá là trình dẫn tư duy Trung Hoa. . . sao cho gây được những hiệu quả vang dội “trong tư duy châu Âu” mà vẫn có nối kết chặt chẽ" (cohérent). Đọc công trình của Francois Jullien, những học giả về phương Tây có thể thấy được rằng người bà con nghèo của triết học có những sở đắc- không lẩn thẩn chút nào- mà triết học bỏ vuột mất. Từ ngàn xưa văn hóa Việt Nam là một bộ phận của văn hóa phương Đông... Minh triết phương Đông đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong nếp suy nghĩ, cách nhìn và cách ứng xử của người Việt. Từ sự đối sánh chiều sâu, E. Jul1ien đã có những phát hiện quan trọng về những sự khác biệt, những sở trường, sở đoản của minh triết phương Đông và triết học phương Tây. Những phát hiện này giúp ta nhận ra những nét phảng phất của minh triết phương Đông trong bản sắc dân tộc. Không có ý thức về những nét này, việc vận dụng triết học phương Tây (có những thành tựu phổ quát hết sức quan trọng) có thể bị cứng, bị sống sượng, và người ta cảm thấy xa lạ. Công trình của E. Jullien về đạo đức học Mạnh Tử có sức mạnh lạ thường gợi sự tìm tòi, nghiên cứu những quan niệm của Mạnh Tử về đạo đức và thầy rằng trong tình hình đạo đức hiện nay của xã hội ta, có nhiều điều trong đạo đức học Mạnh Tử đáng để chúng ta suy nghĩ. Nguồn: Tạp chí Tia Sáng [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Một hành trình triết học hấp dẫn
Top