Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Một hành trình triết học hấp dẫn
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 4810" data-attributes="member: 7"><p>Hoặc nữa, chẳng hạn về văn học. Đối với phương Tây, khi nói về văn học, tất phải đủ bốn yếu tố: “tác giả", "tác phẩm", “thế giới”, “công chúng". Tư duy Trung Hoa về văn học không quan niệm "công chúng”, mà quan niệm "tri âm”. Trong chuyện văn chương, quan trọng là sự đồng cảm, thông lộ. Hay trong hội hoạ, khi nói về Phong cảnh. Phương Tây: Phong cảnh = Paysage; landscape, phong cảnh là buột mẫu của xứ sở" (pays, lang). Trung Hoa: Sơn Thuỷ, núi và nước, cái cao và cái thấp, cái bất động và cái động, tức một lần nữa, sự đối cực, cái này cùng với cái kia, cái này ở trong cái kia, là điều kiện của nhau. Hoặc nếu phương Tây nói đến sai lầm, thì điều Trung Hoa lo ngại nhiều hơn là sự cục bộ, phiến diện, thiên vị. Tư duy Trung Hoa không nhấn mạnh vào sự sai lầm, không chú ý nhiều đến đúng - sai (bới nó không chú mục vào chân lý), cái nó sợ là tính cục bộ, sự phiến diện, không bao quát được sự vật trong tính tổng thể của nó. Vậy còn về " Linh hồn" và "Thể xác” thì sao, những điều phương Tây rất coi trọng? Trung Hoa không chú ý nhiễu đến linh hỗn và thể xác không tách linh hồn khỏi thể xác một cách phân biệt, mà nói đến Khí (qi), Sinh khí(song qi) và do đó, nói đến " Dưỡng sinh” (nourrir sa vie)... Jullien bảo ông giăng một loạt những "mắc lưới" như vậy, để lọc bắt lấy những cái "không tư duy” (I impensée) của mỗi bên, những cái mỗi bên không nghĩ tới, không hề ngờ rằng có thể nghĩ tới… Cuộc đi vòng của Jullien sang tận Viễn Đông trước khi trở về với triết học phương Tây quả thật đã đặt triết học trước những câu hỏi bất ngờ mà nó chưa từng bao giờ đặt ra và làm rung chuyển nó tận gốc (kể từ khi nó chia tay với minh triết - bới vì trước đó phương Tây cũng đã từng biết đến minh triết, mà lúc đầu nó kính trọng đứng xa ra (nó tự coi mình là philosophie, philo - yêu mến; sophie = minh triết, triết học = yêu mến minh triết, minh triết là của các thần, triết học chỉ có thể đứng xa mà kính cẩn yêu mến nó), rối về sau càng ngày càng coi chỉ còn là một người bà con nghèo, một tư duy đã mòn mỏi, nhạt nhòa vô vọng). Nhà nghiên cứu người Pháp Michel Bitbol viết về sự đảo lộn lớn do cuộc đi vòng này của F. Jullien gây ra như sau: "Nhìn từ cái nơi xa ấy (từ minh triết phương Đông), toàn bộ sự nghiệp của triết học, và của khoa học là cái nối dài của nó, hoá ra chỉ còn đơn giản là một khả năng của tư duy, rồi để đạt đến những quan niệm được mọi người công nhận và có thể dùng được cho lợi ích của mỗi người, hoá ra cuối cùng đã đưa đến một cách nhìn cục bộ về thế giới"2 . Đọc câu này, chắc hẳn không thể nào không nghĩ đến tình thế của vật lý Newton khi thuyết tương đối của Einstein ra đời: khám phá của Einstien đã biến nền vật lý cổ điển từng được coi là phổ quát ấy thành một trường hợp đặc biệt. Có lẽ chừng nào đấy có thể lấy sự so sánh này để nói về hiệu quả cuộc đi vòng lớn của F. Jullien.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 4810, member: 7"] Hoặc nữa, chẳng hạn về văn học. Đối với phương Tây, khi nói về văn học, tất phải đủ bốn yếu tố: “tác giả", "tác phẩm", “thế giới”, “công chúng". Tư duy Trung Hoa về văn học không quan niệm "công chúng”, mà quan niệm "tri âm”. Trong chuyện văn chương, quan trọng là sự đồng cảm, thông lộ. Hay trong hội hoạ, khi nói về Phong cảnh. Phương Tây: Phong cảnh = Paysage; landscape, phong cảnh là buột mẫu của xứ sở" (pays, lang). Trung Hoa: Sơn Thuỷ, núi và nước, cái cao và cái thấp, cái bất động và cái động, tức một lần nữa, sự đối cực, cái này cùng với cái kia, cái này ở trong cái kia, là điều kiện của nhau. Hoặc nếu phương Tây nói đến sai lầm, thì điều Trung Hoa lo ngại nhiều hơn là sự cục bộ, phiến diện, thiên vị. Tư duy Trung Hoa không nhấn mạnh vào sự sai lầm, không chú ý nhiều đến đúng - sai (bới nó không chú mục vào chân lý), cái nó sợ là tính cục bộ, sự phiến diện, không bao quát được sự vật trong tính tổng thể của nó. Vậy còn về " Linh hồn" và "Thể xác” thì sao, những điều phương Tây rất coi trọng? Trung Hoa không chú ý nhiễu đến linh hỗn và thể xác không tách linh hồn khỏi thể xác một cách phân biệt, mà nói đến Khí (qi), Sinh khí(song qi) và do đó, nói đến " Dưỡng sinh” (nourrir sa vie)... Jullien bảo ông giăng một loạt những "mắc lưới" như vậy, để lọc bắt lấy những cái "không tư duy” (I impensée) của mỗi bên, những cái mỗi bên không nghĩ tới, không hề ngờ rằng có thể nghĩ tới… Cuộc đi vòng của Jullien sang tận Viễn Đông trước khi trở về với triết học phương Tây quả thật đã đặt triết học trước những câu hỏi bất ngờ mà nó chưa từng bao giờ đặt ra và làm rung chuyển nó tận gốc (kể từ khi nó chia tay với minh triết - bới vì trước đó phương Tây cũng đã từng biết đến minh triết, mà lúc đầu nó kính trọng đứng xa ra (nó tự coi mình là philosophie, philo - yêu mến; sophie = minh triết, triết học = yêu mến minh triết, minh triết là của các thần, triết học chỉ có thể đứng xa mà kính cẩn yêu mến nó), rối về sau càng ngày càng coi chỉ còn là một người bà con nghèo, một tư duy đã mòn mỏi, nhạt nhòa vô vọng). Nhà nghiên cứu người Pháp Michel Bitbol viết về sự đảo lộn lớn do cuộc đi vòng này của F. Jullien gây ra như sau: "Nhìn từ cái nơi xa ấy (từ minh triết phương Đông), toàn bộ sự nghiệp của triết học, và của khoa học là cái nối dài của nó, hoá ra chỉ còn đơn giản là một khả năng của tư duy, rồi để đạt đến những quan niệm được mọi người công nhận và có thể dùng được cho lợi ích của mỗi người, hoá ra cuối cùng đã đưa đến một cách nhìn cục bộ về thế giới"2 . Đọc câu này, chắc hẳn không thể nào không nghĩ đến tình thế của vật lý Newton khi thuyết tương đối của Einstein ra đời: khám phá của Einstien đã biến nền vật lý cổ điển từng được coi là phổ quát ấy thành một trường hợp đặc biệt. Có lẽ chừng nào đấy có thể lấy sự so sánh này để nói về hiệu quả cuộc đi vòng lớn của F. Jullien. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Một hành trình triết học hấp dẫn
Top